Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 27: Sự truyền nhiệt
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 27: Sự truyền nhiệt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 27: Sự truyền nhiệt
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: nêu khái niệm về dẫn nhiệt?
Giải:
- dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng nhiệt từ vùng có nhiệt độ cao sang vùng có nhiệt độ thấp hơn thông qua va chạm giữa các phân tử, nguyên tử.
Câu 2: Nêu khái niệm về đối lưu?
Giải:
- đối lưu là sự truyền năng lượng nhiệt bởi các dòng chất lỏng hay chất khí từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn
Câu 3: nêu khái niệm về bức xạ nhiệt?
Giải:
- bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Câu 4: Nêu hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Giải:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng bức xạ nhiệt bị giữ lại, làm nóng không khí bên trong nhà kính
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: hãy nêu một số hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt.
Giải
- Đưa que sắt vào bếp than, nhúng thìa nhôm vào cốc nước nóng là quá trình dẫn nhiệt.
- Người thấy nóng khi đứng gần đống lửa là quá trình bức xạ nhiệt.
Câu 2: Vì sao ở những nơi có mùa đông giá lạnh, khi làm cửa số người ta thường làm cửa số có hai hay ba lớp kính?
Giải:
Người ta làm như thế là để ngăn cách quá trình truyền nhiệt từ trong nhà ra ngoài thông qua cửa sổ. Lớp không khí ở giữa được dùng như một lớp cách nhiệt.
Câu 3: cho các vật liệu sau đây: gỗ, nước biển, thép, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
Giải:
- Trong các vật liệu thì kim loại dẫn nhiệt rất tốt, nước dẫn nhiệt tốt và gỗ dẫn nhiệt kém.
- Vì vậy thứ tự sắp xếp là Gỗ, nước biển, thép.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
Giải:
Trong quá trình truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Câu 2: Vì sao vào mùa đông, khi ra ngoài ta mặc áo bông thì giữ ấm được cơ thể?
Giải:
Vì bên trong áo bông có rất nhiều không khí, chúng trở thành lớp cách nhiệt, ngăn không cho nhiệt năng từ cơ thể ta truyền ra môi trường bên ngoài.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : Tại sao các bể chứa xăng của các xe chở xăng dầu thường được sơn phủ một lớp nhũ màu trắng bạc?
Giải:
Vì các màu sáng (trắng bạc) hấp thụ nhiệt do bức xạ rất ít. Các xe này lưu thông trên đường nên có rất nhiều ánh sáng mặt trời (tia bức xạ nhiệt) chiếu vào nó. Nếu được sơn màu tối thì nó hấp thụ nhiệt nhiều dẫn đến bình xăng có nhiệt độ cao và dễ gây cháy nổ.
Câu 2: Hằng ngày Trái Đất nhận rất nhiều nhiệt năng truyền đến từ Mặt Trời. Nhiệt Năng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
Giải:
Bức xạ nhiệt. Nhiệt năng từ mặt trời truyền xuống Trái Đất phải đi qua một vùng chân không, ở đây không thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu được. Và Mặt Trời ở rất xa Trái đất nên cũng không truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt được.