Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức.

 BÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN,

 ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN

 (15  câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì?      

Trả lời:

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước và mọi người tôn trọng, được pháp luật bảo vệ.

Câu 2: Những quy định của Nhà nước về quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trả lời:

– Một số quy dịnh cơ bản của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, diện thoại, diện tín:

+ Mọi người được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, diện thoại, diện tín; việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, diện thoại, diện tín của người khác chỉ dược thực hiện trong trường hợp luật quy định. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, diện tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, dồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, diện tín.

+ Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, diện thoại, diện tín; tôn trọng và không xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, diện thoại, diện tín của người khác.

+ Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, diện thoại, diện tín tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Câu 3: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bímật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trả lời:

– Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an tòa và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 4: Những hành vi vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sẽ gây ra các hậu quả gì? Người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

Trả lời:

+ Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

 

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Có bao nhiêu mức phạt cho người xâm phạm vào bí mật thư tín, điện tín của người khác.  

Trả lời:

Có 02 mức hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác:

+ Mức 1: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Mức 2: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

+ Ngoài ra, người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 2: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhận kí cá nhân của mình em sẽ làm gì?

Trả lời:

Khi phát hiện ra bạn cùng bàn đọc trộm nhật kí cá nhân thì em sẽ khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy nữa, vì nhật kí là cuộc sống riêng tư của mỗi người, không nên xâm phạm.

 

Câu 3: Hành vi đọc trộm các thông tin về đời tư cá nhân của người khác gây ra các hậu quả gì?

Trả lời:

Những hậu quả của việc đọc trộm các thông tin về đời tư của người khác:

+ Là hành vi xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác.

+ Gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác.

+ Làm lộ các thông tin cần bảo mật.

Câu 4: Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của các thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?  

Trả lời:

Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán các tư liệu, tài liệu, bí mật đời tư của người khác mà gây ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của họ thì sẽ bị phạt 1.000.000 – 1.500.000 đồng

 

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Thấy K đã ra ngoài nhưng chưa tắt máy tính, T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và đọc trộm các đoạn tin nhắn của K và mọi người. T dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

Trả lời:

Hành vi của T đã vi phạm quyền được đảm bảo thư tín, điện tín của công dân khi tự ý vào trang cá nhân của K để đọc trộm các mẩu tin nhắn của K với mọi người.

Câu 2: Biết N xem trộm email của mình, S không biết phải xử lí như thế nào. Nếu em là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?

Trả lời:

Trong trường hợp này S nên gặp trực tiếp vào trao đổi với N về hành động đọc trộm email, khuyên N không nên làm như vậy nữa, việc làm đó đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín, điện thoại của công dân.

Câu 3: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?

Trả lời:

T có vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín vì đã tự ý mở ra đọc thử thư của mẹ, khi chưa có được sự đồng ý cua mẹ.

Câu 4: Hành động tự ý đọc trộm thông tin thư từ của người khác, lén nghe trộm điện thoại của người khác đã vi phạm vào quyền nào của công dân, người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

Trả lời:

Những hành vi cố ý nghe trộm, đọc trộm thông tin thư tín, điện thoại của người khác là vi phạm vào quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện tín của công dân. Tùy vào mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đền bù nếu gây ra các thiệt hại.

Câu 5: Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?

  1. Vào giờ ra chơi, khi thấy bức thư rơi ra từ ngăn bàn của bạn H cùng lớp, U đã nhặt lên và mở ra đọc, sau đó dùng keo dán lại kín và để lại chỗ cũ.
  2. Y yêu cầu em trai không được cài mật khẩu điện thoại để thỉnh thoảng kiểm tra.
  3. Anh Q nhắc nhở khách hàng xóa dữ liệu trên máy khi thu mua điện thoại cũ.

Trả lời:

  1. U đã vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín. Vì đã tự ý mở và đọc thư của bạn H.
  2. Y đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Vì có hành vi cưỡng ép để kiểm tra điện thoại của em.
  3. Anh Q đã thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn về điện thoại của công dân. Vì khi xóa hết dữ liệu trong máy cũ đi thì người khác sẽ không có cơ hội lấy các thông tin đó để làm các việc không chính đáng.
  4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hai em Q và T cùng thực hiện một dự án để lấy điểm thi cuối kì, T vô cùng tò mò xem quá trình Q làm như thế nào. Nhân lúc nghỉ trưa, T đã mở máy tính và kiểm tra lịch sử tìm kiếm của Q để xem các tài liệu mà Q đã đọc. Theo em, T đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về điện thoại, điện tín của công dân như thế nào?

Trả lời:

Hành động vi phạm của T được thể hiện qua việc tò mò muốn biết được những thông tin mà Q đã xem, nên lén mở máy và xem trộm lịch sử tìm kiếm của Q.

Câu 2: M nhận giúp chị gái một bưu kiện, thấy bên ngoài bưu kiện ghi đó là các sản phẩm chăm sóc da mặt, M rất tò mò, muốn dùng thử nhưng chị gái không có ở nhà, nên M đã tự ý bóc bưu kiện và dùng thử đồ của chị gái. Theo em, M đã có những hành vi nào không đúng?

Trả lời:

Hành động vi của M là không đúng, M không nên bóc bưu kiện của chị gái khi chưa có sự đồng ý của chị, hành vi của M đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín của công dân.

Câu 3: M và T là hàng xóm và chơi rất thân với nhau. Từ nhỏ, hai bạn nhiều lần dùng đồ chung và luôn xem đó là chuyện bình thường. Tuần trước, M sang nhà T để rủ bạn đi chơi, tỏng lúc T đi thay đồ, M thấy điện thoại của T có tin nhắn nên đã mở ra đọc và trả lời hộ bạn. Khi biết chuyện, T không vui và muốn góp ý để M không tự ý đọc điện thoại của người khác.

Nếu là T, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để M hiểu và tôn trọng quyền được bảo mật điện thoại của công dân?

Trả lời:

Nếu em là T, trong trường hợp này, em sẽ ngồi nói chuyện với M về quyền riêng tư của mỗi người, đồ cá nhân của mỗi người; có đồ chúng ta có thể chia sẻ được nhưng có những đồ nếu không được sự đồng ý của người khác thì không nên động vào, để thể hiện sự tôn trọng của mình với người đó  và đồng thời cũng thực hiện đúng quyền được bảo mật về điện thoại của người khác.

 

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay