Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Lão Hạc

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Lão Hạc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG (TRUYỆN LÃNG MẠN VÀ HIỆN THỰC)

VĂN BẢN 1: LÃO HẠC
(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của nhà văn Nam Cao? 

Trả lời:

Nam Cao: (1915 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân tỉnh Hà Nam. Ông là một trong những nhà văn hiện đại xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông đặc biệt thành công ở lĩnh vực truyện ngắn với những tác phẩm tiêu biểu như: Chí Phèo, Lão Hạc,...

Câu 2: Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản? 

Trả lời: 

Ngôi kể: Thứ nhất

Điểm nhìn: Từ nhân vật ông giáo

Tác dụng: Toàn bộ cuộc đời của lão Hạc hiện lên qua cái nhìn, cảm xúc và suy nghĩ của ông giáo, kể cả những hiểu lầm hoặc đánh giá lầm của chính bản thân ông về lão Hạc. Thể hiện rõ tính cách nhân từ tốt bụng và những nỗ lực muốn thấu hiểu con người của ông giáo.

Câu 3: Em hãy tóm tắt văn bản “Lão Hạc”

Trả lời:

Câu 4: Em hãy nêu giá trị nội dung của văn bản “Lão Hạc”.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1:Tại sao Lão Hạc lại quyết định bán cậu Vàng và cuộc sống của ông thay đổi ra sao sau khi quyết định đó được thực hiện?

Trả lời:

Lão Hạc bán cậu Vàng vì ông cảm thấy bất lực trước tình cảnh nghèo khó của mình. Ông không còn khả năng chăm sóc chó và cũng muốn để lại chút tiền để con trai mình, người đi làm xa, có thể sống tốt hơn. Việc bán cậu Vàng không chỉ đánh dấu một sự hy sinh tình cảm lớn lao của Lão Hạc mà còn phản ánh sự bế tắc, khốn cùng trong cuộc sống của ông. Sau khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cảm thấy trống rỗng, cô đơn, và phần nào như đã mất đi một phần giá trị của mình.

Câu 2: Theo anh chị, hoàn cảnh sống có mối liên hệ như thế nào đến tính cách của nhân vật? Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám?

Trả lời:

- Hoàn cảnh: Lão Hạc là một nông dân ở vùng nông thôn nghèo. Người làng đều vất vả kiếm sống, giành giật nhau từng công việc. Kiếm tiền bằng những nghề lương thiện lẫn bất lương. Lão từng có một gia đình hạnh phúc tôn trọng và yêu thương nhau. Vợ mất sớm, con đi làm xa tuổi già neo đơn chỉ còn cậu Vàng bầu bạn.

=> Cũng chính vì hoàn cảnh ấy khiến cho lão luôn muốn được bảo vệ tâm nguyện của người vợ là canh giữ mảnh vườn cho con và chăm lo cho đứa con. Còn đối với làng xóm, lão giữ tâm hồn lương thiện trong sáng, tự trọng và tôn trọng mọi người.

=> Lão Hạc chính là đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước CMT8/1945 chết để dành sự sống cho gia đình người thân và bảo toàn lòng tự trọng

Câu 3: Hình ảnh con chó (cậu Vàng) trong tác phẩm "Lão Hạc" có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Câu 4: Nam Cao sử dụng nhân vật nào để phê phán xã hội phong kiến trong "Lão Hạc"?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Lão Hạc có phải là một người cha yêu thương con? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Lão Hạc là một người cha hết lòng yêu thương con, mặc dù trong điều kiện nghèo khó. Ông quyết tâm bán con chó yêu quý để có chút tiền gửi cho con trai mình, hy vọng con có thể sống tốt hơn. Việc này thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của Lão Hạc đối với con, dù ông phải hy sinh tất cả, kể cả niềm vui, tình bạn trung thành với con chó. Điều này thể hiện qua việc ông không muốn con mình phải lo lắng về gia cảnh của ông, và ông sẵn sàng gánh chịu cô đơn, nghèo khó một mình.

Câu 2: Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa gì trong tác phẩm?

Trả lời:

"Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rối bời, quần áo bẩn thỉu, đôi mắt mờ mịt. Lão trườn trề, bọt nước mép đầy, cơ thể bị giật mạnh từng cái, nảy lên. Hai người đàn ông mạnh mẽ phải ngồi lên trên người lão. Lão vật vã suốt hai tiếng đồng hồ trước khi ra đi. Cái chết đầy đau đớn. Không ai hiểu được lý do lão chết vài cách đau đớn và bất thình lình như vậy".

Đây không phải là một cái chết bình thường. Đó là cái chết do bị độc bả chó gây ra. Cảm giác không phải là một cách chết của con người, mà là một cách chết giống như của một con chó. Lão Hạc đã trải qua sự đau đớn và vật vã tột cùng về thể xác. Cuộc đời đã đầy khổ, và cho đến lúc cuối cùng, lão vẫn không được sự bình yên.

Cái chết của Lão Hạc đến bất ngờ - bất ngờ với mọi người, từ Binh Tư và ông Giáo đến hàng xóm. Sự bất ngờ này làm cho câu chuyện trở nên căng thẳng hơn, xúc động hơn. Mâu thuẫn bế tắc đã đạt đến đỉnh điểm và kết thúc một cách bi thương và tất yếu. Lão Hạc không thể tìm ra cách sống tiếp mà không phải ăn vào tiền của con trai hoặc bán mảnh đất. Ông chọn cái chết, tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho con trai. Với tính cách như của Lão Hạc, cái chết là điều tất yếu, và cách ông chết cũng là điều tất yếu.

Người đọc, qua cái chết của Lão Hạc, cảm thấy nghẹn ngào khi nhận ra những ý nghĩa sâu sắc ẩn sau sự kiện đau đớn đó. Ông không chọn một cách chết khác mà chết giống như một con chó bị độc bả, bởi đến phút cuối cùng, ông vẫn bị ám ảnh bởi cậu Vàng và sự lương thiện của mình. Ông đã chọn một cách giải thoát đau đớn nhưng cũng là một cách để tạ lỗi cho chính mình.

Ông chết trong sự vật vã và đau đớn, nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn khi đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng với đứa con trai vẫn "bặt vô âm tín" với hàng xóm về tang ma của mình. Ông chết để giữ ấm cho con, để nuôi hi vọng cho người con xa xôi. Cái chết của ông là biểu hiện cao quý nhất của tình cha, của đức hi sinh.

Cái chết của Lão Hạc, mặt khác, cũng là một cái nhìn sâu sắc vào tính cách và số phận của ông, cũng như là một cái tố cáo về hiện thực xã hội phong kiến đã đẩy những con người lương thiện vào bước đường cùng, phải chấp nhận cái chết như một kết thúc tất yếu. Cái chết của ông cũng giúp những người xung quanh ông hiểu rõ hơn về con người ông, và quý trọng và thương tiếc ông hơn.

Câu 3: Tình yêu thương và sự hy sinh của Lão Hạc có phải là một biểu tượng của con người trong xã hội cũ?

Trả lời:

Câu 4: Nhân vật ông giáo trong truyện "Lão Hạc" có vai trò gì đối với mối quan hệ giữa Lão Hạc và xã hội?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Lão Hạc được viết theo phong cách lãng mạn hay hiện thức? Căn cứ vào đâu để bạn xác định điều đó?

Trả lời:

Truyện ngắn lão Hạc viết theo phong cách hiện thực. Điều này thể hiện rõ qua các yếu tố:

+ Đề tài: Bức tranh nông thôn Việt Nam và đời sống nông dân trước CMT8/1945.

+ Cảm hứng: Phơi bày hiện thực tăm tối và đời sống khốn cùng của người nông dân, từ đó ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương và bản chất lương thiện của họ.

+ Nghệ thuật: Sử dụng một loạt những hình ảnh, chi tiết chân thực xuất phát từ đời sống nông thôn Việt Nam trước CMT8/1945 thời Nam Cao sống; nhân vật điển hình cho tầng lớp nhân dân Việt Nam trước CMT8/1945.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Lão Hạc (Nam Cao)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay