Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lỉ nhà nước và xã hội

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lỉ nhà nước và xã hội . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI (15 câu)

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Công dân có những quyền nào trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Trả lời:

Công dân có các quyền trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như:

- Quyền bình đẳng.

- Quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

- Quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật.

- Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp....

à Các quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Nghĩa vị của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thể hiện như thế nào?

Trả lời

Công dân có các nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như:

- Tuân theo các quy định của Hiến pháp vá pháp luật.

- Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng,...

Câu 3: Dựa trên quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, em hãy cho biết ai là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu như thế nào?

Trả lời:

- Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân.

- Nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu: Bỏ phiếu trưng cầu ý dân là quyền và nghĩa vụ của cử tri, mọi cử tri có trách nhiệm tham gia đầy đủ.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội có thể để lại những hậu quả gì?

Trả lời:

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực.

- Đối với xã hội:

+ Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.

+ Xâm phạm trật tự quản lí hành chính,…

-  Đối với cá nhân:

+ Cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân.

+ Gây tốn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính, công việc,…

Câu 2: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ được giải quyết như thế nào?

Trả lời:

- Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà phải chịurách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỉ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường (trách nhiệm dân sự).

Câu 3: Theo em, Hiến pháp quy định công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích:

- Tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của đời sống.

- Công dân có quyền và trách nhiệm tham gia vào các công việc chung để cống hiến, đem lại lợi ích cho Nhà nước, xã hội và chính bản thân mình.

- Khẳng định vai trò của Hiến pháp trong việc xây dựng và đưa ra các quy định, quy phạm pháp luật chung, yêu cầu nhân dân phải tuân theo.

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Vì sao?

  1. Bà G tham gia biểu quyết bầu trưởng thôn.
  2. Người dân xã B giám sát việc thu các loại quỹ, lệ phí của xã
  3. Cô A tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai
  4. Người dân ở Khu dân cư K tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
  5. Anh C yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã giải quyết đăng kí khai sinh cho con.

Trả lời:

Các hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

- a. Vì bà G đang tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng xã hội. Bầu cử trưởng thôn là một hoạt động dân chủ, giúp xã hội được tổ chức, quản lý và phát triển tốt hơn.

- b.Vì người dân xã B đang thể hiện nghĩa vụ trong việc hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền địa phương làm công tác quản lý tài chính và nguồn lực cộng đồng.

- c. Vì cô A đã sử dụng quyền của công dân trong việc tham gia vào quy trình lập pháp, đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình địa phương, xã hội.

- e. Vì hành động của anh C thể hiện quyền công dân trong việc đòi hỏi được xử lý các vấn đề cá nhân của mình với đầy đủ và kịp thời từ phía cơ quan nhà nước.

Câu 2: Chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong các trường hợp sau

  1. Uỷ ban nhân dân thị trấn N không công khai thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai để người dân giám sát theo quy định pháp luật. Việc làm này gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu nại vượt cấp kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.
  2. Uỷ ban nhân dân phường Y đã không kịp thời tiếp nhận thông tin, ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn về quản lí an ninh trật tự. Việc làm này dẫn đến dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn.

 Trả lời:

Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp:

  1. Gây mất niềm tin, bức xúc trong nhân dân ® Khiếu nại vượt cấp kéo dài.

- Ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai ® Khó khăn trong việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và xây dựng quyền lợi chung.

  1. Khiến người dân có cảm giác bất an, lo lắng ® Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày.

- Gây bức xúc trong dư luận ® Quan hệ giữa chính quyền và người dân trở nên căng thẳng.

Câu 3: Ông P và một số cán bộ hưu trí sinh sống tại quận H luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có hội nghị lấy ý kiến người dân về dự thảo luật, ông đã tích cực tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, bạn ông P cho rằng đây không phải là trách nhiệm của mình nên không quan tâm. Em có nhận xét, đánh giá gì về hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp trên?

Trả lời:

- Ông P đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của một công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi tích cực tham gia góp ý về dự thảo luật tại hội nghị lấy ý kiến của người dân.

- Trách nhiệm của công dân không chỉ là đóng góp tiền bạc mà còn là hoạt động tích cực tham gia vào công tác xây dựng, đóng góp ý kiến hình thành chính sách pháp luật của đất nước.

Câu 4: Để thực hiện dự án xây dựng cầu bắc qua suối ở thôn C, xã A đã quyết định trích ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân trong thôn 50% kinh phí, số còn lại chính quyền xã dự định huy động người dân đóng góp. Thôn C đã thông báo về việc tổ chức cuộc họp với mong muốn mọi người thảo luận và cho ý kiến về mức đóng góp kinh phí. Bác M rất hào hứng với thông tin trên nên từ sớm, bác đã sang nhà anh V để đi cùng anh. Nhưng anh V từ chối vì cho rằng xã đã có quyết định, nếu mọi người đến thì cũng không giải quyết được gì. Nếu là bác M, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào?

Trả lời:

- Bác M nên cố gắng thuyết phục anh V tham gia cuộc họp, giải thích rõ tầm quan trọng của việc thảo luận và đóng góp ý kiến để đưa ra được quyết định tốt nhất cho cộng đồng.

- Nếu anh V vẫn từ chối, bác M có thể tìm cách thuyết phục những người khác trong thôn tham gia cuộc họp và đóng góp ý kiến của mình.

Câu 5:  Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Nhận xét về hành động của H? Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

Trả lời:

- H tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng.

+ Tuy nhiên, việc H hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán.

- Em không thể chia sẻ niềm tự hào đó với H vì:

+ Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.

+ Việc H làm đã khiến quá trình bỏ phiếu trở nên thiếu công bằng, trung thực và khách quan, thậm chí có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Câu 6: Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia đóng góp ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được làm như vậy không?

  1. Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không? Vì sao?
  2. Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân?

Trả lời:

  1. Vân có thể tham gia góp ý kiến vì bạn cũng là công dân Việt Nam, được hưởng đầy đủ các quyền và có nghĩa vụ trong việc tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến.
  2. Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách trực tiếp nêu ra suy nghĩ, quan điểm của mình trong buổi tổng kết.

- Việc tham gia góp ý của bạn thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, cụ thể là đánh giá các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường.

Câu 7: Hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường ở xã M còn thưa thớt nên ở đây thường xây ra tai nạn giao thông. Vì thế, xã có chủ trương huy động người dân đóng góp kinh phí để lắp đặt thêm hệ thống đèn trên các trục đường này. Xã M đã lên kế hoạch triển khai công việc và tổ chức họp lấy ý kiến của người dân. Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ nên nhận được sự đồng thuận cao. Do đó, chỉ trong vòng một tuần, hệ thống đèn đường đã được chiếu sáng hiệu quả, an toàn.

Nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Trả lời:

- Xã M đã có những quyết định rất đúng đắn đóng góp kinh phí hỗ trợ cho xã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường để giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Chính quyền xã đã tổ chức họp lấy ý kiến của người dân và tất cả các vấn đề liên quan được bàn bạc công khai, dân chủ để đưa ra quyết định tốt nhất.

à Các cư dân đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

à Việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng giúp bảo đảm một môi trường an toàn và thuận lợi cho giao thông của xã.

Câu 8: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của ai? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?

Trả lời:

- Bảo vệ Tổ quốc là trách nghiệp của toàn dân, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả mọi người bất kể dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội hay độ tuổi,… nào.

- Để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh phải:

+ Ra sức hoc tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

+ Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và tích cực vận động người thân.

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương,…

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Nhà trường phối hợp với Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương nơi bạn M sinh sống đang thu thập ý kiến để giải quyết các vấn đề sau

  1. Đảm bảo quyền vui chơi giải trí của trẻ em
  2. Đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh
  3. Phổ cập giáo dục cho trẻ em lang thang cơ nhỡ

Nếu là M, em sẽ đưa ra suy nghĩ, đóng góp gì để giải quyết những vấn đề trên?

Trả lời:

  1. Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em:

- Nhà trường: tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá như đi dã ngoại, cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ,…

- Ở địa phương: quy hoạch các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên, nhà văn hoá thiếu nhi,…

  1. Để đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh:

- Nhà trường và địa phương cần phối hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường.

- Tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định về vệ sinh, an ninh, trật tự ở các nhà hàng, quán karaoke,…

  1. Phổ cập giáo dục cho trẻ em lang thang cơ nhỡ:

- Mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng,…

- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường,…

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay