Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 8 văn bản 1: Nguyệt Cầm

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 văn bản 1: Nguyệt Cầm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

BÀI 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

VĂN BẢN 1: NGUYỆT CẦM

(12 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Xuân Diệu?

Trả lời:

- Xuân Diệu (1916 -1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu mang đến cho thơ ca Việt Nam những cảm nhận mới mẻ về cái tôi cá nhân, những cách tân quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật: Sự kế hợp từ ngữ mới mẻ chịu ảnh hưởng phương Tây, những hình ảnh độc đảo mang màu sắc tượng trưng,…Thơ Xuân Diệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX.

 

Câu 2: Bài Nguyệt Cầm chịu ảnh hưởng của thi ca nước nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nguyệt Cầm?

Trả lời:

- Về bối cảnh bài thơ ra đời thì giai đoạn 1930 – 1945, thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp, tức là “thế giới thống nhất trong tình âm u, huyền bí của nó” hay “hương sắc và âm thanh trong không gian tương ứng với nhau” (Bô-đơ-le).

- Và thời điểm này cũng chính là thời điểm bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu ra đời. Bài thơ chịu ảnh hưởng của thuyết giao ứng của Bô-đơ-le và được sáng tác theo quan niệm của trường phái biểu tượng về một vũ trụ huyền bí chỉ có thể được cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan.

Câu 3: Giải thích nhan đề “Nguyệt Cầm” của tác giả Xuân Diệu?

Trả lời:

- “Nguyệt” có nghĩa là trăng, “Cầm” có nghĩa là cây đàn vì vậy Nguyệt cầm có nghĩa là cây đàn nguyệt.

- Cây đàn nguyệt là một loại nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”

 

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nêu tên và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ có trong câu thơ “Sương bạc làm thinh, khuya nín thở” của bài Nguyệt cầm?

Trả lời:

Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Nhân hóa hình ảnh “sương bạc”; “khuya” cũng có hành động như con người: làm thinh; nín thở.

Tác dụng của biện pháp tu từ: giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Khắc họa hình ảnh thiên nhiên một các gần gũi, sinh động và giàu sức sống. Qua đó, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tâm trạng sầu não của tác giả trong đêm trăng.

Câu 2: Nêu cách hiểu của các anh chị về tình cảm của tác giả được thể hiện trong câu “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”?

Trả lời: 

Qua câu thơ” Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” thể hiện tâm trạng buồn thương, đầy suy tư, cảm xúc của tác giả. Kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/3, lại càng như làm nổi bất nét u sầu, nhiều tâm sự của người thi sĩ.

 

Câu 3: Theo anh, chị nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm trạng gì khi viết:

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề

Trả lời:

Khi viết “Bốn bề ảnh nhạc: biển pha lê” nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự về cảm giác chơi vơi trước một khung cảnh mênh mông, rộng lớn và vô định. Con người thì nhỏ bé với kiếp số hữu hạn mà cuộc sống là vô tận. Nhận thức được sự nhỏ bé, bế tắc của bản thân, nhà thơ khao khát muốn tìm kiếm những điều tinh tế, giao cảm với đời.

 

Câu 4: Em hãy tổng kết các giá trị nghệ thuật trong bài thơ Nguyệt Cầm của tác giả Xuân Diệu?

Trả lời:

- Bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu thuộc thể thơ 7 chữ.

- Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.

- Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.

- Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

 

Câu 5: Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc điệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn cầm tronh đêm lạnh?

Trả lời:

- Một hồn thơ như thế không thể không viết về nhạc. Cảm hứng về nhạc của nhà thơ là đi mãi vào cái thế giới bên trong nhạc. Vào thế giới riêng của "Nguyệt Cầm", thi sĩ đã hoà tan vào một niềm thơ duy nhất, thành mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật.  

- Cách ngắt nhịp 2/2/3 vừa tạo nên nhạc tính nhuần nhị cho câu thơ vừa gợi lên một bức tranh đã có hình lại có thanh. Nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, Xuân Diệu tạo ra âm điệu cũng chính là tạo nên nhạc tính trong thơ. Từ đó dẫn dụ người đọc đi vào thế giới lung linh màu nhiệm của Nguyệt Cầm. 

- Việc sử dụng những từ láy và lặp lại chúng “long lanh”, “lung linh”… là một trong những biện pháp tạo nhịp điệu trong thơ. Nhịp điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo nhạc tính trong thơ, đồng thời thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của nhà thơ.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chủ thể trữ tình trong bài Nguyệt cầm thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư, những bí mật không thể dãi bày, không thể tâm sự.

-  Trong không gian tuyệt sắc của không gian đêm trăng đó, vang vọng đâu đó tiếng đàn đầy u uẩn, bởi nó lạnh như nước, làm tái tê cõi lòng người nghe “Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi..”, câu thơ gợi cho người đọc liên tưởng cho người đọc liên tưởng đến một thứ âm thanh réo rắt, lạnh lẽo, khắc khoải đến tận tâm can. Và sở dĩ tiếng nhạc bi thương, réo rắt như thế là bởi chính chủ thể của tiếng đàn ấy đang đeo mối sầu không có người dãi tỏ “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”.

 

Câu 2: Em hãy xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ, bến Tầm Dương và sao Khuê trong các khổ thơ dưới đây. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ?

Mây vắng, trời trong, đêm thủy tinh; 

Linh lung bóng sáng bông rung mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

 

Thu lạnh càng thềm nguyệt tỏ ngời, 

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

 

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.

Sương bạc làm thinh, khuya nín thở

Nghe sầu âm nhạc đến sao khuê.

(Nguyệt cầm – Xuân Diệu)

 

Trả lời:

- Trong bài thơ "Nguyệt cầm" của Xuân Diệu, hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai và bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba đều là những biểu tượng cho nỗi nhớ về một tình yêu xa xôi đã qua. Người phụ nữ là hình ảnh của người phụ nữ yêu và hy vọng chờ đợi, trong khi bến tầm dương là nơi nối vòng tay của người yêu xa xôi và trông chờ vào một ngày hẹn hò.

- Trong khi đó, sao Khuê ở khổ thơ cuối là hình ảnh của người phụ nữ đã đi vào quên lãng và trở thành một vì sao trên bầu trời. Sự so sánh này nhằm bày tỏ sự tiếc nuối về một tình yêu đã qua.

 

Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ Nguyệt cầm.

Trả lời:

“Nguyệt cầm” của Xuân Diệu là bài thơ mà tôi luôn tìm thấy một nét đẹp tinh tế và sâu sắc. Thơ ngắn nhưng đầy tình cảm này đưa ta vào một thế giới mộng mơ, nơi mà trong tiếng đàn nguyệt êm đềm, tình yêu được thể hiện qua những khung trời vắng lặng và giọng hát ngọt ngào của những người yêu nhạc. Tuy chỉ là một bản tình ca nho nhỏ, nhưng bài thơ lại vang lên một thông điệp lớn lao về tình yêu thương đầy sự chân thành và lãng mạn. Những câu thơ dễ hiểu nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn, gửi gắm một thông điệp không hề nhỏ bé. Và khi đọc lại "Nguyệt cầm", tôi luôn cảm thấy hưng phấn và cảm thấy rộn ràng vì bài thơ đã truyền tới tâm hồn tôi cảm giác tình yêu và nỗi nhớ đầy vơi. Bài thơ nói lên sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và tình yêu, mang lại một cảm xúc tuyệt vời cho những người yêu thơ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Theo em, nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự gì khi viết:

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.

Trả lời:

Theo em,  khi viết "Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê" nhà thơ Xuân Diệu muốn bộc lộ tâm sự về cảm giác chơi vơi trước một khung cảnh mênh mông, rộng lớn và vô định. Con người thì nhỏ bé với kiếp số hữu hạn mà cuộc sống là vô tận. Nhận thức được sự nhỏ bé, bế tắc của bản thân, nhà thơ khao khát muốn tìm kiếm những điều tinh tế, giao cảm với đời.




=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Văn bản 1: Nguyệt Cầm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay