Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG (TRUYỆN LÃNG MẠN VÀ HIỆN THỰC)
VĂN BẢN 4: CUỘC GẶP GỠ TÌNH CỜ
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả tác giả Hi-gu-chi I-chi-y-ô.
Trả lời:
Hi-gu-chi I-chi-y-ô (1872 – 1896). Nữ nhà văn Nhật Bản tuy có cuộc đừi ngắn ngủi nhưng lại có sự nghiệp văn học vô cùng ấn tượng. Bà đã để lại khoảng 20 truyện ngắn, 4000 bài thơ và một số tiểu luận cùng 1 bộ nhật kí.
Câu 2: Em hãy liệt kê những sự kiện chính của đoạn trích?
Trả lời:
Ô-sê-ki từ biệt cha mẹ, gọi xe về nhà lòng nàng nặng trĩu nỗi buồn.
Xe chạy được một lúc, người phu xe đột nhiên ngừng lại; than mệt, xin lỗi và từ chối việc chở Ô-sê-ki đi tiếp.
Ô-sê-ki hơi hốt hoảng, hứa rằng sẽ trả thêm tiền để được chở về nhà, nhưng anh ta nói “không cần tiền” vẫn từ chối lời đề nghị của Ô-sê-ki.
Nhưng rồi chợt nhận ra sự bất tiện, bất an có gây ra cho bà khách nếu bỏ mặc khách ở một nơi vắng vẻ trong đêm tối, anh ta mời khách lên xe đi tiếp.
Dưới ánh trăng qua dáng vẻ, lời nói của người phu xe, Ô-sê-ki sửng sốt nhận ra đó là Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê người mà nàng từng gắn bó với bao kỉ niệm và từng yêu thương khát khao làm vợ anh ta.
Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê nhận ra người khách mà mình định bỏ rơi giũa đường là Ô-sê-ki anh ta cũng sửng số không kém và tự thấy xấu hổ với cách hành xử cùng bộ dáng khốn khổ của mình.
Ô-sê-ki xuống xe đi bộ cùng Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kêm một đoạn đường. Cuộc trò chuyện chốc lát giúp nàng hiểu dược tình cảnh sa sút, oái oăm của Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê. Đã có lúc Ô-sê-ki cũng muốn nói cho anh ta biết cuộc sống không hạnh phúc và nỗi buồn riêng cua mình nhưng lại thôi. Tuy vậy, nàng tỏ ra hết sức đồng cảm với tình cảnh khốn khó và nỗi buồn của Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê.
Trước lúc chia tay, Ô-sê-ki gửi biếu Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê một ít tiền. Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê hiểu trân trọng tấm lòng nàng và không nỡ từ chối. Rồi họ chia tay, mỗi người một hướng trở về với cuộc sống riêng của mình. Nhưng có lẽ “cả hai đều nghĩ về nhau và biết rằng họ được chia sẻ nỗi buồn trong đời”.
Câu 3: Em hãy nêu giá trị nội dung của văn bản “Cuộc gặp gỡ tình cờ”.
Trả lời:
Câu 4: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của văn bản “Cuộc gặp gỡ tình cờ”.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1:Tại sao Ô-sê-ki lại quyết định quay về sống với chồng mặc dù không hạnh phúc?
Trả lời:
Ô-sê-ki quyết định quay về sống với chồng vì sự mong muốn của cha mẹ nàng, cũng như vì trách nhiệm với gia đình chồng. Mặc dù không hạnh phúc, nàng không muốn làm cha mẹ lo lắng và không muốn bị xã hội dị nghị. Điều này phản ánh một xã hội có những chuẩn mực khắt khe đối với phụ nữ.
Câu 2: Mối quan hệ giữa Ô-sê-ki và cha mẹ có thể được hiểu như thế nào qua đoạn đối thoại giữa họ?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa Ô-sê-ki và cha mẹ có thể được thấy là đầy sự tôn trọng và yêu thương. Mặc dù Ô-sê-ki không muốn tiếp tục cuộc sống hôn nhân, nàng vẫn lựa chọn làm theo ý cha mẹ, một sự hy sinh để giữ gìn thể diện gia đình và sự ổn định cho em trai. Cha mẹ Ô-sê-ki cũng thể hiện sự lo lắng cho con gái, nhưng lại không thể giúp nàng thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.
Câu 3: Tại sao Ô-sê-ki lại cảm thấy "mình đã chết" khi phải quay lại sống với chồng?
Trả lời:
Câu 4: Tại sao người phu xe lại dừng xe và từ chối nhận tiền?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Sự thay đổi của người phu xe qua câu chuyện này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự thay đổi của người phu xe, từ một chàng trai trẻ khỏe mạnh trở thành một người phu xe vất vả, thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống và những thử thách mà anh ta phải đối mặt. Qua đó, câu chuyện phản ánh sự thay đổi trong cuộc sống của những người từng quen biết, cho thấy sự biến động của số phận.
Câu 2: Ô-sê-ki có thể rút ra bài học gì từ cuộc gặp gỡ tình cờ với người phu xe?
Trả lời:
Ô-sê-ki có thể nhận ra rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như những gì mình mong đợi, và có thể phải chấp nhận những sự thay đổi không thể kiểm soát. Cuộc gặp gỡ tình cờ với người phu xe cũng giúp Ô-sê-ki cảm nhận được sự thay đổi của những người xung quanh mình, từ đó thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống.
Câu 3: Cảnh vật trong truyện có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật?
Trả lời:
Câu 4: Tại sao Ô-sê-ki lại không nhận ra người phu xe ngay lập tức? Điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê? Từ đó, em hãy rút ra nhận xét về điều này.
Trả lời:
Giống nhau
+ Cùng có chung những kỉ niệm tuổi thơ, thơ mộng, đáng nhớ.
+ Đều nuôi trong lòng những tình cảm và giấc mộng yêu đương thầm kín.
+ Đều phải kết hôn với người mình không yêu từ áp lực của gia đình hoặc hoàn cảnh khách quen.
+ Đều mang nặng nỗi buồn về một tình yêu không thành.
Điểm khác biệt:
+ Trong việc kết hôn với người mình không yêu, Ô-sê-ki xuất phát từ lòng yêu thương. Bổn phận với gia đình quên mình về lợi ích của bản thân; Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê lại vì thất tình, buồn chán nghe theo lời khuyên bảo của người thân.
+ Trong việc gánh chịu bất hạnh, nỗi buồn khổ: Ô-sê-ki chấp nhận lặng lẽ chịu đựng một mình, không nỡ và cũng không có cơ hội chia sẻ đến bất kì ai; Ku-sa-ka Rô-ku-nô-su-kê lại có nhiều phản ứng tiêu cực như sa vào cảnh phóng đãng dẫn đến sa sút, nghèo khốn.
=> Nhận xét:
Sự hy sinh và trách nhiệm: Ô-sê-ki, dù không hạnh phúc trong hôn nhân, lại thể hiện sự hy sinh và trách nhiệm đối với gia đình, chấp nhận sống một cuộc sống không trọn vẹn. Điều này phản ánh một khía cạnh của đạo đức và trách nhiệm gia đình trong xã hội thời bấy giờ. Câu chuyện của Ô-sê-ki nhấn mạnh sự chịu đựng, nhẫn nại trong những hoàn cảnh khó khăn.
Phản ứng của mỗi cá nhân đối với bất hạnh: Sự khác biệt giữa Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê còn cho thấy rằng mỗi người có cách đối diện với đau khổ và bất hạnh khác nhau. Trong khi Ô-sê-ki chọn cách chịu đựng, Rô-ku-nô-su-kê lại chọn sự bỏ cuộc và phá hủy bản thân. Điều này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của cách thức phản ứng với khó khăn trong cuộc sống, và rằng sự tiêu cực có thể dẫn đến sự suy sụp, trong khi sự kiên cường và lạc quan có thể giúp vượt qua thử thách.
Tình yêu và sự hy sinh: Cả hai nhân vật đều chịu đựng trong tình yêu, nhưng theo những cách khác nhau. Ô-sê-ki hy sinh tình cảm cá nhân vì gia đình, trong khi Rô-ku-nô-su-kê thất bại trong tình yêu và không thể chấp nhận được nỗi buồn này. Điều này phản ánh sự phức tạp trong tình yêu và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cũng như sự mâu thuẫn giữa lý tưởng cá nhân và những yêu cầu từ cuộc sống.
Trong tổng thể, câu chuyện của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê không chỉ làm nổi bật những xung đột trong lòng mỗi nhân vật mà còn phản ánh những mâu thuẫn và đau khổ mà con người phải trải qua khi đối diện với các áp lực xã hội và tình cảm cá nhân.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Cuộc gặp gỡ tình cờ (Hi-gu-chi I-chi-y-ô)