Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 19: Tác dụng làm quay của lực - moment lực
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 19: Tác dụng làm quay của lực - moment lực . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 19: Tác dụng làm quay của lực – moment lực
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: hãy nêu khái niệm moment lực
Giải:
- Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.
- Moment lực phụ thuộc vào hai yếu tố: lực và cánh tay đòn
Câu 2: tại sao khi đẩy nhẹ cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề?
Giải:
Khi đẩy nhẹ cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa (hình a) thì mở cửa sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề vì giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn và tác dụng làm quay càng lớn.
Câu 3: lấy tay tác dụng vào cánh cửa các lực khác nhau theo chiều mũi tên biểu diễn như hình vẽ. Đường chứa mũi tên biểu diễn còn gọi là giá của lực. Trường hợp nào lực làm quay cánh cửa?
Giải:
Trường hợp c) lực tác dụng có giá không song song và không cắt trục quay có tác dụng làm quay cánh cửa.
- THÔNG HIỂU
Câu 1: Vị trí tác dụng lực nào trong hình có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó? Vị trí nào làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó?
Giải:
- Vị trí tác dụng lực ở điểm B và C trong Hình 18.3 có thể làm cho tay nắm cửa quay quanh trục của nó.
- Vị trí tác dụng lực ở điểm A trong Hình 18.3 làm tay nắm cửa không quay quanh trục của nó.
Câu 2: lực tác dụng ở vị trí nào có thể làm cho tay nắm cửa quay dễ dàng hơn?
Giải:
Lực tác dụng ở vị trí C làm cho tay nắm cửa quay dễ dàng quanh trục hơn ở vị trí B vì vị trí C ở xa trục quay hơn vị trí B.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: So sánh moment của lực F1 , moment của lực F2 trong các hình dưới đây?
Giải:
- Ở hình a moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1 vì F1 = F2 nhưng giá của lực F2 cách xa trục quay hơn lực F1 nên tác dụng làm quay của lực F2 lớn hơn.
- Ở hình b moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1 vì giá của lực F2 cách trục quay bằng giá của lực F1 cách trục quay nhưng F2 > F1 nên tác dụng làm quay của lực F2 lớn hơn.
Câu 2: giải thích được cách tác dụng lực khi bắt đầu đạp pê – đan để xe đạp có chuyển động
Giải:
Dựa vào đặc điểm của lực có thể làm quay vật là lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm vật quay.
Ta thấy: Chân tác dụng lên pê – đan một lực có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, vuông góc với pê – đan làm đùi đĩa quay quanh trục, giúp đĩa và xích chuyển động kéo theo bánh líp xe chuyển động làm bánh xe quay.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : giải thích được cách sử dụng cờ lê để vặn ốc một cách dễ dàng.
Giải:
Người ta thường sử dụng cờ lê để vặn ốc khi chiếc ốc rất chặt khó thể có dùng tay không để vặn vì một đầu cờ lê gắn với ốc tạo ra trục quay, ta cầm tay vào đầu còn lại và tác dụng một lực có giá không song song và không cắt trục quay sẽ làm ốc quay. Hơn nữa giá của lực cách xa trục quay nên tác dụng làm quay ốc lớn hơn khi ta dùng tay không để vặn ốc.
- Áp lực mà khí quyển tác dụng lên cơ thể người là:
F = p.S = 103360.1,6 = 165376 (N)
- Sở dĩ người ta có thể chịu đựng được và không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong cơ thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau