Câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 12 CTST.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA (THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(12 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hãy nêu khái niệm của ngôn ngữ trang trọng.
Trả lời:
Khái niệm: Ngôn ngữ trang trọng thể là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Loại ngôn ngữ này xuất hiện ở cả dạng viết (bài tập, tiểu luận, giáo trình, hợp đồng, báo cáo…) và dạng nói (bài diễn thuyết, bài giảng, ý kiến trong hội thảo, lời nói với những người có tuổi tác, vị trí cao hơn…).
Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm chính của ngôn ngữ trang trọng.
Trả lời:
Đặc điểm chính:
+ Từ vựng phong phú: Sử dụng từ ngữ chính xác, ít từ lóng hoặc từ không trang trọng. Ví dụ: Thay vì nói "đi làm", có thể nói "tham gia công việc".
+ Cấu trúc câu phức tạp: Thường sử dụng câu dài hơn với nhiều thành phần, tránh câu ngắn và đơn giản. Ví dụ: "Chúng tôi rất vinh dự được mời tham gia sự kiện này."
+ Sử dụng ngôi thứ ba: Thay vì sử dụng ngôi thứ nhất hoặc thứ hai, ngôn ngữ trang trọng thường thiên về ngôi thứ ba để giữ khoảng cách. Ví dụ: "Ngài đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc."
Câu 3: Nêu một số từ hoặc cụm từ thường được sử dụng trong ngôn ngữ trang trọng?
Trả lời:
Câu 4: Nêu ví dụ về ngôn ngữ trang trọng.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Em hãy nêu mục đích sử dụng, từ vựng, cấu trúc câu khi sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
Trả lời:
Ngôn ngữ trang trọng | |
Mục đích sử dụng | Được sử dụng trong các tình huống chính thức, nhằm thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc. |
Từ vựng | Sử dụng từ vựng phong phú, chính xác và ít sử dụng từ lóng. |
Cấu trúc câu | Thường có cấu trúc câu phức tạp và dài hơn, thể hiện sự chặt chẽ trong lập luận. |
Câu 2: Tại sao việc sử dụng ngôn ngữ trang trọng lại quan trọng trong giao tiếp chính thức?
Trả lời:
Thể hiện sự tôn trọng: Ngôn ngữ trang trọng giúp người nói thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe, đặc biệt trong các tình huống như hội nghị, lễ trao giải, hoặc khi giao tiếp với cấp trên.
Tạo ấn tượng tốt: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng giúp tạo ấn tượng tích cực, thể hiện tính chuyên nghiệp và nghiêm túc trong công việc.
Tránh hiểu lầm: Ngôn ngữ trang trọng thường rõ ràng và chính xác hơn, giúp tránh những hiểu lầm có thể xảy ra trong giao tiếp.
Câu 3: Khi nào thì nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng sử dụng trong những tình huống giao tiếp nào? Hãy giải thích lí do.
Trả lời:
Câu 4: Cho ví dụ về một tình huống mà em cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (100-150 từ) sử dụng ngôn ngữ trang trọng để mời bạn bè tham dự một buổi lễ?
Trả lời:
Gửi Nam thân mến,
Tôi xin trân trọng mời các bạn tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày tốt nghiệp đại học của của tôi, sẽ diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2024 tại hội trường lớn của trường. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đẹp, chia sẻ những thành tựu đã đạt được và hướng tới những mục tiêu trong tương lai. Sự hiện diện của các bạn sẽ là niềm vinh hạnh lớn đối với tôi và tất cả mọi người. Mong rằng các bạn có thể sắp xếp thời gian tham gia.
Trân trọng,
Câu 2: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ trang trọng trong cách trường hợp sau:
a. Phải khẳng định rằng “Bên kia sông Đuống” không chỉ là một bài thơ hay của thơ kháng chiến chống Pháp, mà con là một bài thơ hay của thơ Việt Nam hiện đại, của thơ Việt Nam nói chung. Những bài thơ hay có sức sống vượt qua mọi thời đại, không phụ thuộc vào đề tài và hoàn cảnh ra đời. Nó không hề cũ, vì cái đẹp là của muôn đời.
(Thơ Hoàng Cầm – Một dòng lấp lánh, Đinh Quang Tốn, Tạp chí Tao Đàn)
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Thảo luận về tác động của việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp trong giao tiếp. Hãy đưa ra ví dụ cụ thể?
Trả lời:
Việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực trong giao tiếp. Chẳng hạn, nếu một nhân viên sử dụng ngôn ngữ thân mật khi giao tiếp với sếp, điều này có thể khiến sếp cảm thấy không được tôn trọng và dẫn đến mối quan hệ làm việc căng thẳng. Ngược lại, nếu một người sử dụng ngôn ngữ quá trang trọng trong một bữa tiệc bạn bè, có thể tạo ra khoảng cách và khiến mọi người cảm thấy không thoải mái.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Thực hành tiếng Việt