Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 5: Thị trường lao động và việc làm
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Thị trường lao động và việc làm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
BÀI 5: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM (15 câu)1. NHẬN BIẾT (4 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm lao động và thị trường lao động?
Trả lời
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống xã hội.
- Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác.
Câu 2: Thế nào là việc làm và thị trường việc làm?
Trả lời:
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống. Mỗi người cỏ thể làm nhiều việc khác nhau:
+ Việc làm chính thức (việc làm toàn thời gian).
+ Việc làm không chính thức (việc làm bán thời gian).
- Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hoá việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời ki nhất định.
Câu 3: Xu hướng của thị trường lao động hiện nay như thế nào?
Trả lời:
Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên 4 xu hướng:
- Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
- Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm.
- Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
- Xu hướng lao động “phi chính thức” gia tăng.
Câu 4: Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
- Thị trường lao động và thị trường việc làm có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp người lao động tim được chỗ làm phù hợp, người sử dụng lao động tìm được người thích hợp, giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạtđến trạng thái cân bằng cung – cầu lao động.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất?
Trả lời:
Trong hoạt động sản xuất:
- Lao động được coi là yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yêu tố sản xuất khác.
- Lực lượng lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển.
Câu 2: Hãy cho biết thị trường lao động được cấu thành bởi những yếu tố nào và khi nào nó có thể hoạt động hiệu quả?
Trả lời:
- Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. - Thị trường lao động có thể hoạt động hiệu quả khi các quyền tự do mua, bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chinh sách liên quan đến quyền, quyên lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường.
Câu 3: Thị trường việc làm có ý nghĩa gì đối với các hoạt động kinh tế, xã hội?
Trả lời:
- Thị trường việc làm kết nối cung — cầu lao động trên thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm, các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, các thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng,...
à Cung cấp thông tin cụ thể về doanh nghiệp, nhu cầu, mức lương tuyển dụng, giúp người lao động có thông tin, tiếp cận được đến các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm được việc làm.
Câu 4: Nhận xét về xu hướng tuyển dụng trên thị trường lao động và trách nhiệm của học sinh khi tham gia và lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp?
Trả lời:
- Nhận xét: Xu hướng tuyển dụng trên thị trường lao động luôn gắn liền với chiến lược, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước cùng với những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp.
+ Trau dồi các kĩ năng, nắm được xu hướng phát triển của thị trường lao động.
+ Tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân để lựa chọn, định hướng nghề nghiệp.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?
- Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập đều được gọi là việc làm.
- Trên thị trường lao động sẽ diễn ra sự thoả thuận về tiền lương, điều kiện và các quan hệ hợp đồng lao động.
- Thị trường việc làm là nơi xác định mức độ tiền lương, điều kiện làm việc và mức độ có việc làm của lao động.
- Các nhà tuyển dụng lao động ngày càng chú trọng vào lao động có trình độ chuyên môn, có kĩ năng mềm và thái độ tốt.
Trả lời:
- Không đồng tình vì các hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập nhưng không bị pháp luật cấm mới được coi là việc làm.
- Đồng tình vì thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán và người mua sức lao động, thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả và các điều kiện khác trên cơ sở hợp đồng.
- Đồng tình vì thông qua thị trường việc làm, người lao động có thể xác định được mức tiền công trong từng thời kì nhất định, điều kiện việc làm (thông tin cụ thể về doanh nghiệp, mức lương,…) và nhu cầu tuyển dụng.
- Đồng tình vì khoa học công nghệ càng phát triển đồng nghĩa với việc yêu cầu về trình độ chuyên môn, kĩ năng mềm của người lao động càng cao. Ngoài ra, thái độ tốt là yếu tố quyết định đến cơ hội việc làm của người lao động.
Câu 2: Em hãy xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong các thông tin sau:
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã kéo theo sự chuyển dịch đáng kể trên thị trường lao động. Nông nghiệp là ngành sử dụng lao động lớn nhất khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới. Với sự tự do hoá và đa dạng hoá kinh tế, tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp bắt đầu giảm nhanh chóng. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, bắt đầu từ những năm 1980, đã tiếp tục thay đổi thị trường lao động trong thập kỉ qua.
- Quá trình hội nhập quốc tế và yêu cầu chuyển đổi số nền kinh tế đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh tự động hoá, chuyển hướng sản xuất hiện đại, cung ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc tuyển dụng lao động chất lượng cao. Họ ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc tốt.
Trả lời:
- Xu hướng tuyển dụng của thị trường: giảm tỉ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ ® Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
- Xu hướng tuyển dụng của thị trường:tuyển dụng lao động chất lượng cao, ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng và thái độ làm việc tốt ® Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm.
Câu 3: Em hãy nêu rõ mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong các thông tin sau:
- Thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động đều tăng so với quý trước và so với cùng kì năm trước.
- Đầu tư nước ngoài gia tăng, thị trường việc làm rộng mở, thúc đẩy lực lượng lao động tham gia thị trường ngày càng nhiều. Các nhà đầu tư đòi hỏi lực lượng lao động có chất lượng cao nên thị trường lao động ngày càng có chất lượng.
Trả lời:
- Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm (lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động) tăng theo.
- Thị trường việc làm mở rộng, thúc đẩy thị trường lao động, tăng đầu tư nức ngoài và tuyển dụng lao động chất lượng cao.
Câu 4: Em có nhận xét gì về hành động của bạn T để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động?
T là học sinh lớp 11. Em có năng khiếu hội họa và mong muốn trở thành kiến trúc sư. Gần đây, T thường tham gia các ngày hội hướng nghiệp dành cho học sinh Trung học phổ thông. T rất vui khi thu thập được nhiều thông tin về nghề nghiệp, cơ hội việc làm và thị trường lao động. T chia sẻ qua ngày hội, em hiểu hơn về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình và có cái nhìn thực tế về việc chọn nghề. Quan trọng nhất, em nhận thấy mỗi học sinh cần phải xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng sẵn sàng để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp. Để thực hiện ước mơ của mình, T đã đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.
Trả lời:
- Bạn T đã tích cực, chủ động tìm hiểu, tham gia các ngày hội hướng nghiệp để lựa chọn được nghề nghiệp và việc làm phù hợp với bản thân mình.
- Bạn đã xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân, tích cực nâng cao trình độ, kĩ năng để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động bằng cách: đăng kí tham gia các lớp học vẽ, tham gia hoạt động ở các câu lạc bộ mĩ thuật và nhiều hoạt động có liên quan khác.
Câu 5: Em hãy cho biết học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm tạo việc làm, kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trả lời:
Trách nhiệm của học sinh:
- Học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
- Tuyên truyền, vận động những người xung quanh ủng hộ, tích cực tham gia các hoạt động do Nhà nước, địa phương tổ chức để tạo việc làm.
- Phê phán hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Câu 6: Em hãy đọc thông tin sau và cho biết công dân cần chuẩn bị những gì để tham gia thị trường lao động?
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức. Đổi mới, sáng tạo công nghệ làm gia tăng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, tăng thu nhập, tiêu dùng, đầu tư cho nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi về việc làm, cả về cơ cấu lẫn bản chất công việc với sự xuất hiện ngày càng đông đảo các tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thiết kế, văn hoá, nghệ thuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, y tế,... Phân công lao động theo hướng các ngành, nghề đòi hỏi giảm thiểu các công việc chân tay, thu nhập thấp, các công việc có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hoá cao, trong một số công đoạn không cần sự can thiệp của con người, đều được rõ bất thực hiện. Một bộ phận người lao động đang làm việc sẽ phải nghỉ hoặc tìm công việc khác thay thế, có thể thất nghiệp trong một thời gian dài.
(Theo Tạp chí Cộng sản, Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam, ngày 29 – 8 – 2022)
Trả lời:
Để tham gia thị trường lao động, công dân cần:
- Trang bị những kĩ năng, kĩ thuật cần thiết để thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế và tìm hiểu các kiến thức cơ bản về kĩ năng mềm.
- Chuyển sang hệ thống kĩ năng trình độ công nghệ trung bình và chuyển đổi thành công để đáp ứng nhu cầu công nghệ với kĩ năng, kĩ thuật và kiến thức cao hơn.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Hãy viết một bài văn ngắn nói về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của em.
Trả lời:
Em là người yêu thích âm nhạc nên trong tương lai, tôi muốn trở thành ca sĩ. Hiện tại, em đang tham gia một lớp học thanh nhạc. Tại đây, em có thể học các kỹ năng viết nhạc và hát. Em cũng viết một số bài hát và thu âm chúng, sau đó đăng chúng lên mạng xã hội. Có những phản hồi tốt từ những người nghe như bạn bè và gia đình em, nhưng em luôn muốn cố gắng nhiều hơn nữa. Để trở thành ca sĩ, ngoài khả năng âm nhạc còn phải có các kỹ năng khác như biểu diễn, giao tiếp. Em sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm để có thể trở thành ca sĩ nổi tiếng trong tương lai.
=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 5: Thị trường lao động và việc làm