Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

BÀI 9: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

(17 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Trả lời:

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được hiểu là công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi,... trước pháp luật đều được đối xử ngang bằng nhau, có cơ hội như nhau, không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.

Câu 2: Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

Trả lời

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi.... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

Câu 3: Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Trả lời:

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,… nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Trả lời:

Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phản biệt đối xử trong đời sổng chinh trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm nó, tự do, hạnh phúc.

Câu 2: Nêu nội dung Điều 16, Điều 46 và Điều 47 Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Trả lời:

Hiến pháp năm 2016 quy định:

- Điều 16.

  1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2 Không ai bị phân biệt đỏi xử trong đời sống chính trị, dân sự. kinh tế. văn hoá, xã hội.

- Điều 46. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiền pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

- Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Câu 3: Nêu các nội dung liên quan trong Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Điều 3 Bộ dân sự năm 2015 để chứng minh công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Trả lời:

- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 3. Nguyên tắc xử lí (trích)

  1. Đối với người phạm tội:
  2. b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
  3. c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

- Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (trích)

  1. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Quyền công dân độc lập với nghĩa vụ công dân.
  2. Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
  3. Người dân tộc thiểu số có hành vi vi phạm pháp luật không bị xử lí theo quy định của pháp luật vì họ không được nhận được chế độ giáo dục và định hướng đúng đắn.
  4. Thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân góp phần đảm bảo công bằng dân chủ, văn minh.

Trả lời:

  1. Không đồng tình vì quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ. Công dân được hưởng các quyền theo đúng quy định của pháp luật nhưng đồng thời cũng phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của mình.
  2. Đồng tình vì công dân dù ở bất kì độ tuổi nào, khi đứng trước pháp luật, đều phải thực hiện nghĩa vụ như nhau. Trẻ em có thể lựa chọn những việc đơn giản, vừa sức để bảo vệ môi trường.
  3. Không đồng tình vì bất kì ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Không thể dựa trên sự phân biệt về dân tộc hay trình độ văn hoá để trốn tránh trách nhiệm.
  4. Đồng tình vì việc thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện vươn lên, giúp xã hội đoàn kết, dân chủ và công bằng.

Câu 2: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  1. Công ty X buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
  2. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
  3. Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh, không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ hay nhân viên.
  4. Công ty K đã xếp anh M được hưởng hưởng mức lương cao hơn anh N mực dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau, mà không có thỏa thuận lao động tập thể.

Trả lời:

  1. Hành động vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì dù đang nuôi con nhỏ, chị M cũng có quyền được bảo vệ và được đối xử công bằng trong công việc, tránh bị phân biệt đối xử vì lí do gia đình.
  2. Hành động thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì chính sách này của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo dục.
  3. Hành động thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì Tòa án nhân dân tỉnh T đã tiến hành điều tra không phân biệt đối tượng bị xét xử ở địa vị xã hội, chức vụ nghề nghiệp nào.
  4. Hành động vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì đã thiên vị anh M, đối xử thiếu công bằng với anh N. Hơn nữa, công ty K không có quyền thay đổi mức lương của hai anh khi không có bất kì thoả thuận tập thể nào.

Câu 3: Thành phố H tiến hành cải tạo, sửa chữa vỉa hè cho người đi bộ, trong đó, tập trung xây dựng thêm đường trượt dành cho người khuyết tật đi xe lăn, lát gạch có rãnh lõm dành cho người khiếm thị. Các hoạt động này không những giúp cho người khuyết tật đi lại dễ dàng mà còn thể hiện chính sách quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Việc làm của thành phố thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật như thế nào?

Trả lời:

Việc làm của thành phố hiện thực hóa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật bằng nhiều cách khác nhau:

- Đầu tư vào việc cải tạo, sửa chữa vỉa hè ® Tạo ra môi trường thuận lợi cho người đi bộ, đặc biệt là những người khuyết tật và khiếm thị.

- Xây dựng đường trượt dành cho người khuyết tật đi xe lăn, lát gạch có rãnh lõm dành cho người khiếm thị ® Tạo cơ hội cho những người yếu thế trong xã hội được hưởng thụ các quyền lợi như các công dân khác.

à Những việc làm trên thể hiện chính sách của nhà nước trong việc quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ những người khuyết tật và khiếm thị trong xã hội.

à Góp phần tạo một môi trường xã hội bình đẳng và công bằng.

Câu 4: Toà án nhân dân huyện X mở phiền toà xét xử vụ án dân sự về tranh chấp tài sản giữa bà A và bà B. Tại phiên toà, Thẩm phán giải thích các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, có các quyền do luật định, trong đó có quyền đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Em hãy cho biết việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có phải là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân không. Vì sao?

 Trả lời:

Việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân vì:

- Trong lĩnh vực dân sự, các đương sự đều được coi là bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử.

- Tất cả các đương sự đều có quyền được sử dụng chứng cứ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.

Câu 5:  Anh T là giám đốc doanh nghiệp tư nhân có nhiều đóng góp cho địa phương X. Một lần, do trễ giờ làm, anh đã vượt đèn đỏ, lấn vạch khi tham gia giao thông. Hành vi của anh T đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt hành chính. Anh T đề nghị bỏ qua vì cho rằng mình có vị trí trong xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Cảnh sát giao thông không đồng ý và yêu cầu anh T phối hợp thực hiện.

  1. Theo em lời đề nghị của anh T trong trường hợp trên có phù hợp không? Vì sao?
  2. Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T có đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao?

Trả lời:

  1. Lời đề nghị của anh T là không phù hợp vì hành vi vượt đèn đỏ, lấn vạch của anh đã vi phạm Luật giao thông đường bộ, gây mất an toàn giao thông.

- Mỗi cá nhân bất kể có vị trí xã hội hay đóng góp cho địa phương đều phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

  1. Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T đã bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong trách nhiệm pháp lí. Nếu ai cũng có thể yêu cầu bỏ qua hành vi vi phạm bởi vị trí xã hội hay đóng góp thì các quy định mà pháp luật đề ra sẽ thiếu tính công bằng, dân chủ, không thể khiến nhân dân nể phục.

Câu 6: Tuấn là học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Du (16 tuổi). Một hôm nhân lúc ba mẹ đi vắng, Tuấn đã lấy xe mô tô 125 phân khối chở một bạn cùng lớp đi học. Tuấn đã bị công an giao thông thổi phạt. Tuy nhiên, Tuấn lại không nhận thức được rằng: Công dên dưới 18 tuổi không được đi xe mô tô trên 100 phân khối.

  1. Theo em hành vi vi phạm pháp luật của Tuấn là hành vi vi phạm pháp luật gì?
  2. Tuấn phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?

Trả lời:

  1. Tuấn đã vi phạm hành chính.
  2. Tuấn phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật cho dù Tuấn không nhận thức được hành vi sai trái của mình.

à Theo quy định của pháp luật, người đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Câu 7: Xuân và Mai là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học Ngoại thương. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. Xuân đã đậu nguyện vọng 1 vì là người dân tộc thiểu số, còn Mai thì không.

  1. Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao?
  2. Nêu ý nghĩa chính sách của Nhà nước?

Trả lời:

  1. Việc Xuân đỗ nguyện vọng 1 vì là người dân tộc thiểu số, còn Mai bị trượt không trái quy định của pháp luật vì:

- Xuân là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định tại điều 7 quy chế tuyển sinh Đại học và cao đẳng: Công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm ưu tiên 1, cộng 2 điểm.

- Còn Mai không phải là con em người dân tộc thiểu số nên không được hưởng chính sách ưu tiên.

  1. Ý nghĩa:

- Chính sách của nhà nước nhằm mục đích khắc phục sự chênh lệch, rút ngắn khoảng cách,… giữa con em đồng bào dân tộc thiểu số với các bạn đồng trang lứa.

- Tạo khối đại đoàn kết dân tộc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để theo kịp trình độ chung.

Câu 8: Tỉnh H thực hiện nhiều chính sách nhằm xoá bỏ khoảng cách, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn như: chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ học tập, phát triển văn hoá dân tộc,… Qua năm năm thực hiện, các chính sách của tỉnh H đã góp phần giúp đỡ đồng bào các dân tộc phát triển, tiêu biểu có hơn 90% dân số biết chữ, nhiều con em gia đình có cơ hội được học lên cao hơn,… đem lại những kết quả tích cực về kinh tế, văn hoá, xã hội: tỉ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, nhiều nghi lễ, hoạt động văn hoá được bảo tồn và phát triển,…

Nhận xét và cho biết những chính sách trên đã đem lại lợi ích gì cho sự phát triển của tỉnh H?

Trả lời:

- Những chính sách của tỉnh H là vô cùng đúng đắn và kịp thời, thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong các vấn đề đời sống, con người và xã hội.

- Lợi ích:

+ Giáo dục: hơn 90% dân số biết chữ, nhiều con em gia đình có cơ hội được học lên cao hơn,…

+ Kinh tế: tỉ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng,…

+ Xã hội: nhiều nghi lễ, hoạt động văn hoá được bảo tồn và phát triển,…

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tòa đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tòa án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Thắc mắc của gia đình N là sai, vì:

- Đối với Nguyễn Văn N:

+ Toà án đã căn cứ vào quy định tại Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

+ Căn cứ vào các tình tiết của vụ án, Toà đã xử Nguyễn Văn N (19 tuổi) tù chung thân là đúng.

- Đối với Trần Văn A: tuy cùng thực hiện một tội phạm với Nguyễn Văn N, nhưng vì mới 17 tuổi, nên ngoài việc áp Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản, Toà còn áp dụng Điều 91, Bộ luật Hình sự về “Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”.

à Theo đó, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi phạm tội này là không quá mười tám năm tù.

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện quan điểm của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.

Trả lời:

Theo quan điểm của em, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân là cần thiết và không thể bỏ qua. Mỗi người dân đều có quyền được đối xử công bằng và không bị phân biệt đối xử bởi chủng tộc, tôn giáo hay giới tính. Vì vậy, những hành động vi phạm quy định pháp luật này cần phải bị xử lý nghiêm minh để tôn trọng và giữ gìn quyền bình đẳng của mỗi công dân. Em tin rằng việc thực hiện đúng và nghiêm túc các quy định pháp luật về quyền bình đẳng là cách hiệu quả để xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và phát triển bền vững.

Câu 3: Nhà văn người Pháp Anatole France từng nói “Luật pháp, với sự bình đẳng uy nghiêm, cấm cả người giàu lẫn người nghèo ngủ dưới cầu, ăn xin trên phố và trộm bánh mỳ.” Giải thích ý nghĩa câu nói trên theo cách hiểu của em.

Trả lời:

Câu nói của Anatole France đã nhấn mạnh vào quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Dù là ai, ở bất cứ địa vị xã hội nào, người giàu hay người nghèo, đều xứng đáng được đối xử công bằng để không ai phải “ngủ dưới cầu” hay “ăn xin trên phố”. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm như nhau khi có hành vi vi phạm pháp luật (trộm bánh mì).

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay