Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 3: Phản ứng hóa học và năng lượng trong các phản ứng hóa học
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Phản ứng hóa học và năng lượng trong các phản ứng hóa học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 3: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Phản ứng hóa học là gì?
Giải:
Khi một chất bị biến đổi hóa học sẽ có chất mới được tạo thành, quá trình này được gọi là phản ứng hóa học.
Câu 2 . để mô tả một phản ứng hóa học, chúng ta cần gì?
Giải:
Cần biết được những chất tham gia phản ứng và những chất mới tạo thành sau phản ứng.
Câu 3: thế nào chất đầu và sản phẩm?
Giải:
Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học. Chất tham gia phản ứng gọi là chất đầu, chất mới tạo thành gọi là sản phẩm.
Câu 4: quá trình biến đổi trong phản ứng hóa học là gì?
Giải:
Trong phản ứng hóa học, có sự phá vỡ liên kết cũ và hình thành liên kết mới. kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
Câu 5: một số dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hóa học xảy ra là?
Giải:
Một số dấu hiệu: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng;…
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: phản ứng tỏa nhiệt là gì?
Giải:
Là phản ứng hóa học kèm theo sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường
Câu 2: phản ứng thu nhiệt là gì?
Giải:
Là phản ứng hóa học nhận năng lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 3: một số ví dụ về phản ứng tỏa nhiệt?
Giải:
Khi đốt cháy than, xăng dầu,…sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn đây chính là phản ứng tỏa nhiệt.
3. VẬN DỤNG
Câu 1 phản ứng tỏa nhiệt được viết tổng quát như nào?
Giải:
Chất phản ứng → sản phẩm + năng lượng
Câu 2: phản ứng thu nhiệt được viết tổng quát như nào?
Giải:
Chất phản ứng + năng lượng → sản phẩm
Câu 3: một số ứng dụng phổ biến của phản ứng tỏa nhiệt
Giải:
Sự đốt cháy nhiên liệu (than, dầu hỏa, gas,…) tạo ra năng lượng nhiệt phục vụ cho việc nấu nướng, sưởi ấm,…
Qúa trình hô hấp trong cơ thể cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động, đồng thời tạo nên thân nhiệt ổn định và hỗ trợ quá trình vận động.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 so sánh giữa phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt?
Giải:
Thu nhiệt và tỏa nhiệt là những thuật ngữ liên quan đến sự truyền nhiệt trong các hệ thống nhiệt động lực học. Sự khác biệt chính giữa phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng thu nhiệt hấp thụ năng lượng từ môi trường xung quanh, trong khi phản ứng tỏa nhiệt giải phóng năng lượng ra môi trường xung quanh. Hơn nữa, sự thay đổi enthalpy trong một quá trình thu nhiệt là dương nhưng sự thay đổi enthalpy trong một quá trình tỏa nhiệt lại là âm.
Câu 2: Khi làm thí nghiệm, làm thế nào là biết một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Giải
Khi làm thí nghiệm, ta có thể theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng bằng nhiệt kế để biết một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt.
- Nếu nhiệt độ của phản ứng tăng (giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt) thì đó là phản ứng tỏa nhiệt.
- Nếu nhiệt độ của phản ứng giảm (hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt) thì đó là phản ứng thu nhiệt.