Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 21: Hiện tượng nhiễm điện . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

 

Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: thế nào là hiện tượng nhiễm điện?

Giải:

- có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát

- vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác (đặc biệt là các vật nhỏ, nhẹ).

Câu 2: hãy nêu quy ước về hiện tượng nhiễm điện

Giải:

Người ta quy ước:

- sau khi cọ xát vào vải khô, ống nhựa nhiễm điện âm.

- sau khi cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương

Câu 3: vật nhiễm điện là vật?

Giải:

Là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào?

Giải:

Ta có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.

Câu 2: dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?

Giải:

Khi dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện do cọ xát.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy khi nào?

Giải:

Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy sau khi bị cọ xát bằng miếng vải khô.

Câu 2:  thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng gì?

Giải:

Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng hút được các vật nhỏ khô như: mẩu giấy vụn, mẩu len vụn, sợi tóc nhỏ hay các mẩu vải khô vụn.
4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Nêu cách để biết một chiếc thước nhựa có nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm.

Giải:

- Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không, ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.

- Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm còn nếu quả cầu bị hút lại gần với thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện dương.

Câu 2: Dùng kéo cắt một dải giấy thành hình dạng như hình bên, rồi đặt nó cân bằng trên một trục quay. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra khi đưa một đầu thước nhựa đã được cọ xát với vải khô đến gần dải giấy.

Trả lời:

Dùng kéo cắt một dải giấy thành hình dạng như hình bên, rồi đặt nó cân bằng trên một trục quay. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra khi đưa một đầu thước nhựa đã được cọ xát với vải khô đến gần dải giấy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay