Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 10 Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Dấu chấm phâỷ là gì ? Cho ví dụ về dấu chấm phẩy ?

Trả lời:

Dấu chấm phẩy đóng vai trò như một “điểm dừng tạm thời” trong quá trình đọc và hiểu câu. Nó không đặt ra một dấu chấm hoàn chỉnh, nhưng cũng không phải là một dấu phẩy ngắn ngủi. Khi gặp dấu chấm phẩy, người đọc nên dừng lại một chút để xác định sự tương quan giữa các thành phần câu. Thời gian dừng nghỉ này thường dài hơn so với khi gặp dấu phẩy thông thường, nhưng không kéo dài như khi gặp dấu chấm kết thúc câu.

Ví dụ : “Dù trời đẹp, tôi vẫn ở nhà; tôi không muốn ra ngoài.”

Câu 2: Trường hợp nào cần sử dụng dấu chấm phẩy ?

Trả lời:

– Tách các mệnh đề trong câu phức: Dấu chấm phẩy giúp phân cách rõ ràng giữa các mệnh đề khi câu văn trở nên phức tạp, đồng thời định rõ sự liên hệ giữa chúng.

– Liệt kê các thành phần: Khi cần liệt kê danh sách các thành phần trong câu, dấu chấm phẩy được dùng để phân tách chúng, tạo ra sự rõ ràng và sắp xếp.

– Tạo sự tương phản hoặc liên kết: Dấu chấm phẩy có thể tạo ra sự tương quan hoặc tương phản giữa các phần của câu, thể hiện sự phức tạp trong quan hệ ý nghĩa.

Câu 3: Dấu chấm phẩy (;) giống và khác dấu phẩy (,) ở điểm nào ?

Trả lời:

* Giống nhau

 - Là loại dấu dùng ở bên trong câu.

 - Dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.

 - Lưu ý:Khi đọc, quãng nghỉ hơi sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy giống nhau; khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều không được viết hoa.

*Khác nhau

 - Dấu chấm phẩy có một số công dụng khác mà dấu phẩy không có (như tách các nhóm ý hoặc ý lớn, phân cách các bộ phận của khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp, có thể tồn tại độc lập như một câu...). Nhưng ngược lại, dấu phẩy có một số công dụng khác mà dấu chấm phẩy không có (như ngăn cách trạng ngữ, hô ngữ với nong cốt câu, ngăn cách bộ phận chú thích trong câu, ngăn cách các bộ phận song song...)

Câu 4: Dấu chấm lửng là gì ?

Trả lời:

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu, có kí hiệu là …

- Tác dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng:

+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.

+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.

+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.

+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.

Câu 5: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Thể điệu Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

Trả lời:

Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu Huế

THÔNG HIỂU

Câu 6: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

"Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."

Trả lời:

Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 7:  Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu:

Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.

(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ,nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trả lời:

Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra.

Câu 8: Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây bằng dâu châm phẩy được không? Vì sao?

Trải Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyện bí,...

(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)

Trả lời:

Không thể thay thế dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì đây là phép liệt kê đơn giản.

Câu 9: Hãy tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ dưới đây:

a, Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm của Hội địa lý Hoàng gia Anh gần đây, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.

b, Những bến vận hà nhộn nhịp dài theo dòng sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.

Trả lời:

a, Dấu chấm phẩy được sử dụng làm ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

b, Dấu chấm phẩy để ngăn ranh giới các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

 VẬN DỤNG

Câu 10: Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

  1. a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

(Hồ Chí Minh)

  1. b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

  1. c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp.

(Báo Hà Nội mới)

Trả lời:

  1. a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.
  2. b) Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và quá hoảng sợ.
  3. c) Dấu chấm lửng có chức năng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho xuất hiện ngoài sự chờ đợi của từ bưu thiếp (Tấm bưu thiếp là khuôn khổ quá nhỏ, khổ nhỏ mà viết được cuốn tiểu thuyết!)

Câu 11: Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng đề làm gì?

- Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? 

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!

Trả lời:

Trong câu dấu chấm lửng được dùng để hiểu thị lời nói bị ngắt ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng (- Dạ, bẩm...);

Câu 12: Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:

Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

Trả lời:

Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập

Câu 13: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau :

a, Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả ; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.

(Vũ Tú Nam)

b, Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác : Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.

(Trần Hoài Dương)

Trả lời:

a,Tác dụng :  Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

b,Tác dụng : Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép

Câu 14:  Trong những phần trích sau đây có một số dấu chấm phẩy bị thay thế bằng dấu phẩy. Tìm dấu phẩy đã thay thế cho dấu chấm phẩy đó.

Cần phải nói với bạn rằng, ở xứ Prô-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng liền trên vùng cao, ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng, rồi vừa chớm gió heo may đầu thu mà người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo.

Trả lời:

 

“Cần phải nói với bạn rằng, ở xứ pro-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng liền trên vùng cao ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng [;] rồi vừa mới chớm gió heo may đầu thu là người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo.” (A. Đô-đê)

 VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn về chủ đề bảo vệ môi trường trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy ?

Trả lời:

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả chúng ta; chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ để ngăn chặn sự suy thoái của hệ sinh thái. Để làm được điều này, chúng ta cần phải giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt và công nghiệp, tái chế và sử dụng lại các tài nguyên, và hạn chế sử dụng năng lượng không tái tạo. Hãy hành động ngay bây giờ vì môi trường xanh sẽ mang lại lợi ích lớn cho chúng ta và cho thế hệ tương lai. Bằng cách hành động như vậy, chúng ta có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho tất cả mọi người. Hãy cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường và tạo ra một tương lai tươi sáng cho hành tinh của chúng ta.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay