Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Hoàng Hạc lâu

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Hoàng Hạc lâu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA (THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN) 

VĂN BẢN 1: HOÀNG HẠC LÂU
(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu hiểu biết của mình về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà thơ Thôi Hiệu.

Trả lời:

Thôi Hiệu: (704 ? – 754). Quê quán: Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thuộc đời Đường. Hiện tại, thơ của ông chỉ còn sót lại 40 bài. Và tác phẩm Hoàng Hạc Lâu được xem là bài thơ hay nhất của ông.

Câu 2: Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Hoàng Lạc Lâu”.

Trả lời: 

1. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh Hoàng Hạc lâu

Nỗi nhớ quê hương da diết: Bài thơ là tiếng lòng của một người con hướng về quá khứ huy hoàng của lầu Hoàng Hạc. Qua đó, tác giả thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, mong muốn được trở về.

2. Giá trị nghệ thuật

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Thôi Hiệu đã sử dụng tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện nội tâm nhân vật. Qua việc miêu tả cảnh vật, tác giả bộc lộ những cảm xúc sâu kín của mình.

Ngôn ngữ giàu hình ảnh: Bài thơ sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi, tạo nên những liên tưởng thú vị.

Kết cấu chặt chẽ: Cấu trúc bài thơ chặt chẽ, mạch lạc, từng câu thơ đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Âm điệu trầm buồn: Âm điệu trầm buồn xuyên suốt bài thơ, tạo nên không khí hoài niệm, tiếc nuối.

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu chủ đề, xuất xứ văn bản “Hoàng Lạc Lâu”.

Trả lời:

Câu 4: Anh (chị) hãy nêu tứ thơ của văn bản “Hoàng Lạc Lâu”.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày nhận xét của anh/chị về cách sử dụng vần nhịp, đối trong bài thơ “Hoàng Hạc Lâu”?

Trả lời:

Mặc dù có sự thay đổi không tuân thủ theo đúng luật bằng – trắc của thơ Đường song vẫn được coi như một trong những bài thơ Đường hay nhất. Bởi ý thơ sâu sắc, ngôn từ mộc mạc giản dị nhưng đậm chất trữ tình.

Câu 2: Các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?

Trả lời:

+ Hình ảnh: “tích nhân” (người xưa); “thử địa” (nơi đây), “không” (trống không, trơ trọi), “nhất khứ” (đã bay đi), “thiên tải” (ngàn năm)… đồng thời có thể xác định trục quan hệ của các từ theo cặp quan hệ quá khứ - hiện tại (tích nhân – thử địa), hữu hạn – vô cùng (“hoàng hạc nhất khứ” – “bạch vân thiên tải”)…

+ Điển tích, điển cố về “hạc vàng”: Việc sử dụng điển tích, điển cố “hạc vàng” đi kèm với các hình ảnh giúp cho bài thơ thấm đượm phong vị hoài cổ, cấu tứ trở nên hàm súc giàu sức gợi cảm.

Câu 3: Phong cách chính của bài thơ là gì? Thể hiện rõ nhất qua điều gì?

Trả lời:

Câu 4: Hãy xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát cả bài thơ?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao tác giả lại sử dụng hình ảnh "hạc vàng" trong bài thơ và hình ảnh này có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

Trả lời:

Hình ảnh "hạc vàng" trong bài thơ gắn liền với huyền thoại về sự ra đi của người xưa và mang tính chất huyền ảo, tượng trưng cho sự vĩnh viễn không quay lại của quá khứ. Cánh hạc vàng bay đi và không trở lại khiến nhà thơ cảm thấy tiếc nuối, nhớ về những điều đã qua, tạo nên một cảm giác trống vắng, hoài niệm, thể hiện sự mất mát và sự không thể quay lại của thời gian.

Câu 2: Mối liên hệ giữa khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ là gì?

Trả lời:

Khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ, từ lầu Hoàng Hạc đến bãi cỏ xanh mướt, không chỉ là nền tảng để nhà thơ miêu tả mà còn phản ánh tâm trạng của tác giả. Cảnh vật thiên nhiên đẹp đẽ, yên tĩnh nhưng cũng chứa đựng sự vắng lặng, cô đơn, như đang hòa quyện với cảm xúc buồn bã, tiếc nuối và suy tư của nhà thơ. Nhà thơ như cảm thấy mình hòa vào không gian ấy, tạo nên sự tương đồng giữa thiên nhiên và tâm trạng hoài niệm, cô đơn của mình.

Câu 3: Tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại trong bài thơ?

Trả lời:

Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy "buồn lòng" khi miêu tả cảnh vật trên sông và quê hương trong bài thơ?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Bài thơ có triết lý nhân sinh gì qua hình ảnh lầu Hoàng Hạc và những suy ngẫm về thời gian?

Trả lời:

Bài thơ thể hiện triết lý nhân sinh về sự vô thường của thời gian và cuộc sống. Lầu Hoàng Hạc, một di tích lịch sử đã qua, cùng với hình ảnh "hạc vàng" bay đi không quay lại, nhắc nhở chúng ta về sự quý giá của thời gian và sự khó khăn trong việc giữ lại những gì đã mất. Tác giả cũng suy ngẫm về sự hữu hạn của đời người, sự tồn tại của con người chỉ là khoảnh khắc nhỏ trong dòng chảy vô tận của thời gian, thể hiện triết lý về sự mất mát và sự trân trọng những gì đang có.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay