Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Hai đứa trẻ

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Hai đứa trẻ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG (TRUYỆN LÃNG MẠN VÀ HIỆN THỰC)

VĂN BẢN 2: HAI ĐỨA TRẺ
(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của nhà văn Thạch Lam.

Trả lời:

Thạch Lam: (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Quê quán: quê nội ở Quảng Nam nhưng ông sinh ra tại Hà Nội có nhiều năm tháng tuổi thơ sống ở quê ngoại, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông là một trong những nhà văn quan trọng của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông để lại những tac phẩm đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tiểu thuyết Ngày mới, tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, tiểu luận Theo giòng….

Câu 2: Em hãy nêu bố cục của văn bản và nội dung từng phần văn bản? 

Trả lời: 

- 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”: Cảnh phố huyện lúc chiều tàn.

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến “có những cảm giac mơ hồ không hiểu”: Cuộc sống phố huyện khi về đêm.

+ Phần 3: Còn lại: Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện.

Câu 3: Em hãy tóm tắt văn bản “Hai đứa trẻ”

Trả lời:

Câu 4: Em hãy xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và cho biết tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc khắc họa nhân vật và thể hiện chủ đề tác phẩm?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1:Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết xuất hiện nhiều lần trong văn bản?

Trả lời:

Từ đó có thể thấy chuỗi hình ảnh được tác giải xây dựng theo thủ pháp đôi lập: âm thanh – yên lặng, ánh sáng – bóng tối, quá khứ - hiện tại… đại diện cho sự đối lập giữa một bên là cuộc sống vật vờ, tối tăm, tù túng của người dân nghèo phố huyện và một bên là những khát khao ước mơ vươn đến một cuộc sống tốt đẹp. Là thủ pháp qua trọng của văn học lãng mạn.

Hình ảnh đoàn tàu mang thứ ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo nhất trong câu chuyện, nhưng cũng là thứ ánh sáng và âm thanh không thuộc về phố huyện nghèo mà nhanh chóng, vội vã đến và đi trong phút chốc. Nó như biểu tượng một Hà Nội lộng lẫy, cho quá khứ lung linh của An và Liên, cho một ước mơ khát khao của hai chị em về tương lai.

Câu 2: Trình bày giá trị nhận thức và giáo dục thẩm mỹ của văn bản Hai đứa trẻ?

Trả lời:

+ Giá trị nhân văn: Tác phẩm khơi gợi sự thấu cảm và đồng cảm với những kiếp người nghèo khổ, lầm than cơ cực và khơi gợi sự sẻ chia với ước mơ vươn ra ánh sáng tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn của họ.

+ Giá trị thẩm mĩ: Tác phẩm đánh thức cảm xúc thẩm mĩ bằng những trang văn dịu êm, nhẹ nhàng, giàu sức khơi gợi, những ngôn từ đẹp đẽ, tinh tế, giàu hình tượng, những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và những hình tượng nhân vật được xây dựng công phu với thế giới nội thâm sâu sắc.

Câu 3: Bức tranh phố huyện được miêu tả qua những chi tiết nào và theo trình tự nào? Làm rõ ý nghĩa của việc miêu tả bức tranh ấy trong văn bản.

Trả lời:

Câu 4: Tình cảm của hai chị em Liên và An trong tác phẩm thể hiện điều gì?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trong "Hai đứa trẻ", hình ảnh phố huyện lúc chiều tối có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hình ảnh phố huyện lúc chiều tối trong "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam mang một ý nghĩa sâu sắc. Phố huyện vắng lặng, u tối, là hình ảnh phản ánh một cuộc sống tăm tối, nghèo nàn và không có hy vọng của những con người trong đó. Đây là không gian mà hai đứa trẻ, Liên và An, sống trong một hoàn cảnh khốn khó, thiếu thốn tình cảm và sự phát triển. Phố huyện không chỉ là một bối cảnh vật lý mà còn là một biểu tượng cho cuộc sống buồn tẻ, thiếu động lực và lạc lối của người dân trong xã hội lúc bấy giờ.

Câu 2: Thạch Lam có phê phán sự bất công trong xã hội qua hình ảnh hai chị em Liên và An không?

Trả lời:

Thạch Lam không trực tiếp phê phán sự bất công trong xã hội, nhưng qua hoàn cảnh sống của hai chị em Liên và An, ông gián tiếp lên án những bất công và sự thiếu thốn trong xã hội. Hai chị em sống trong một gia đình nghèo khó, thiếu thốn về vật chất, và dường như không có cơ hội để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của cuộc sống bần hàn. Hình ảnh của Liên và An là minh chứng cho số phận của những đứa trẻ nghèo trong xã hội lúc bấy giờ, không được hưởng đầy đủ các điều kiện để phát triển và sống cuộc đời tốt đẹp.

Câu 3: Hình ảnh chiếc xe đêm và những ánh đèn trong tác phẩm có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu 4: Hình ảnh Liên trong "Hai đứa trẻ" có thể được xem như biểu tượng của tầng lớp nào trong xã hội cũ?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Theo anh chị, truyện ngắn Hai đứa trẻ được viết theo phong cách sáng tác nào? Căn cứ nào để khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết theo phong cách lãng mạn và hiện thực bởi:

+ Đề tài và cảm hứng: Thạch Lam vừa miêu tả khách quan hình ảnh cuộc đời của những người dân phố huyện lầm than, vừa thể hiện hình ảnh cuộc đời của những người dân phố huyện với cái nhìn và cách cảm nhận mang tính chủ quan, thể hiện thế giới nội thâm và những cảm xúc trong trẻo trắc ẩn của Liên.

+ Cách tổ chức hình ảnh, chi tiết cũng như nhân vật: Có những hình ảnh rực rỡ, bay bổng đại diện cho ước mơ, khát vọng như đòn tàu đem, có cả những hình ảnh chân thực, điển hình cho những cảnh đời có thực như hàng nước chị Tí, bà cụ Thi hơi điên,….

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay