Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 10 Văn bản 1: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10 Văn bản 1: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL. LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RO

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

Trả lời:

Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên.

Câu 2: Văn bản thuộc thể loại nào ?

Trả lời:

Thể loại: Văn bản thông tin

Câu 3: Xuất xứ  và hoàn cảnh sáng tác ?

Trả lời:

Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007.

Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm ?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt : Thuyết minh

Câu 5: Nêu tóm tắt văn bản ?

Trả lời:
Văn bản giới thiệu về lễ hội truyền thống của người Chơ – ro đó là lễ hội cúng thần Lúa thể hiện mối giao hòa gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Văn bạn nêu ra công tác chuẩn bị lễ hội, các nghi thức chính của lễ hội và giá trị văn hóa của lễ hội đối với cuộc sống của đồng bào người dân Chơ-ro

Câu 6: Hãy nêu bố cục của văn bản ?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “thật tưng bừng, náo nhiệt!”: Các nghi lễ quan trọng trong lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro

Đoạn 2: Còn lại: Lễ cúng thần Lúa  là một nét đẹp văn hóa của người Chơ – ro.

THÔNG HIỂU

Câu 7: Hãy nêu giá trị nội dung cuả tác phẩm ?

Trả lời:

Văn bản đã cung cấp thông tin về người Chơ-ro và lễ cúng Thần lúa.

Ca ngợi nét đẹp văn hóa truyền thống ở nơi đây

Câu 8: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

Văn bản thông tin bố cục hợp lí, thông tin chân thực, chính xác.

Câu 9: Những thông tin về người Chơ - ro được nêu trong văn bản là gì ?

Trả lời:

+ Tên gọi khác: Đơ-ro, Châu-ro.

+ Sinh sống tại Đồng Nai.

Câu 10: Ý nghĩa của Lễ cúng Thần Lúa đối với người Chơ - ro?

Trả lời:

+ Thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

+ Cũng được xem là Tết của người Chơ-ro.

+ Là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của cuộc sống.

VẬN DỤNG

Câu 11: Lễ cúng Thần Lúa được thực hiện như thế nào ?

Trả lời:

+ Vị trí: Là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro, lễ hội lớn nhất của cộng đồng.

+ Thời gian: Được tổ chức định kỳ hàng năm, thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch, sau khi thu hoạch.

+ Ý nghĩa: Là dịp để đồng bào tạ ơn thần linh đã cho mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau no đủ.

- Tiến trình lễ cúng:

+ Bắt đầu bằng việc làm cây nêu.

+ Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa.

+ Lễ cúng chính thức.

+ Sau khi cúng, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

Câu 12: Sau khi cúng xong, người dân trong bản tiến hành làm gì?

Trả lời:

Đoạn văn: “Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sản chính đề dự tiệc. Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thông mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác. Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn tổng vui vẻ, vừa nhậy nìa, ca hát tong âm thanh trầm bông, đặt dâu của dân công chiêng và nhiễu nhạc cụ đân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kên lúa,… Thật trng bừng, náo nhiệt!”

Câu 13: Văn bản trên có phải là văn bản thuyết mình thuật lại mội sự kiện?

Trả lời:

Văn bản Lễ cúng Thân Lúa của người Cho-ro là văn bản thuyết mình thuật lại mội sự kiện là vì nội dung của văn bản này hướng đến là giới thiệu thuyết mình về lễ cúng thần lúa, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn biến của tục lệ này

Câu 14: Chia sẻ về một số lễ hội của người dân tộc địa phương khác mà em biết ?

Trả lời:

Người Giarai ở khu vực Tây Nguyên có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với núi rừng Tây Nguyên. Hằng năm, người dân làng Giarai thường tổ chức nhiều lễ hội như: Cúng giàng, cồng chiêng, ....

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ ) giới thiệu thông tin một lễ hội mà em yêu thích ?

Trả lời:

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi độ xuân về bao trái tim người Việt lại háo hức mong chờ đến Tết để được sum hợp bên gia đình. Sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp thì mọi việc chuẩn bị cho Tết đều trở nên tất bật hơn. Ở các phiên chợ Tết, những gánh lá rong xanh mướt đã được các tiểu thương bày bán để phục vụ cho các gia đình gói bánh chưng. Cả phiên chợ được phủ đầy sắc màu rực rỡ của những quả bưởi vàng óng, những chậu hoa bướm bướm đầy mầu sắc và biết bao đồ trang trí cho ngày Tết. Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay