Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
BÀI 16: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
( 20 câu)
- NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết bảo vệ Tổ quốc được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghiã. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân dội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
Câu 2: Quyền bảo vệ Tổ quốc của nhân dân là gì?
Trả lời:
Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản, cao quý và là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền tham gia phục cụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, tham gia thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của nhân dân là gì?
Trả lời:
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân Việt Nam là một nhiệm vụ pháp lý, được quy định trong Hiến pháp và các luật, điều lệ của nhà nước. Theo đó, mỗi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và sự sống của dân tộc, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quân sự và bảo vệ môi trường.
Câu 4: Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời:
– Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc:
+Quyền bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng của mỗi công dân.
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
- Trung thành với Tổ quốc.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới quốc gia và bảo đảm về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.
+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc tuỳ theo mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
Câu 5: Công dân cần phải làm gì để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời:
Công dân cần tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng ý thức tư giác thực hiện quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, có trách nhiệm vận động người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ này.
Câu 6: Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc tùy theo mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, hành chính hoặc hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
Câu 7: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc là gì?
Trả lời:
- Về phía cơ quan nhà nước: Xâm phạm hoặc cản trở quyền của công dân trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chế độ chính trị.
- Về phía công dân: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Người trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng kí nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Câu 2: Bác Hồ từng nói với các đồng chí quân Tiên phong tại Đền Hùng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Em có suy nghĩ gì về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Ý nghĩa của câu nói: Đó là mệnh lệnh thiêng của đất nước và dân tộc mà tất cả các thế hệ người Việt phải ra sức giữ gìn, xây dựng và phát triển để cho Tổ quốc thân yêu ngày càng giàu đẹp và trường tồn.
Câu 3: Vì sao trong thời bình chúng ta vẫn phải chú trọng vào vấn đề bảo vệ đất nước?
Trả lời:
Mặc dù chiến tranh đã đi xa, nhưng các thế lực thù địch vẫn ngấm ngầm nuôi mầm mống của một cuộc chiến tranh, để chờ thời cơ xâm lược, cướp đi nền hòa bình dân tộc. Nên Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng vào các âm mưu thù địch, chống phá để có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Câu 4: Em hãy nêu các biểu hiện của lòng yêu nước, luôn chung tay bảo vệ tổ quốc.
Trả lời:
Một số biểu hiện của lòng yêu nước, luôn chung tay bảo vệ tổ quốc:
+ Sẵn sàng lên đường nhập ngũ khi tổ quốc bị xâm lăng.
+ Tỉnh táo, cứng rắn trong các thủ đoạn, âm mưu chống phá Đảng và nhà nước của kẻ thù.
+ Chịu khó lao động sản xuất, để làm giàu cho bản thân, đóng góp cho Tổ quốc.
+ Không ngại khó, ngại khổ tham gia giúp đỡ người mọi người cùng vượt qua khó khăn để vươn lên xây dựng đất nước.
+ Tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5: Nếu phát hiện có hành vi chống phá Nhà nước, cách mạng trên một diễn đàn mỗi người dân cần phải ứng xử như thế nào?
Trả lời:
Nếu phát hiện ra các hành vi chống phá Nhà nước trên diễn đàn, mỗi người dân cần phải đưa ra các lập luận chính đáng để bác bỏ đi các tin đồn sai sự thật; lên án hành vi sai lệch, không hùa theo để làm những điều thiếu chuẩn mực.
- VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Q cho rằng việc bảo vệ Tổ quốc trong thời bình hiện nay là mỗi công dân chỉ cần tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng V là bạn của Q lại không đồng ý với lí do việc thực hiện nghĩa vụ quan sự chỉ là một hoạt động tham gia bảo vệ Tổ quốc của công dân. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến của bạn Q vì ai xung cần tham gia, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân không chỉ riêng việc đi nghĩa vụ quân sự mới là một hoạt động mà tất cả đều tham gia để bảo vệ vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong thời bình cũng như thời loạn.
Câu 2: Sau khi được địa phương đề nghị tham gia lực lượng dân quân tự vệ, anh A rất tích cực tham gia các hoạt động huấn luyện, bảo vệ môi trường tại địa phương. Vợ của anh A cũng tạo điều kiện cho chồng tham gia các hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ vì cho rằng đây là nhiệm vụ của mỗi người dân.
Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của vợ chồng anh A
Trả lời:
Thái độ và hành vi của hai vợ chồng anh A là đúng đắn đã tạo điều kiện cho chồng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ đất nước từu công việc của địa phương.
Câu 3: Nhà có duy nhất một cậu con trai bà M muốn con được ở nhà đi học chứ không muốn con nhập ngũ, bà M đã đút lót một khoản tiền lớn để con không có tên trong danh sách gọi nhập ngũ đợt này. Theo em, hành động của bà M có đang thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc không?
Trả lời:
Hành động của bà M là thể hiện sự lo lắng cho con, nhưng việc làm này không đúng với nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc. Nếu con bà còn đang học dở, bà có thể xin giấy xác nhận từ trường để hoãn lại việc gọi nhập ngũ nhưng khi kết thúc bà không nên đút lót để con được ở nhà, vì đây là trách nhiệm của công dân với Tổ quốc, bà nên để con thực hiện trách nhiệm của mình với Tổ quốc.
Câu 4: Trên các trang Facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Trả lời:
Ở trong tình huống đó, em sẽ kêu gọi mọi người không chia sẻ các thông tin sai lệch đó, lên tiếng đính chính cho hành vi không đúng đắn đó của nhóm người kia.
Câu 3: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?
Trả lời:
T có thể viết đơn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì theo luật pháp hiện hành của nhà nước ta đối với công dân nam từ đủ 17 tuổi có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 5: “Từ năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hơn một nửa đã hy sinh tại các mặt trận, nhưng nhiều nhất là trong chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng Trị”, thế hệ cha anh của chúng ta đã không ngại hy sinh máu xương, tuổi trẻ và đam mê của xung phong lên đường nhập ngũ thực hiện xứ mệnh bảo vệ sự độc lập tự do cho Tổ quốc. Là thế hệ trẻ của Đất nước các em nên làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
Những việc nên làm:
+ Tích cực rèn luyện cả về chuyên môn và kĩ năng để trở thành một người có ích trong xã hội.
+ Tuyên truyền, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Nêu cao tinh thần giữ gìn độc lập tự do, đấu tranh chống lại các tư tưởng thù địch trong cuộc sống
- VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Là học sinh lớp 11 nhưng P rất tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự của địa phương, P cho rằng thông qua hoạt động tuyên truyền thì bản thân sẽ hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bố mẹ của P không cho con tham gia vì muốn con tập trung học tập.
Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành vi của P và bố mẹ của P. Nếu là P, em sẽ giải thích như thế nào để bố mẹ của P hiểu và tôn trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình.
Trả lời:
Hành vi của bố mẹ P là không đúng. Nếu em là P, em sẽ giải thích cho bố mẹ rằng việc tham gia các hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự là quyền và cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Em hoàn toàn có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên, tạo điều kiện cho em tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2: Viết một đoạn văn để nói về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.
Trả lời:
Bài tham khảo:
Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Chính vì thế, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước hiện nay còn nhiều trăn trở. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.
Câu 3: Hai bạn M và H đang bàn về vấn đề bảo vệ Tổ quốc, M có ý nói “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của lực lượng công an, lực lượng gìn giữ hòa bình; học sinh làm gì có năng lực đó”. Còn H thì lại cho rằng “Bảo vệ tổ quốc là việc làm chỉ xảy ra khi có chiến tranh, chứ khi thời bình thì có gì cần phải bảo vệ”. Theo em, hai bạn M và H đã có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn vào bảo vệ Tổ quốc hay chưa?
Trả lời:
Trong tình huống trên hai bạn M và H chưa có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Tất cả mọi người dân đều phải chung tay góp sức để giữ gìn được nền độc lập hòa bình của toàn dân tộc.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc