Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 7: Đạo đức kinh doanh

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Đạo đức kinh doanh . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

BÀI 7: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Thế nào là đạo đức kinh doanh?

Trả lời

Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

Câu 2: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua những phẩm chất nào?

Trả lời:

Biểu hiện của đạo đức kinh doanh:

- Trách nhiệm: hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội, tuân thủ pháp luật, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Trung thực: giữ chữ tin trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.

- Nguyên tắc: thực hiện đúng quy định cúa đơn vị, đám báo bị mật.

- Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

- Gắn kết các lợi ích: gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích cúa khách hàng và xã hội.

Câu 3: Liệt kê 5 câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức trong kinh doanh?

Trả lời:

- Buôn có bạn, bán có phường.

- Treo đầu dê, bán thịt chó.

- Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

- Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.

- Thuận mua vừa bán.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, đạo đức kinh doanh có vai trò gì trong hoạt động kinh tế, sản xuất?

Trả lời:

Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần:

- Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực.

- Nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp.

- Làm hài lòng khách hàng, tạo nên sự vững mạnh của nên kinh tế.

Câu 2: Việc nắm vững đạo đức kinh doanh sẽ đem lại lợi ích gì cho chủ thể kinh tế?

Trả lời:

- Là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của chủ thể kinh tế, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, tồn tại và phát triển.

- Giúp doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phục vụ lợi ích con người, cộng đồng, bảo vệ môi trường.

- Có hành vi đúng đắn khi tham gia nền kinh tế.

Câu 3: Là học sinh, em có thể làm gì để duy trì và giữ vững đạo đức kinh doanh?

Trả lời:

- Chủ động, tích cực tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.

- Có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

- Phê phán những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh lành mạnh.

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần giữ gìn tính trung thực trong các hoạt động kinh tế.
  2. Nhà kinh doanh trung thực, có trách nhiệm và luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ được đánh giá cao, doanh thu doanh nghiệp tăng lên.
  3. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, người tiêu dùng.
  4. Đạo đức kinh doanh giúp thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho nhà kinh doanh.

Trả lời:

  1. Không đồng tình vì chỉ giữ gìn tính trung thực là chưa đủ. Các doanh nghiệp còn phải làm việc có trách nghiệm, nguyên tắc, tôn trọng con người (nhân viên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh) và biết gắn kết các lợi ích với nhau.
  2. Đồng tình vì hành vi kinh doanh có đạo đức sẽ nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng sử dụng của người tiêu dùng, từ đó nâng cao lợi nhuận.
  3. Không đồng tình vì đạo đức kinh doanh còn được thể hiện qua việc tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên và tôn trọng các đối thủ cạnh tranh.
  4. Đồng tình vì đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản, có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn hành vi của chủ thể kinh doanh.

Câu 2: Cho biết hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây là hành vi tuân thủ đạo đức kinh doanh hay vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì sao?

  1. Khi khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm, nhân viên của công ty X có thái độ phục vụ tiêu cực.
  2. Công ty chế biến nông sản C chèn ép giá thu mua nông sản của người dân.
  3. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định của nhà nước quy định.
  4. Cửa hàng kinh doanh của anh X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện sản phẩm.

Trả lời:

  1. Hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh vì nhân viên công ty X đã thể hiện thái độ thiếu tôn trọng khách hàng.
  2. Hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh vì công ty C không giữ chữ tín, cố tình ép giá nông sản để thu mua với giá thấp, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.
  3. Hành vi tuân thủ đạo đức kinh doanh vì doanh nghiệp P đã thực hiện đúng quy định của nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.
  4. Hành vi tuân thủ đạo đức kinh doanh vì cửa hàng của anh X luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng, không ngừng cải thiện sản phẩm để nâng cao chất lượng.

Câu 3:  Nhận xét việc làm của doanh nghiệp M và chỉ ra các biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

Từ khi khởi nghiệp, doanh nghiệp M đã xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, năng lực cạnh tranh cùng danh tiếng của doanh nghiệp từng bước nâng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa thiết thực.

Trả lời:

- Việc làm của doanh nghiệp M là vô cùng đúng đắn, thể hiện thái độ tôn trọng, tuân thủ đạo đức kinh doanh.

- Biểu hiện:

+ Trách nhiệm: Xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới, sáng tạo, cho ra đời nhiều loại sản phẩm độc đáo, chất lượng ® Tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng, nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.

+ Gắn kết các lợi ích: Chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa thiết thực.

 Câu 4: Em hãy chỉ rõ vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bà K là giám đốc của một công ty thời trang lớn. Trong việc quản lí, bà biết thông cảm với những sai sót của nhân viên, hướng dẫn họ cách khắc phục. Những nhân viên có sáng kiến tốt, giúp tăng năng suất lao động đều nhận được khen thưởng theo chế độ đãi ngộ công minh, bình đẳng. Bà K cũng thường xuyên quan tâm, hỗ trợ những gia đình công nhân, nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống. Do vậy, đội ngũ công nhân viên luôn gắn bó và hết lòng cống hiến cho công ty.

Trường hợp 2: Anh Q, Giám đốc Công ty A là một doanh nhân bản lĩnh. Với kinh nghiệm thương trường dày dặn, anh đã xác lập được mối quan hệ rộng rãi, uy tín với nhiều đối tác quan trọng. Các đối tác rất hài lòng với phong cách làm việc vừa quyết đoán, vừa linh hoạt, mềm dẻo của anh. Anh Q luôn duy trì quan hệ vừa hợp tác cùng có lợi, vừa kiên quyết cạnh tranh lành mạnh để bảo vệ các nhãn hiệu, thương hiệu với chất lượng độc đáo của công ty. Do vậy, danh tiếng và năng lực cạnh tranh của công ty luôn giữ vững trên thị trường trong và ngoài nước.

Trả lời:

Vai trò của đạo đức kinh doanh trong:

- Trường hợp 1:

+ Điều chỉnh hành vi của bà K theo hướng tích cực:

  • Thông cảm với sai sót của nhân viên và hướng dẫn họ cách khắc phục.
  • Khen thưởng theo chế độ đãi ngộ công minh, bình đẳng.
  • Quan tâm, hỗ trợ gia đình công nhân, nhân viên gặp khó khăn trong cuộc sống.

+ Tạo ra sự đoàn kết, gắn bó giữa bà K với nhân viên.

à Đội ngũ công nhân viên luôn gắn bó và hết lòng cống hiến cho công ty.

- Trường hợp 2:

+ Xây dựng mối quan hệ rộng rãi, uy tín với nhiều đối tác quan trọng.

+ Góp phần duy trì quan hệ hợp tác cùng có lợi, cạnh tranh lành mạnh để bảo vệ các nhãn hiệu, thương hiệu với chất lượng độc đáo của công ty.

à Nâng cao danh tiếng và năng lực cạnh tranh của công ty trong và ngoài nước.

Câu 5: Chỉ ra những biểu hiện của đạo đức kinh và nhận xét về việc làm của anh P trong tình huống sau

Anh P có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và có kinh nghiệm ba năm làm trợ lí giám đốc ở nước ngoài. Vừa về nước, anh được bố giao quyền điều hành doanh nghiệp B. Anh biết doanh nghiệp này từng bị xử phạt về vệ sinh an toàn thực phẩm và đang gặp rất nhiều khó khăn vì đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, cũng như các đối tác. Sau một thời gian đấu tranh với các quan điểm kinh doanh không phù hợp của ban giám đốc, anh từng bước tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng bằng các sản phẩm chất lượng, đúng cam kết. Ngoài ra, anh chú trọng thu hút nhân viên với các chính sách đãi ngộ và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác. Năm năm sau, doanh nghiệp B phát triển lớn mạnh và được đề cử giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển" của tỉnh nhà. Phóng viên C của một tờ báo uy tín trong tỉnh tìm gặp và phỏng vấn anh P về nền tảng giúp doanh nghiệp từng mất uy tín trong kinh tế thị trường vươn lên thành công, anh P chia sẻ doanh nghiệp đã thực hiện việc đổi mới quan niệm kinh doanh theo hướng trung thực, giữ chữ tín về chất lượng sản phẩm và các đơn hàng. Anh biết cách dựa vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo các sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp cũng đối xử binh đẳng và đảm bảo các quyền lợi của người lao động và của các đối tác kinh doanh.

Trả lời:

- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh:

+ Trung thực: Từng bước tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng bằng các sản phẩm chất lượng, đúng cam kết.

+ Tôn trọng: Chủ trương thu hút nhân viên với các chính sách đãi ngộ và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác.

+ Nguyên tắc: Thực hiện việc đổi mới quan niệm kinh doanh theo hướng trung thực, giữ chữ tín về chất lượng sản phẩm và các đơn hàng.

+ Gắn kết lợi ích: Đối xử bình đẳng, đảm bảo các quyền lợi của người lao động và của các đối tác kinh doanh.

- Nhận xét:

+ Việc làm của anh P đã tuân thủ đạo đức kinh doanh, cứu nguy cho doanh nghiệp B đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, đánh mất niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.

+ Bằng ý tưởng và chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp B đã có bước phát triển và thay đổi vượt bậc.

Câu 6: Em hãy nhận xét việc làm và đưa ra lời khuyên cho bà B và ông T trong các trường hợp sau

Trường hợp 1: Bà B là chủ cửa hàng kinh doanh hải sản. Để bảo quản mực, tôm không bị hư hỏng và bán được lâu, bà đã ngâm những thực phẩm này vào chậu nước có chứa hoá chất. Theo bà, nếu dùng ít hoá chất sẽ không ảnh hưởng nhiểu đến sức khoẻ.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp A có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Gần đây, ông T - giám đốc mới đã giảm lương nhân viên và cắt giảm các chế độ đãi ngộ khiến nhiều nhân viên than phiền. Nhiều nhân viên đã viết đơn xin nghỉ việc khiến ông T rất lo lắng.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Việc làm của bà B đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

+ Em sẽ khuyên bà B dừng ngay hành động đang làm vì bà đang vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Thậm chí một số hóa chất có thể nằm trong danh mục cấm của Nhà nước.

- Trường hợp 2: Việc làm của ông T đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

+ Em sẽ khuyên ông T xây dựng lại một chế độ lương thưởng công bằng, bình đẳng: giữ nguyên hoặc xem xét tăng lương cho nhân viên, đưa ra các đãi ngộ phù hợp với tính chất công việc và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Câu 7:  Em hãy xử lí tình huống dưới đây

Lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường. Gia đình bạn B cũng có cửa hàng kinh doanh thực phẩm và cũng định tăng giá bán để kiếm lời.

  1. Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên.
  2. Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh như thế nào?

Trả lời:

  1. Việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên đã vi phạm đạo đức kinh doanh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người tiêu dùng . Họ chỉ vì cái lợi trước mắt mà làm giảm uy tín cũng như sự tin tưởng đối với của hàng.
  2. Nếu là B em sẽ vận động người thân trong nhà giữ nguyên, không tăng giá các mặt hàng, vừa để hỗ trợ bà con lúc khó khăn, vừa để giữ vững đạo đức kinh doanh.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Lợi nhuận có thể làm cho người kinh doanh trở nên mù quáng, vô trách nhiệm bằng cách che giấu các hành vi vi phạm pháp luật của mình. Vì vậy, để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.” Nêu suy nghĩ của em về quan điểm trên.

 Trả lời:

- Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn, góp phần tích cực vào việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh và phát triển.

- Các chiến dịch tuyên truyền, vận động việc thực hiện đạo đức kinh doanh là cần thiết nhưng chưa đủ để răn đe, nhất là đối với những hành vi có xu hướng vi phạm pháp luật.

- Một hành lang pháp lí đủ mạnh sẽ có tác dụng điều chỉnh, kiềm chế các hành vi vi phạm tốt hơn, nhấn mạnh các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức bắt buộc trong hoạt động kinh doanh.

Câu 2: Giải thích ý nghĩa câu nói “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” và rút ra bài học.

 Trả lời:

- Ý nghĩa câu nói: Sự hài lòng, thoả mãn của khách hàng luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Bài học: Muốn thu hút khách hàng, chúng ta không những cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch mà còn phải có một tinh thần, thái độ phục vụ tốt. Sự “vui lòng, vừa lòng” của khách hàng là kết quả của thái độ giao tiếp niềm nở, chất lượng sản phẩm tốt và tinh thần phục vụ nhiệt tình, thể hiện văn minh thương mại trong kinh doanh.

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 7: Đạo đức kinh doanh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay