Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 5 Văn bản 1: Lao xao ngày hè

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5 Văn bản 1: Lao xao ngày hè. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

TL:  LAO XAO MÙA HÈ

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu về nhà văn Duy Khán - tác giả truyện Lao xao ngày hè?

Trả lời:

 

Duy Khán tên đầy đủ là Nguyễn Duy Khán, sinh ra tại huyện Quế Võ, thành phố Bắc Ninh, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 15 tuổi, ông bỏ học, trốn ra khỏi vùng Pháp kiểm soát để gia nhập Việt Minh. Trong quá trình nhập ngũ, do có học vấn cao nên ông được phân công làm công việc dạy học, sau đó chuyển công tác làm phóng viên chiến trường cho chương trình Phát thanh Quân đội. Đến năm 1972, ông trở thành biên tập viên tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, đã có khoảng thời gian dài sống và làm việc ở quần đảo Trường Sa.

Câu 2: Nêu các tác phẩm nổi bật của Duy Khán?

Trả lời:

 

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Thơ - Tâm sự người đi, Trận mới; truyện Tuổi thơ im lặng,...
+ Trong đó, cuốn hồi kí Tuổi thơ im lặng là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc nhất, được coi là "tinh hoa một đời văn của Duy Khán" viết về chính những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, đánh dấu bước ngoặt từ bước đường làm thơ chuyển qua văn xuôi. Tác phẩm được đông đảo bạn đọc yêu thích và giới chuyên môn đánh giá cao. Tác giả Trần Bảo Hưng đã từng nhận xét: "Cuốn sách mỏng chưa đầy 200 trang giấy nhưng có tới mấy chục mẩu chuyện ngắn, có truyện chưa đầy một trang sách nhưng truyện nào cũng cảm động, cũng như chắt ra từ máu thịt của ông". Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn thì nói tập hồi kí đã làm cho Duy Khán "... Đang từ một người dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự, trở lại với cái phần kí ức tuổi thơ nằm sâu và trở nên bền chặt trong tâm tư".

Câu 3: Xuất xứa của tác phẩm Lao xao ngày hè?

Trả lời:

- Văn bản được trích trong cuốn hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, xuất bản năm 1986 và được trao tặng giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.

 

Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?

Trả lời:

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 5: Thể loại của văn bản là gì?

Trả lời:

Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.

 

THÔNG HIỂU

Câu 7: Giá trị nội dung của tác phẩm?

Trả lời:

+ Duy Khán đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên nơi làng quê Bắc Bộ khi trời chớm hè vô cùng sinh động, nhiều màu sắc, giàu âm thanh; đặc biệt là thế giới loài chim nơi đồng quê phong phú, đa dạng, hiện lên với những nét đặc trưng tính cách riêng biệt, độc đáo mà chỉ có ở những trang văn của Duy Khán, ta mới cảm nhận được sự đáng yêu của chúng.
+ Qua tác phẩm, ta cảm nhận được tác giả là người vô cùng am hiểu nông thôn, am hiểu về thế giới loài vật, am hiểu tự nhiên,... có tài quan sát tinh tế, tài tình và có tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

 

Câu 8: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức kể và miêu tả.
+ Sử dụng các biện pháp nhân hóa, hệ thống từ láy gợi hình, gợi tả, gợi cảm giúp thế giới tự nhiên hiện lên vô cùng sinh động, thú vị.
+ Vận dụng một cách linh hoạt chất liệu dân gian như các bài đồng dao, các câu thành ngữ, các truyện cổ tích giúp câu chuyện kể giàu cảm xúc, hấp

dẫn người đọc.

Câu 9: Tóm tắt văn bản Lao xao ngày hè?

Trả lời:

Trời chớm hè, cây cối um tùm. Hương hoa thơm ngát. Ong bướm cũng rộn ràng. Nhưng thế giới loài chim mới nhộn nhịp. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây. Diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. Cả xóm làng không ai muốn ngủ, tất cả cùng thức với giờ, với đất.

Câu 10: Nêu bố cục của tác phẩm?

Trả lời:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cả bãi húng dũi): Âm thanh lao xao ngày hè

- Phần 2 (Còn lại): Kỉ niệm với anh em.

VẬN DỤNG

Câu 11:  Màu sắc cảnh buổi sáng chớm hè ở làng quê được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

- Cả khu vườn đang náo nức, rộn rã, hứng khởi để đón chờ một mùa đang tới thật gần.

- Màu sắc:

+ Màu xanh tươi mới của "cây cối um tùm"

+ Màu trắng xóa đến nao lòng của những bông hoa lan

+ Màu vàng của hoa giẻ, hoa móng rồng và của ong bướm.

- Hương thơm: cả làng thơm", mùi thơm ngào ngạt của các loài hoa

Câu 12:  Âm thanh cảnh buổi sáng chớm hè ở làng quê được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

+ Tiếng những chú ong đang "đánh lộn nhau"

+ Những chú bướm "bỏ chỗ lao xao"

+ Tiếng của lũ trẻ con trò chuyện

→ Bằng những câu văn ngắn, kết cấu đơn giản cùng biện pháp so sánh, nhân hóa đã đưa người đọc về với thế giới của làng quê với tất cả những gì tinh khôi, bình yên và đẹp đẽ nhất. 

Câu 13: Có những loài chim nào xuất hiện trong tác phẩm? Và chúng được nhà văn miêu tả ra sao?

Trả lời:

- Loài chim hiền

Loài chịm trung gian

Loài chim ác

+ Chim bồ các với tiếng kêu đặc trưng "các...các...các..."

+ Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú - chúng đều có quan hệ họ hàng với nhau cả.

+ Chúng đều có ích cho con người, mang đến niềm vui trong cuộc sống của con người - sáo sậu, sáo đen "hót mừng được mùa", tu hú kêu để báo hiệu "mùa tu hú chín"

Chim ngói, chim nhạn

Tác giả đặc biệt chú ý tới cách bắt mồi và sự đấu tranh sinh tồn của chúng

+ Diều hâu bay cao và nhanh, chúng có khả năng đánh hơi rất tinh.

+ Quạ đen, quạ khoang thì "lia lia, láu láu" để bắt gà con hoặc ăn trộm trứng.

+ Chim cắt thì đúng như tên gọi của nó, lợi hại với "cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn"

+ Tác giả dành tình cảm đặc biệt đối với chim chèo bẻo vì dẫu là loài chim ác song chèo bẻo đã thay đổi, chúng thường đi trừng trị loài chim ác.

→ Với cái nhìn độc đáo và tràn đầy cảm xúc, Duy Khán đã đưa đến cho người đọc một câu chuyện độc đáo, thú vị và phong phú về thế giới của những loài chim. 

 

Câu 14: Bức tranh sinh hoạt đời sống làng quê được miểu tả như thế nào?

Trả lời:

- Cùng nhau đi tắm suối sau nhà, khung cảnh:

+ Vườn sắn xanh biếc.

+ Tiếng nước chảy ào ào.

+ Nước giội như thác, trắng xóa

- Lũ trẻ con la ó, té nhau, reo hò.

- Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa, trong tiếng sáo diều cao vút, trong dàn nhạc ve, trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…

VẬN DỤNG CAO

Câu 15:Viết một đoạn văn (160 -200 chữ) nêu cảm nhận của em về  về văn bản Lao xao ngày hè ?

Trả lời:

Văn bản “Lao xao ngày hè” của nhà văn Duy Khán đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi làng quê vào mùa hè được khắc họa cho thấy một vốn am hiểu phong phú của tác giả. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp tràn đầy âm thanh của sức sống. Từng tập tính của các loài chim thường xuất hiện ở các làng quê vào mùa hè được miêu tả trong mối quan hệ với con người, theo cách đánh giá của dân gian và ít nhiều mang tính biểu tượng cho từng loại người trong xã hội. Cùng với đó là những kỉ niệm của thời niên thiếu để từ đó tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Có thể thấy rằng, Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay