Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 9: Acid
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Acid. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 9: Acid
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Acid là gì?
Giải:
Là những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid.
Câu 2 . hãy nêu tính chất hóa học của acid?
Giải:
- các dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ. Qùy tím là chất chỉ thị màu dùng để nhận biết dung dịch acid.
- nhiều kim loại ( ngoại trừ Cu, Ag, Au, Pt,…) khi phản ứng với dung dịch acid sẽ tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
Câu 3: chất nào sau đây: HCl, NaOH, CaO, là acid?
Giải:
là acid
Câu 4: Cho các oxit sau: CO2, SO2, P2O5. Viết phương trình phản ứng của các oxit đó với nước và gọi tên sản phẩm tạo thành?
Giải:
CO2 + H2O → H2CO3
Axit cacbonic
SO2 + H2O → H2SO3
Axit sunfurơ
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Axit photphoric
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: HBr, H2CO3, H3PO4, H2S.
Giải:
HBr: Axit bromhiđric.
H2CO3: Axit cacbonic
H3PO4: Axit photphoric
H2S: Axit sunfuhiđric
Câu 2: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:
Giải:
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Xác định công thức hóa học của axit, biết phân tử axit chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong axit như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.
Giải:
Do phân tử chỉ chứa một nguyên tử S nên:
32 đvC ứng với 32,65%
M1 đvC ứng với 100%
→ M1 = = 98 đvC.
Số nguyên tử H bằng: = 2.
Số nguyên tử O bằng: = 4.
Vậy công thức hóa học của axit là H2SO4.
Câu 2: Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biêt 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là:
Giải:
Cho dd HCl lần lượt vào 3 mẫu thử chứa các chất rắn trên:
– Chất rắn không tan trong dd HCl là Cu
– Chất rắn tan tạo bọt khí là Al
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
– Chất rắn tan trong dd HCl thành dd xanh là CuO
PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : Bằng thí nghiệm hóa học, hãy chứng min rằng trong thành phần của axit clohidric có nguyên tố hidro.
Giải:
Người ta cho HCl tác dụng với kim loại ( Fe, Zn, Al,…) có khí hidro bay ra: