Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Tràng giang. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA (THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN)
VĂN BẢN 2: TRÀNG GIANG
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài thơ “Tràng Giang”? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
Trả lời:
Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn.
Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.
“Tràng Giang” thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ.
Câu 2: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tràng Giang”.
Trả lời:
Giá trị nội dung: “Tràng giang” là một bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, qua tác phẩm Huy Cận bộc lộ nỗi buồn của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm tha thiết đối với quê hương, đất nước mà thầm kín.
Giá trị nghệ thuật: Bài thơ vừa mang âm hưởng Đường thi vừa toát lên vẻ hiện đại, là một bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Mới.
Câu 3: Qua bài thơ “Tràng Giang” tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Trả lời:
Câu 4: Giới thiệu về tác giả Huy Cận
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1:Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ “Tràng Giang”.
Trả lời:
+ Âm điệu chung của bài thơ: Buồn, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng.
+ Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, trầm buồn trước mênh mông sóng nước, cuộc đời.
+ Nhịp thơ 3/4 tạo âm điệu đều đều, trầm buồn như sóng biển trên sông.
+ Sự luân phiên BB/ TT/ BB- TT/ BB/ TT có nhiều biến điệu trong khi sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh và hồn người.
Câu 2: Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Tràng Giang” đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
Trả lời:
+ Bài thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ:
Không gian: mênh mông, bao la, rộng mở.
Cảnh vật hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn.
Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường Thi.
Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn…
“Tràng Giang” vẫn chứa nét mới, nét hấp dẫn của thơ hiện đại: âm thanh tự nhiên, âm thanh cuộc sống bình dị, mộc mạc được đưa vào thơ
Sự hòa quyện, đan cài giữa chất cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại
Câu 3: Tình yêu thiên nhiên ở “Tràng Giang” có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?
Trả lời:
Câu 4: Cảnh tràng giang được miêu tả qua những hình ảnh, âm thanh như thế nào trong khổ 2? Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của tác giả?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Tràng Giang”
Trả lời:
“Tràng Giang” có nhiều đặc sắc về nghệ thuật:
Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự hài hòa.
Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao, không/ có…
Sử dụng đa dạng các kiểu từ láy: Láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót…) láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn…)
Linh hoạt các biện pháp tu từ: Hữu hạn/ vô hạn, nhỏ bé/ lớn, không/ có…
Câu 2: Cách cảm nhận không gian và thời gian của bài thơ “Tràng Giang” có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Tràng Giang khắc họa không gian rộng lớn của sóng, nước, sông chảy về vô tận.
+ Không gian được mở rộng theo nhiều chiều, lan tỏa sang đôi bờ.
+ Chiều thứ ba của không gian vũ trụ mở với bầu trời sâu chót vót.
+ Cả ba chiều của không gian nỗi buồn, nỗi cô đơn như không có giới hạn.
Nhà thơ mang nặng nỗi sầu nhân thế và nỗi cô đơn của chính mình.
+ Tràng Giang của trời đất, của tâm tưởng nhà thơ không những xuôi theo dòng nước còn xuôi từ hiện tại về quá khứ. Thời gian ở đây là buổi chiều tà, cảm nhận thời gian vừa cụ thể, vừa gợi cảm lại thể hiện đúng tâm trạng buồn hiu hắt tác giả.
Nhà thơ trở về hiện tại để tìm điểm tựa tinh thần ở quê hương, đất nước.
Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ở Tràng Giang góp phần vào việc thể hiện sâu sắc, tình cảm và tư tưởng của tác giả.
Câu 3: Vì sao câu thơ cuối bài “Tràng Giang”: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu?
Trả lời:
Câu 4: Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ “Tràng Giang”
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ "Củi một cành khô lạc mấy dòng".
Trả lời:
"Củi" là thứ đơn sơ, mộc mạc, chưa từng xuất hiện trong thơ ca mang ý nghĩa biểu tượng. Thế nhưng dưới cái nhìn của Huy Cận, nó lại gợi lên bao cảm xúc khác lạ, mới mẻ trong lòng người đọc. "Cành củi" vốn đã mang cảm giác thật nhỏ bé, một cành củi "khô" ở đây càng gợi lên sự hoang tàn, héo úa. Một cành củi khô lạc lõng giữa dòng chảy mênh mang của dòng sông, bơ vơ, vô định. Nó thậm chí không thể xuôi dòng song song như con thuyền, bị quăng quật theo dòng nước, lạc đến mấy dòng. Lối viết đảo ngữ "củi một cành khô" được sử dụng càng nhấn mạnh nỗi cô đơn, lẻ loi, héo tàn. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cụm từ “lạc mấy dòng” như muốn nói cành củi khô vốn bé nhỏ lại bị chia rẽ khắp mấy dòng sông. Qua câu thơ, người đọc cũng phát hiện ra tài năng độc đáo của thi nhân Huy Cận. Đó là việc tác giả sử dụng thành công ngòi bút "tả cảnh ngụ tình", mượn hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã nói lên tâm trạng suy tư, trầm lắng, thê lương, buồn man mác và da diết của mình. Đồng thời câu thơ như muốn gợi lên hình ảnh của thân phận nhỏ bé, bơ vơ lênh đênh giữa cuộc đời. Cành củi khô lạc giữa dòng nước dường như chính là hình ảnh biểu tượng cho con người mang trong mình nỗi sầu lo, lạc lõng vô định giữa dòng đời xô đẩy, không biết đi đâu về đâu.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tràng giang (Huy Cận)