Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Văn hóa tiêu dùng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

BÀI 8: VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

(16 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Thế nào là văn hoá tiêu dùng? Cho ví dụ.

Trả lời

- Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.

- Ví dụ: Vào dịp tết Nguyên đán, người Việt Nam có thói quen mua bán các mặt hàng truyền thống như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong,… để gói bánh trưng; gà ta, thịt lợn, thịt bò,… để làm mâm cơm cúng;…

Câu 2: Văn hoá tiêu dùng Việt Nam có những đặc điểm chính nào?

Trả lời:

- Văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại vừa trân trọng kế thừa, vừa không ngừng đổi mới.

- Văn hoá gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng.

- Văn hoa tiêu dùng của người Việt Nam có tính di động cao

- Văn hoá tiêu dùng dần được định hình theo hướng tin tưởng.

Câu 3: Nêu đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam trên hai khía cạnh: văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại và văn hoá gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng?

Trả lời:

- Văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại: vừa trân trọng kế thừa nét đẹp truyền thống, vừa không ngừng đổi mới, nỗ lực hoàn thiện để hội nhập sâu hơn với văn hoá tiêu dùng toàn cầu.

- Văn hoá gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng:

+ Giá trị con người ngày càng được nâng cao.

+ Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiêm ưu thể trở thành một xu hướng phát triển của xã hội.

Câu 4: Tính di động cao và được định hình theo hướng tin tưởng của văn hoá tiêu dùng Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Văn hoa tiêu dùng của người Việt Nam có tính di động cao:

+ Được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hoá song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.

+ Đó là những giá trị tich cực tạo nên một bề dày trên cơ sờ những gía trị truyền thống vẫn còn phù hợp cho tới ngày nay.

- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hoá trong nước thể hiện sự ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tại sao tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế?

Trả lời:

Tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì:

- Tiêu dùng được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đổi với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Câu 2: Theo em, văn hoá tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội?

Trả lời:

Vai trò của văn hoá tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:

- Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Là cơ sở duy trì tiêu dùng bên vững, góp phản tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phủ, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.

- Có ý nghĩa xã hội sâu sắc:

+ Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

+ Góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vị rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa

phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Câu 3: Để xây dựng văn hoá tiêu dùng, Nhà nước và các doanh nghiệp phải làm gì?

Trả lời:

Để xây dựng văn hoá tiêu dùng, Nhà nước và các doanh nghiệp cần:

- Có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước, thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Các doanh nghiệp cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam, hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yêu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Câu 4: Hãy nêu một số giải pháp để mỗi người dân Việt Nam có thể tham gia xây dựng văn hoá tiêu dùng?

Trả lời:

- Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hướng tới những giá trị cốt lõi, bền vững.

- Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây đựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt.

- Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.

Câu 5: Liệt kê ba hành vi tiêu dùng có văn hoá trong đời sống mà em đã thực hiện hoặc chứng kiến?

Trả lời:

- Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí, phù hợp với điều kiện cá nhân.

- Thực hiện tiêu dùng xanh – sạch bằng cách ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế, hạn chế túi nilon thải ra môi trường,…

- Đăng kí tham gia các hội chợ văn hoá để mở rộng buôn bán, giao lưu và quảng bá các sản phẩm tiêu dùng Việt Nam.

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Chiến lược sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vừa hướng tới lợi nhuận, vừa phải đáp ứng các giá trị tốt đẹp.
  2. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
  3. Doanh nghiệp biết phát huy các giá trị truyền thống và tiếp thu các giá trị hiện đại sẽ tạo được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường hội nhập quốc tế.
  4. Dùng hàng hiệu mới thể hiện được phong cách và giá trị bản thân.

Trả lời:

  1. Đồng tình vì đây là yêu cầu tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần tạo nên văn hóa tiêu dùng.
  2. Không đồng tình vì tiêu dùng vừa thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, vừa mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.
  3. Đồng tình vì một trong những đặc điểm của văn hoá tiêu dùng là vừa kế thừa nét đẹp truyền thống, vừa không ngừng đổi mới. Doanh nghiệp biết phát huy đặc trưng này sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không ngừng hoàn thiện để hội nhập sâu hơn với tiêu dùng toàn cầu.
  4. Không đồng tình vì giá trị bản thân được thể hiện qua lời nói, hành động, học vấn, cách ứng xử với những người xung quanh,… không phải chỉ một chiếc áo hay túi xách hàng hiệu là có thể bộc lộ được.

Câu 2: Nhận xét về việc làm của chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau:

  1. Chị B vận động các bạn tích cực tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
  2. Chị A ưu tiên lựa chọn sản phẩm nhựa, sử dụng một lần vì sự tiện lợi.
  3. Anh P lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm vì sự thuận tiện.
  4. Doanh nghiệp M đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong xây dựng văn hóa tiêu dùng.

Trả lời:

  1. Chị B đã thể hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền hành vi tiêu dùng có văn hóa. Hành động này khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, góp phần khuyến khích người tiêu dùng ủng hộ và sử dụng các sản phẩm Việt Nam.
  2. Chị A không thực hiện đúng hành vi tiêu dùng có văn hóa vì sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  3. Anh P lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mỗi khi mua sắm vì sự thuận tiện là một hành động tích cực của chủ thể kinh tế. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn và tiện ích cho người sử dụng.
  4. Doanh nghiệp M đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong xây dựng văn hóa tiêu dùng là một hành động rất tích cực của chủ thể kinh tế. Hành động này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững hơn.

Câu 3:  Em hãy xác định đặc điểm văn hóa tiêu dùng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Gia đình chị A thường lựa chọn mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo chị A, ưu điểm của kênh siêu thị so với các hình thức thương mại truyền thống trước tiên là giá cả hàng hoá được niêm yết, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhờ đó, tạo dựng sự tin tưởng và an tâm nhất định cho khách hàng. Tiếp đến là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu trong nước lẫn quốc tế, cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên, công khai. Đây cũng chính là lí do khiến xu hướng tiêu dùng hiện đại đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.

Trường hợp 2: Trước đây, khi tiêu dùng, anh D chủ yếu quan tâm đến lợi ích đối với sức khoẻ, giá cả và niềm tin vào nhãn hàng, thì nay có thêm yếu tố “tái chế! Anh ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thể tái chế, sử dụng nhiều lần thay vì một lần. Mỗi ngày, anh đều chia sẻ trên trang mạng xã hội những thông tin khuyến khích mọi người nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong tiêu dùng.

Trả lời:

Đặc điểm văn hoá tiêu dùng trong trường hợp:

- Trường hợp 1:

+ Sự tin tưởng vào nguồn gốc, chất lượng sản phẩm được niêm yết rõ ràng.

+ Tầm nhìn hiện đại về tiêu dùng đòi hỏi sự đa dạng về sản phẩm và chương trình ưu đãi.

+ Xu hướng mua sắm chuyển dịch đến các kênh siêu thị, trung tâm thương mại.

- Trường hợp 2:

+ Tập trung vào trách nhiệm với môi trường và sức khoẻ.

+ Tôn trọng và hỗ trợ cho các sản phẩm có khả năng tái chế.

+ Minh bạch thông tin tiêu dùng và chia sẻ trên mạng xã hội về trách nhiệm trong tiêu dùng.

 Câu 4: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Trường hợp 1: Em và bạn A vào nhà hàng tự chọn, bạn A có thói quen lấy nhiều thức ăn nhưng không sử dụng hết. Điều này khiến nhân viên nhà hàng rất khó chịu.

Trường hợp 2: Chị B rất thích mua sắm trên sàn thương mại điện tử. Chị thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng thanh toán trực tuyến để mua nhiều món hàng mới lạ, độc đáo để khoe với bạn bè dù không có nhu cầu sử dụng.

  1. Em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào với bạn A?
  2. Nếu là người thân, em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho chị B?

Trả lời:

- Em có thể nhắc nhở bạn A về việc lấy đồ ăn nhiều sẽ gây lãng phí thực phẩm và để lại hậu quả không tốt cho môi trường.

- Khuyến khích bạn chỉ lấy đúng số lượng cần thiết để tránh lãnh phí thực phẩm và tài nguyên.

- Em có thể đưa ra lời khuyên chị B rằng việc mua sắm nhiều hàng hóa không cần thiết sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc. Chị nên xem xét kỹ càng nhu cầu và tính toán cẩn trọng trước khi sử dụng thẻ tín dụng để mua các sản phẩm trực tuyến.

- Khuyến khích chị b nên đưa ra quyết định thành thật với chính mình để mua sắm và đầu tư vào những món hàng có giá trị thực sự với bản thân.

Câu 5: Theo em, hành vi tiêu dùng của chủ thể nào dưới đây là hành vi tiêu dùng có văn hóa? Giải thích.

  1. Vào dịp Tết, nhà anh B luôn giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa tiêu dùng Việt Nam, từ việc nấu các món ăn truyền thống đến trang trí hoa đào, hoa mai ngày tết.
  2. Bạn X thường sử dụng các hàng hóa dịch vụ thân thiện với mỗi trường.
  3. Chị P thường mua nhiều hàng hoá, dịch vụ vì cho rằng việc làm này sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
  4. Bạn M không thích ăn mặc giản dị vì cho rằng ăn mặc như thế sẽ khiến mình trông không có phong cách, lỗi thời.

 Trả lời:

  1. Hành vi tiêu dùng có văn hoá vì gia đình anh B đã biết giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.
  2. Hành vi tiêu dùng có văn hoá vì bạn X đã thực hiện tiêu dùng xanh – sạch, thể hiện mình là người có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường.
  3. Hành vi tiêu dùng không có văn hoá vì việc làm của chị P không những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn gây lãng phí hàng hoá, dịch vụ, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.
  4. Hành vi tiêu dùng không có văn hoá vì bạn M gây lãng phí tiền bạc, chỉ quan tâm đến hình thức mà hạ thấp yếu tố chất lượng.

Câu 6: Kể tên một vài sản phẩm xanh, sạch mà em biết và làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng thông qua hành vi tiêu dùng sản phẩm đó?

Trả lời:

- Một số sản phẩm xanh, sạch: đồ đan từ tre nứa, hộp bã mía, ống hút gạo,…

- Vai trò của văn hóa tiêu dùng thông qua hành vi tiêu dùng các sản phẩm trên:

+ Duy trì tiêu dùng bền vững, đáp ứng xu hướng sử dụng các sản phẩm xanh – sạch của thị trường.

+ Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Đánh giá về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng của chủ thể trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Công ty A khi đưa ra chiến lược kinh doanh, quảng cáo các sản phẩm luôn chú ý đến yếu tố mang tính truyền thống, bản sắc dân tộc và sức khoẻ người tiêu dùng. Công ty A chú trọng đầu tư, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo.

Trường hợp 2: Anh B cho rằng, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình; cần có kiến thức, thông tin nhất định về chất lượng, giá cả, nguồn gốc xuất xứ,... trước khi ra quyết định lựa chọn tiêu dùng sản phẩm. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về sản phẩm của doanh nghiệp, chúng ta cần báo với cơ quan có liên quan để giải quyết kịp thời.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Công ty A có biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng khá tích cực và đáng khuyến khích.

+ Chú trọng đến các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc và sức khoẻ người tiêu dùng ® Tăng tính xác định và sự tương tác của đối tượng khách hàng.

+ Đầu tư và cải tiến sản phẩm, đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo làm tăng độ hài lòng của khách hàng.

- Trường hợp 2: Anh B có biện pháp khá tốt trong việc xây dựng văn hoá tiêu dùng.

+ Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức để tự bảo vệ mình khi tiêu dùng ® Đòi hỏi nhà sản xuất cần phải đưa ra thông tin chính xác và đầy đủ về sản phẩm để giúp khách hàng tiêu dùng chọn lựa đúng sản phẩm.

+ Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về sản phẩm cần phải báo với cơ quan có liên quan để giải quyết kịp thời.

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 8: Văn hoá tiêu dùng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay