Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO

(15 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt đối xử, luôn được bảo đảm về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. Những nơi thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Câu 2: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Trả lời

- Bình đẳng về quyền:

+ Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức

sinh hoạt tôn giáo,...

+ Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

- Bình đẳng về nghĩa vụ: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tố chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tin ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Câu 3: Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí được quy định ra sao? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo pháp luật.

- Ví dụ:

Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết (trích)

  1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
  2. c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;

Câu 4: Nêu 3 ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?

Trả lời:

Ví dụ:

- Hằng năm duy trì tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, cá nhân: Chủ tịch nước, Chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo chính phủ,…

- Từ năm 2018 -2021, Nhà nước đã cấp phép xuất bản hơn 2.000 ấn phẩm tôn giáo, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động.

- Năm 2022 chính quyền các cấp đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho 486, tăng 60 cơ sở thờ tự tôn giáo so với năm 2021.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Theo em, quyền bình đẳng của giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

- Tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Là điều kiện đề mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tổ đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mĩ.

Câu 2: Nêu hậu quả của việc các dân tộc trong đất nước không thực hiện quyền bình đẳng?

Trả lời:

- Xuất hiện sự phân biệt đối xử, thậm chí là tẩy chay giữa những người có tôn giáo và không có tôn giáo.

- Lợi dụng quyền bình đẳng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược giáo lí tôn giáo, đạo đức con người và trái với quy định của pháp luật.

- Có hành vi cung cấp, chia sẻ, cổ xuý mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, lừa đảo, gây thiệt hại đến người và của.

Câu 3: Kể tên một số tôn giáo ở Việt Nam. Nêu hiểu biết của em về một trong những tôn giáo đó.

Trả lời:

- Tôn giáo ở Việt Nam khá đa dạng: Phật giáo, Ki-tô giáo, đạo Cao Đài, Ấn Độ giáo, Hồi giáo.

- Phật giáo:

+ Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng.

+ Là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội đương thời.

+ Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và nhanh chóng trở thành một trong những tôn giáo chính của người Việt.

+ Nước ta hiện có khoảng 18 491 ngôi chùa (năm 2021), chiếm 36% tổng số di tích trên lãnh thổ Việt Nam.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
  2. Bình đẳng giữa các tôn giáo là các tôn giáo khác nhau được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
  3. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là nghĩa vụ của người trên 18 tuổi.
  4. Công dân tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí là quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Trả lời:

  1. Không đồng tình vì các tôn giáo có quyền tự do hoạt động nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lí với những hành vi vi phạm.
  2. Đồng tình vì bình đẳng giữa các tôn giáo là quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt đối xử, luôn được bảo đảm về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. Những nơi thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
  3. Không đồng tình vì bất kì ai, dù ở độ tuổi nào cũng đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  4. Không đồng tình vì công dân có quyền tự do lựa chọn tham gia hoặc không tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, không ai có quyền ép buộc, quy định.

Câu 2: Nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

  1. Gia đình anh A có hành vi cản trở, ngăn cấm anh A trở thành tín đồ của tôn giáo M (đang hoạt động hợp pháp) mặc dù anh rất thích và muốn gia nhập.
  2. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo nhưng vẫn im lặng như không biết.

Trả lời:

  1. Hành vi của gia đình anh A là hành vi không đúng, làm cản trở tự do tôn giáo vì mỗi người đều có quyền lựa chọn của riêng mình. Gia đình cần tôn trọng quyết định và không nên can thiệp nếu mọi việc anh làm là hợp pháp.
  2. Hành vi của anh K là không đúng vì việc đăng tin trái phép có thể gây ảnh hưởng đến quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Anh cần phải nói chuyện với các bạn trong nhóm mình để họ hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng này. Nếu không, các bạn có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì tung tin đồn thất thiệt.

Câu 3: Anh T và chị H yêu nhau đã lâu. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này.

Trả lời:

- Hành động của bố chị H là không đúng và vi phạm vào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

- Chị H và anh T nên giải thích cho bố chị H hiểu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, việc ngăn cản anh chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.

+ Ngoài ra, anh chị cũng nên tìm hiểu thêm về các quy định, những trường hợp trước đó kết hôn khác đạo ở nơi mình sinh sống để ứng xử sao cho phù hợp, giúp bố chị H hiểu hai người yêu và chân thành muốn đến với nhau.

+ Nếu vẫn không được, anh chị có thể nhờ đến sự hỗ trợ của tổ dân phố để tác động vào tư tưởng của bố chị H.

Câu 4: Vì lí do cá nhân, anh M thôi sinh hoạt tôn giáo A. Tuy nhiên, anh M lại có hành vi làm, phát tán các tà liệu có nội dung gây chia rẽ giữa những người theo tôn giáo A và những người không theo tôn giáo. Điều này làm mất an ninh trật tự tại địa phương, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Em có nhận xét gì về hành vi của anh M?

Trả lời:

- Hành vi của anh M đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân và với các tổ chức chính trị - xã hội.

à Hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến mất an ninh trật tự tại địa phương, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Câu 5:  Với mong muốn được công nhận là tổ chức tôn giáo mới tại Việt Nam, anh B cùng với các thành viên trong một tổ chức đã chuẩn bị các điều kiện như: giáo lí, tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt đông, người đại diện,... để được cung cấp chứng nhận đăng kí hoạt động tôn giáo. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động tôn giáo, tổ chức của anh B đã thu hút được nhiều người tham gia sinh hoạt phục vụ cộng đồng, xã hội. Sau năm năm hoạt động ổn định, liên tục, có cơ cấu tổ chức, có hiến chương và đầy đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, tổ chức của anh B đã được công nhận là tôn giáo hợp pháp. Việc làm của anh B trong trường hợp trên có phải là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?

Trả lời:

Việc làm của anh B trong trường hợp trên được coi là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vì:

- Anh B đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đăng ký hoạt động tôn giáo: giáo lí, tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt đông, người đại diện,...

- Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tổ chức của anh chính thức hoạt động và thu hút được nhiều người tham gia sinh hoạt phục vụ cộng đồng, xã hội.

à Góp phần phát huy tinh thần bình đẳng và đoàn kết giữa các tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân.

Câu 6: Đọc thông tin sau và cho biết quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Ở Việt Nam hiện nay, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật bị ngăn cấm. Nhiều ngày lễ quan trọng của nhiều tôn giáo đã trở thành ngày lễ chung của cộng đồng. Mọi người dân Việt Nam đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo, số lượng các tín đồ tôn giáo tăng nhanh. Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019 thì cả nước có hơn 13,162 triệu người xác nhận theo một trong những tôn giáo được đăng kí chính thức.

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện:

- Không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật bị ngăn cấm.

- Người dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được nhà nước tôn trọng và đảm bảo.

Câu 7: Đến năm 2018. Việt Nam đã công nhận và cấp đăng kí hoạt động cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với trên 26 triệu tín đồ, 55 870 chức sắc, l45 561 chức việc, 20 396 cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo và đại bộ phận chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, với tác động của tình hình quốc tế, mặt trái của toàn cầu hoá và cơ chế thị trường, âm mưu “chính trị hoá tôn giáo” của các thế lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi, tiềm ẩn nhiều “nguy cơ”.

  1. Theo em, những nguy cơ nào được đề cập đến trong đoạn thông tin trên?
  2. Cần ngăn chặn như thế nào để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện?

Trả lời:

- Những nguy cơ được đề cập đến: âm mưu “chính trị hoá tôn giáo”, đời sống tôn giáo của nhân dân bị tác động, biến đổi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

- Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, chúng ta cần ngăn chặn bằng cách:

+ Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo bằng cách tổ chức các buổi giao lưu, trò chuyện, củng cố niềm tin đối với Nhà nước và các cấp lãnh đạo.

+ Chú trọng đến công tác tuyên truyền nhằm giúp người dân nhận diện được âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

+ Giải thích các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần vừa đảm bảo quyền và lợi ích tôn giáo của nhân dân, vừa đảm bảo quy định của pháp luật.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1:

  1. Mê tín dị đoan là gì? Cho ví dụ.
  2. Nêu những hiểu biết của em về ảnh hưởng của mê tín dị đoan.

Trả lời:

  1. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. 

- Ví dụ: ăn trứng gà để trị covid, chữa bách bệnh bằng việc cúng bái,…

  1. Ảnh hưởng:

- Tác động đến tư tưởng:

+ Phủ nhận những niềm tin khoa học, khiến con người tin vào một thế giới siêu nhiên, bị thần tiên và ma quỷ chi phối ® Sống trong hoang mang, sợ hãi.

+ Ý chí đấu tranh của con người bị đẩy lùi trước những thế lực siêu nhiên ®  Xã hội mất đi động lực phát triển.

- Nhiễu loạn đời sống nhân dân:

+ Hoạt động cúng tế, đốt tiền bạc, vàng mã… vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng đến môi trường.

+ Gây tổn hại về thể xác, tinh thần, thậm chí tính mạng của con người.

- Suy giảm kinh tế: Gây lãng phí thời gian khi phải chọn ngày giờ hoàng đạo để tiến hành trao đổi, buôn bán, phân biệt đối xử với đối tác dựa trên nguyên lý âm dương vận mệnh,…

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay