Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ (15 câu)

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trả lời:

Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền:

- Bỏ phiếu bầu cử đại biếu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Bình đẳng về bầu cử.

- Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.

- Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.

- Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân,…

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân có những quyền gì về bầu cử?

Trả lời

- Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Có các quyền:

+ Bình đẳng giới về ứng cử.

+ Tự do ngôn luận, báo chí.

+ Tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật.

+ Tố cáo về người ứng cử.

+ Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử.

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử,…

Câu 3: Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử:

- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.

- Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

- Không lợi dụng quyển bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác,…

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử có thể để lại những hậu quả gì?

Trả lời:

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực.

- Đối với xã hội:

+ Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước.

+ Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

+ Hoãn ngày bầu cử.

+ Làm sai lệch kết quả bầu cử.

+ Gây lãng phí ngân sách nhà nước.

-  Đối với cá nhân: Xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân,…

Câu 2: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ được giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự,…

Câu 3: Theo em, quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích:

- Là công cụ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.

- Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử và ứng cử, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trong việc góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung tâm và địa phương.

- Xây dựng ý thức tự giác tuân thủ và chấp hành trong cộng đồng.

- Khẳng định vai trò của Hiến pháp trong việc xây dựng và đưa ra các quy định, quy phạm pháp luật chung, yêu cầu nhân dân phải tuân theo.

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  1. Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
  2. Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
  3. Trong một số trường hợp đặc biệt, cử tri được nhờ người khác bầu cử thay.
  4. Việc bỏ phiếu phải được công khai trước sự chứng kiến của các thành viên Tổ bầu cử.

Trả lời:

  1. Không đồng tình vì ứng cử là quyền tự đề cử của công dân vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
  2. Không đồng tình vì công dân đủ 18 tuổi trở lên đã có quyền bầu cử, nhưng phải đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
  3. Đồng tình vì trong một số trường hợp đặc biệt được quy định trong Hiến pháp như cử tri bị khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm.
  4. Đồng tình vì việc bỏ phiếu công khai sẽ giúp đảm bảo tính trung thực, công bằng và minh bạch trong quá trình bỏ phiếu, thể hiện quyền dân chủ của công dân.

Câu 2: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật sau

  1. Anh V (19 tuổi) tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để ra sức giúp ích cho địa phương.
  2. Bà N phản bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá tình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Trả lời:

  1. Hành động của anh V thể hiện sự quan tâm, nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với cộng đồng ® Anh là một tấm gương tốt trong việc tích cực tham gia xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước để giúp ích cho địa phương. 
  2. Việc làm của bà N thể hiện sự trung thực, công bằng và khách quan trong quá trình tham gia đời sống chính trị ® Bà là người có chính kiến, có đạo đức và niềm tin tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước.

Câu 3: Em hãy cho biết trường hợp nào dưới đây được quyền bầu cử, ứng cử/trường hợp nào không có quyền bầu cử, ứng cử và giải thích?

  1. Anh P 50 tuổi, bị bệnh tâm thần.
  2. Bà G (90 tuổi) do sức yếu nên không thể đi lại được
  3. Ông C bị ung thư và đang điều nội trú tại Bệnh viện K.
  4. Y bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do có hành vi gãy rối trật tự nơi công cộng theo quyết định của Toà án nhân dân huyện M.

Trả lời:

  1. Anh P bị bệnh tâm thần, không có năng lực để điều khiển hành vi của mình ® Anh không có quyền bầu cử, ứng cử.
  2. Bà G bị suy yếu, không thể đi lại được nhưng trong trường hợp có đủ sự hỗ trợ và điều kiện đảm bảo, bà vẫn có quyền bầu cử.
  3. Chị Q đang bị cơ quan công an điều tra nên không có quyền bầu cử, ứng cử cho đến khi được tuyên bố vô tội hoặc bị kết án.
  4. Y được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do có hành vi vi phạm trật tự nơi công cộng, ® Y không có quyền bầu cử, ứng cử cho đến khi trưởng thành (đủ 18 tuổi).

Câu 4: Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh K vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Nhận xét về hành vi của anh K và chị N?

Trả lời:

- Hành vi của anh K là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật ®  Quyết định không đưa anh K vào danh sách ứng cử viên là hợp lý, cho thấy sự nghiêm túc, minh bạch trong hoạt động bầu cử.

- Chị N đã có hành động vô cùng đúng đắn và sáng suốt khi tố cáo hành vi vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền ® Góp phần đảm bảo sự công bằng, dân chủ xuyên suốt quá trình bầu cử.

Câu 5:  Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Nhận xét về hành động của H? Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

Trả lời:

- H tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng.

+ Tuy nhiên, việc H hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán.

- Em không thể chia sẻ niềm tự hào đó với H vì:

+ Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.

+ Việc H làm đã khiến quá trình bỏ phiếu trở nên thiếu công bằng, trung thực và khách quan, thậm chí có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Câu 6: Để người dân trên địa bàn hiểu và thực hiện được quyền công dân của mình, trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử. Nhờ vậy, tỉ lệ cử tri xã P đi bầu đạt 99,9%. Hãy cho biết hiệu quả của những việc làm trên?

Trả lời:

Hiệu quả của việc Uỷ ban nhân dân xã P tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình:

- Giúp người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình về việc bầu cử, ứng cử là rất cần thiết và đúng đắn ® Tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 99,9%.

- Góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân, chấp hành các quy định và điều lệ do nhà nước ban hành.

Câu 7: Phường B tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Dù biết được thông tin đó nhưng do có đơn hàng đột xuất anh A - chủ doanh nghiệp tư nhân G, đã yêu cầu người lao động không đi bầu cử để hoàn thành công việc. Nhiều người lao động muốn thực hiện quyền bầu cử của mình nhưng vì lo sợ bị trừ lương nên đã không đi bầu. Hành vi của anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ gì của công dân về bầu cử? Hậu quả của hành vi đó là gì?

Trả lời:

- Anh A đã xâm phạm quyền tự do bầu cử của công dân, có hành vi ngăn cấm, yêu cầu người lao động không được tham gia bầu cử vì mục đích cá nhân.

- Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước.

+ Tác động tiêu cực khiến công dân không thực hiện được nguyện vọng, trách nhiệm của bản thân để tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong cuộc thi “Tìm hiểu về quyền bầu cử, ứng cử do Trường Trung học phố thông P tổ chức, B cho biết mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trỡ lên thì đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhãn dân. Tuy nhiên, C không đồng ý và tranh luận, trong một số trường hợp nhất định công dân không được ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Từ tình huống trên, em đồng ý với ý kiến của B hay C? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến của B vì theo điều 37 luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015, những trường hợp sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:

  1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
  2. Người đang bị khởi tố bị can.
  3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
  4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
  5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Câu 2: Tại sao nói ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là “Ngày hội toàn dân”?

Trả lời:

Nói ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là “Ngày hội toàn dân” vì:

- Vào ngày này, nhân dân trên khắp mọi miền tổ quốc, từ phố phường đến làng xóm, từ miền xuôi đến miền ngược đều như tụ về một mối, hoà chung vào không khí rộn ràng, hứng khởi tham gia bầu cử.

à Cho thấy sự đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối vào chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Qua “Ngày hội toàn dân”, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sẽ được bầu ra. Họ là đại diện cho nguyện vọng, lợi ích của toàn dân, có nhiệm vụ nỗ lực xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và mưu cầu hạnh phúc cho con người.

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay