Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 10 Văn bản 3: Hai cây phong
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10 Văn bản 3: Hai cây phong. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TL. HAI CÂY PHONG
NHẬN BIẾT
Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?
Trả lời:
- Ai-ma-tôp (1928- 2008), là nhà văn Cư- rơ- gư- xtan (thuộc Liên Xô trước đây)
- Là tác giả của nhiều tập truyện vừa và nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
Câu 2: Văn bản thuộc thể loại nào ?
Trả lời:
Thể loại: Truyện ngắn
Câu 3: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác ?
Trả lời:
- Văn bản trích trong phần đầu của truyện : “Người thầy đầu tiên” - 1957
Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm ?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 5: Nêu tóm tắt văn bản ?
Trả lời:
Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cánh thảo nguyên. Có hai cây phong to lớn, nằm giữa ngọn đồi như một ngọn hải đăng trên núi. Đó là biểu tượng riêng, tiếng nói tâm hồn của người làng Ku- ku- rêu. Trên hai cây phong cũng là nơi tuổi thơ của nhân vật “tôi” và lũ trẻ trong làng có một “thế giới đẹp vô ngần”. Đứa trẻ nào cũng hào hứng trèo lên cây, ngắm ngôi làng và những vùng đất kế cận với sự thích thú, tò mò. Nhân vật “tôi” vẫn không lý giải được vì sao trên quả đồi có hai cây phong lại được gọi.
Câu 6: Hãy nêu bố cục của văn bản ?
Trả lời:
- Phần 1: Từ đầu → say sưa ngây ngất: Giới thiệu làng Ku-ku-rêu và hai cây phong
- Phần 2: Tiếp theo → chiếc gương thần xanh: Cảm nhận của “tôi” về hai cây phong mỗi lần về thăm quê
- Phần 3: Tiếp theo → biêng biếc kia: Hai cây phong và kí ức của tuổi thơ
- Phần 4: Còn lại: Hai cây phong và thầy Đuy-sen
THÔNG HIỂU
Câu 7: Hãy nêu giá trị nội dung cuả tác phẩm ?
Trả lời:
- Miêu tả sinh động, cụ thể hình ảnh hai cây phòn bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
- Thể hiện tình yêu quê hương, thiên nhiên, yêu quý, trân trọng người thầy đầu tiên
Câu 8: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?
Trả lời:
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo
- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc
- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng táo bạo đầy chất thơ
Câu 9: Mạch kể chuyện của văn bản có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Mạch kể thứ nhất: xưng tôi - là họa sĩ → bộc lộ cảm xúc riêng về hai cây phong.
- Mạch kể thứ hai: xưng chúng tôi - lũ trẻ ngày trước → cảm xúc chung về hai cây phong.
=> Việc thay đổi ngôi kể làm cho câu chuyện sinh động thân mật đáng tin cậy hơn, Không những là câu chuyện của riêng tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người.
VẬN DỤNG
Câu 10: Làng Ku-ku-rêu được giới thiệu như thế nào ?
Trả lời:
- Trên một cao nguyên, một thảo nguyên rộng lớn, thơ mộng.... với những cảnh sắc nên thơ và hình ảnh ấn tượng về 2 cây phong....
- Giới thiệu trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật “tôi” bằng nét vẽ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, thơ mộng, bằng cả niềm tự hào của tôi đối với quê hương.
→ Nghệ thuật so sánh: khẳng định giá trị và niềm tự hào của dân làng Ku- ku- rêu về hai cây phong.
Câu 11: Hai cây phong có ý nghĩa gì với tất cả mọi người ?
Trả lời:
- Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi
- Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng
- Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau
- Hai cây phong gắn bó với sự sống với con người
- Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu
+ Tác giả nhớ về kỉ niệm xưa với bạn bè và thầy giáo Đuy-sen.
+ Kỷ niệm của những lần phá tổ chim.
Câu 12: Nghệ thuật nổi bật tác giả sử dụng để miêu tả cây phong là gì ?
Trả lời:
- Nghệ thuật nhân hoá → tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thuộc như người thân.
→ Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến…
Câu 13: Hình tượng thầy Đuy - sen có mối liên hệ mật thiết như thế nào với hai cây phong ?
Trả lời:
Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy-sen và cô bé An-t –nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-tư-nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích.
Câu 14:Đối với nhân vật “tôi” hai cây phong mang ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”
- Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây Phong ?
Trả lời:
Đoạn trích “Hai cây phong” với ngòi bút đậm chất hội họa đã truyền tải đến người đọc những giá trị nhân văn cao đẹp về thiên nhiên và tình cảm con người. Chất hội họa ở đây chính là đường nét phóng khoáng miêu tả chân thực cảnh vật, đất đai, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ…Đó còn là màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh. Nghệ thuật này đã khéo léo ca ngợi vẻ đẹp của hai cây phong. Giống như tác giả đã so sánh, hai cây phong cũng giống như ngọn hải đăng trên biển, là nơi mà chúng ta sẽ hướng về dẫu cho cuộc sống có đầy chông gai thử thách. Bởi đó là nhà, là tuổi thơ, là những gì đẹp đẽ, ấm áp nhất luôn thường trực trong trái tim của mỗi con người.