Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 18: Áp suất trong chất khí

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 18: Áp suất trong chất khí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

 

Bài 18: Áp suất trong chất khí

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: hãy nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển

Giải:

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.

- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng.

Câu 2: hay nêu sự tạo thành tiếng động trong tai

Giải:

Khi có sự thay đổi áp suất đột ngột giữa hai bên màng nhĩ, ta nghe tiếng động trong tai.

Câu 3: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía

Giải:

Khi hút bớt không khí trong hộp sữa, thì áp suất của không khí trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất của không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước.

Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao?

Giải:

Nước không chảy ra khỏi ống do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước. 

Câu 2: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao?
Giải:

Khi bỏ ngón tay ra khỏi miệng ống thì áp suất tác dụng lên cột nước bằng áp suất khí quyển. Khi đó áp suất không khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển tại miệng ống bên dưới nên nước bị chảy xuống.

Câu 3: Năm 1654, Ghê rich (1602 - 1678), Thị trưởng thành phố Mác - đơ - buốc của Đức đã làm thì nghiệm sau (H.9.4):

Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra.

Hãy giải thích tại sao?

Giải

Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt lại với nhau. Do đó, người ta dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con cũng không kéo được hai bán cầu rời ra.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Giải thích hiện tượng :

"Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không ? Vì sao ?"

Giải:

 Do áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy lớn hơn áp suất chất lỏng của nước trong cốc lên tờ giấy nên nước không chảy ra ngoài.

Câu 2:  Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Giải:

 - Bẻ 1 đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được; bẻ hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng.

- Trên nắp bình nước có lỗ nhỏ để áp suất không khí trong bình thông với áp suất khí quyển, đẩy nước xuống.

- Gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h?
Giải:

Để xác định áp suất của khí quyển theo công thức p=d.h thì ta phải xác định trọng lượng riêng và chiều cao của khí quyển. Mà độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển cũng thay đổi theo độ cao nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p=d.h

Câu 2: Một người trưởng thành nặng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là 1,6m2 hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3. Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?

Giải

- Ở điều kiện tiêu chuẩn áp suất khí quyển là 76 cmHg

   p = d.h = 136000. 0,76 = 103360 (N/m2)

- Ap dụng công thức:

   

- Áp lực mà khí quyển tác dụng lên cơ thể người là:

   F = p.S = 103360.1,6 = 165376 (N)

- Sở dĩ người ta có thể chịu đựng được và không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong cơ thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay