Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 28: Sự nở vì nhiệt

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 28: Sự nở vì nhiệt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

 

Bài 28: Sự nở vì nhiệt

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: nêu đặc điểm của sự nở vì nhiệt.

Giải:

- các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí nở vì nhiệt giống nhau (khi áp suất không đổi).

Câu 2: Nêu công dụng của sự nở vì nhiệt.

Giải:

- sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí được ứng dụng để chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau.

- sự nở vì nhiệt của không khí là cơ sở để chế tạo khí cầu.

- sự nở vì nhiệt của chất rắn được ứng dụng để lắp chặt hoặc tháo dỡ các dụng cụ hoặc các chi tiết máy.

- sự nở vì nhiệt của băng kép được sử dụng ở các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi, gọi là rơ le nhiệt.

Câu 3: một viên bi thép có kích thước vừa đủ lọt qua một chiếc vòng thép. Nếu nung nóng hòn bị lên, nó có thể chui lọt qua vòng thép nữa không? Vì sao?

Giải:

Viên bi không lọt qua vòng thép, vì khi nung nóng viên bi thì kích thước của viên bi tăng lên. Do đó nó không lọt qua vòng thép được nữa

Câu 4: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ?

Giải

- Khi nhúng vào nước nóng vỏ quả bóng bàn và không khí trong quả bóng sẽ nở ra.

- Nhưng do không khí nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ quả bóng bàn, nên nó sẽ làm vỏ quả bóng phồng nên như cũ

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí?

Giải

- Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Khác nhau:

   + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.

   + Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

Câu 2:  Làm thế nào để giọt nước trong ống thủy tinh ở hình trên dịch chuyển? Biết trong bình là không khí.

Giải:

Vì khi tăng hay giảm nhiệt độ của bình cầu thì chất khí sẽ nóng lên hoặc co lại. Như vậy thì đều làm cho giọt nước trong ống thủy tinh dịch chuyển.

Câu 3:  So sánh sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí.

Giải:

* Giống nhau:

- Hầu hết các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Khi co giãn vì nhiệt nếu gặp vật cản sẽ gây ra một lực rất lớn.

* Khác nhau:

- Các chất rắn khác nhau thì co giãn vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau co giãn vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở hơn chất rắn.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Giải:

- Khi chất khí nóng lên thì thể tích của nó sẽ tăng thêm, còn khối lượng của chất khí không đổi. Do đó khối lượng riêng của chất khí sẽ giảm.

Câu 2:  Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

Giải:

- Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.

- Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?

Giải:

- Vì khi đốt ngọn đèn ở phía dưới thì nó sẽ làm không khí trong đèn trời nóng lên và nở ra.

- Do đó trọng lượng riêng của không khí bên trong đèn trời sẽ giảm, và nhỏ hơn trọng lượng riêng không khí bên ngoài. Điều này làm cho đèn trời bay lên cao.

Câu 2: Trong phòng kín đang có một máy lạnh và một lò sưởi cùng hoạt động. Hai thiết bị này để cùng một độ cao, em có nhận xét gì về không khí tỏa ra từ máy lạnh và lò sưởi?

Giải:

- Do chất khí có nhiệt độ cao thì nhẹ hơn chất khí có nhiệt độ thấp. Nên khí tỏa ra từ lò sưởi nhẹ hơn khí tỏa ra từ máy lạnh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay