Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 24: Tác dụng của dòng điện

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 24: Tác dụng của dòng điện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

 

Bài 24: Tác dụng của dòng điện

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: dòng điện có mấy loại tác dụng, đó là những loại nào?

Giải:

Dòng điện có thể gây ra các tác dụng: nhiệt, phát sáng, hóa học, từ và sinh lí.

Câu 2: để phòng chống cháy nổ do sự cố điện, người ta dùng thiết bị gì? Nêu đặc điểm các thiết bị đó.

Giải:

- để phòng chống cháy nổ do sự cố điện, người ta dùng cầu chì, rơ le, cầu dao tự động.

+ Cầu chì: bảo vệ thiết bị điện nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện.

+ Chuông điện: hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện.

+ Rơ le: là công tắc kích hoạt tự động, được sử dụng để đóng (ngắt) những dòng điện lớn ở các mạch điện điều khiển mà con người không thể tác động trực tiếp.

Câu 3: Phương pháp mạ điện dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

Giải:

Một số đồ vật như dây đồng hồ, đồ trang sức, huy chương, tàu,...thường được phủ lên bề mặt một lớp kim loại mỏng. Lớp kim loại có thể là vàng, bạc, nhôm,.. để làm đẹp hoặc làm tăng độ bền của vật dụng.

Phương pháp là sử dụng vật cần mạ được nối với cực âm của một nguồn điện và nhúng trong một dung dịch dẫn điện phù hợp. Khi có dòng điện đi qua, lớp kim loại cần mạ sẽ bám lên vật được mạ→ phương pháp này dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: đèn Nê ôn (đèn ống) hoạt động dựa trên nguyên lí nào?

Giải:

Đèn ống hoạt động dựa trên tác dụng quang của dòng điện. Dòng điện làm chất khí trong đèn phát sáng.

Câu 2:  Nếu dùng phương pháp tinh luyện kim loại dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện thì ta có thể thu được kim loại nguyên chất ở đâu?

Giải:

Nếu dùng phương pháp tinh luyện kim loại dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện thì ta có thể thu được kim loại nguyên chất ở đâu?

Câu 3: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?

Giải:

Dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại do tác dụng sinh lý của dòng điện.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên. Như vậy hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc. Hỏi trong hai tác dụng trên tác dụng nào là quan trọng hơn ? Vì sao?

Giải:

Bóng đèn được sử dụng để tạo ra ánh sáng, vì vậy tác dụng quang của dòng điện khi đi qua bóng đèn là tác dụng quan trọng hơn.

Câu 2:  Muốn mạ Niken cho một chiếc chìa khóa bằng thép người ta dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Nguyên tắc mạ như thế nào?

Giải:

Muốn mạ Niken cho một chiếc chìa khóa bằng thép người ta dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.

Chiếc chìa khóa được nối với cực âm của nguồn điện, miếng kim loại Niken được nối với cực dương của nguồn điện. Cả chiếc chìa khóa và miếng Niken đều được nhúng vào dung dịch muối Niken. Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối niken thì sau một thời gian, nó tách Niken ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp niken bám trên vật nối với cực âm.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Trong y học, người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện để châm cứu chữa một số bệnh? Hãy nêu nguyên tắc của việc châm cứu này?

Giải:

Trong y học, người ta đã sử dụng tác dụng sinh lý của dòng điện có cường độ nhỏ, thích hợp để châm cứu chữa một số bệnh.

Các điện cực được nối với các huyệt. Khi có dòng điện cường độ nhỏ đi qua các huyệt, sẽ kích thích các huyệt hoạt động và tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm đau, điều trị một số bệnh. Phương pháp này gọi là điện châm.

Câu 2: Cầu trì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Nêu nguyên tắc hoạt động của cầu trì. Em quan sát thấy trong mạch điện thực tế, cầu trì thường được mắc ở vị trí nào?

Giải:

Cầu trì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép thì dây chì nóng lên, chảy ra và dây chị bị đứt làm mạch điện bị ngắt. Cầu trì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện), trước khi vào nhà, trước các thiết bị tiêu thụ điện. Trên một số thiết bị có cầu chì (máy biến thế, ti vi….) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay