Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 6 Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? Cho ví dụ?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép hay được gọi là dấu trích dẫn, dấu câu này được tạo nên bởi cả hai dấu hoặc đơn liền kề nhau. Dấu ngoặc kép được đặt ở đầu câu và cả cuối câu trích dẫn. Thông thường trước dấu ngoặc kép để trích dẫn lời nói nhân vật, người viết cần thêm dấu hai chấm, chỉ trong một số trường hợp khi sử dụng từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt thì không cần tới dấu hai chấm này. 

Ví dụ: " Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hôn của con người"- Nguyễn Minh Châu. 

Câu 2: Nêu tác dụng của dấu hai chấm ? Và cho ví dụ?

Trả lời:

Dấu hai chấm là một dấu câu quan trọng trong tiếng Việt vì có tác dụng báo hiệu và đánh dấu vị trí của các phần trong câu. Đặc biệt, dấu hai chấm thường được sử dụng để báo hiệu lời nói của một nhân vật hoặc sự liệt kê, giải thích cho phần trước của câu.

Ví dụ: Tôi đã mua rất nhiều đồ: áo khoác, quần jean, giày sneaker, túi xách và đồng hồ đeo tay.

Câu 3: Nêu tác dụng của dấu ngạch ngang? Cho ví dụ?

Trả lời:

Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Dấu gạch ngang (–) có một hình dạng đặc biệt, chúng ta thường gặp trong văn bản, và nó thường gây nhầm lẫn với dấu gạch nối (-) hoặc dấu trừ (—). Dấu gạch ngang được sử dụng để phân tách các thành phần trong văn bản một cách rõ ràng và thường xuất hiện trong các ngữ cảnh về biểu đồ, danh sách, hoặc để tạo ra sự nổi bật cho một từ hoặc cụm từ cụ thể

Ví dụ:  "Lê-nin," "Ê-đi-xơn," "Ma-ri Quy-ri," "31-01-2020."

THÔNG HIỂU

Câu 4: Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép

Trả lời:

Từ trong ngoặc kép: thảm thiết, trùm sỏ, làm giàu, võ đài, cao thủ, trả thù, cử hành tang lễ...

Nghĩa thông thường: thảm thiết là nỗi đau khổ thống thiết, trùm sỏ là kẻ cầm đầu nhóm vô lại, làm giàu là tích luỹ nhiều của cải, tiền bạc, võ đài là đài đấu võ, cao thủ là người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác, trả thù là gây tai hoạ cho người đã gây hại cho mình hoặc người khác, cử hành tang lễ là tổ chức tang lễ cho người đã mất.

Câu 5: Tìm trong văn bản Con gái của mẹ câu có chứa dấu hai chấm và nêu tác dụng của dấu đó?

Trả lời:

Thầy giáo của con nói như reo: “Chị ơi, cháu đậu và trường chuyên rồi”=> Báo hiện trước lời nói trực tiếp của nhân vật, cụ thể là của thầy giáo báo tin trúng tuyển của Lam Anh

Câu 6: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dâu ngoặc kép trong câu ấy.

Trả lời:

Các bạn ồ lên thích thú, thì ra Lan là một "danh ca" chính hiệu.

 => Tác dụng dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh từ danh ca được dùng với ý nghĩa đặc biệt là chỉ người hát rất hay, hát hay như ca sĩ.

Câu 7: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngạch ngang và giải thích công dụng của dâu ngạch ngang trong câu ấy?

Trả lời:

Cái đuôi - bộ phận khỏe nhất của con rắn dùng để tấn công đối thủ => Giải thích về công dụng của sự vật sự việc

- Một bữa Thái đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn căn cụm trước bạn làm việc. Anh rón rén lại gần. Bố vẫn đang mải mê kiểm tra lại sổ sách. => Dấu gạch ngang để đánh dấu chú thích, lý giải. Cụ thể ở đây là việc giải thích công việc của bố Thái đang làm,

Câu 8: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm và giải thích công dụng của dâu hai chấm trong câu ấy?

Trả lời:

- Các loại động vật ở khu vực nhiệt đới bao gồm: khỉ, vượn, báo, rắn và lươn.=> Sử dụng dấu hai chấm để báo trước lời giải thích

- Ông chủ giải thích: "Chúng ta cần tăng doanh số bán hàng trong quý này." => Sử dụng dấu hai chấm để báo trướclời nói của nhân vật

VẬN DỤNG

Câu 9: Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:       

Dế lửa có màu đỏ, nhỏ con hơn dế than nhưng đánh nhau không ai bì. Trong chiến trận, dế lửa nổi tiếng là lì đòn. Dế lửa có hàn răng rất khỏe, có thể cắn đứt chân những con dế than to gấp đôi nó. Nhiều chú dế than chỉ mới thấy dế lửa phồng cánh gáy một tràng “rét re re”, chưa đánh đấm gì đã quay đầu bỏ chạy, lấy cọng cỏ cứng lùa thế nào cũng không chịu quay lại “võ đài”

Trả lời:

Câu chủ đề: Trong chiến trận, dế lửa nổi tiếng là lì đòn

Câu 10: Em hãy cho biết các dấu hai chấm sau có công dụng gì?

a, Chú Năm đi thị xã về, mang theo rất nhiều thứ: thịt bò, rau cải, cây ớt con, măng khô, bánh rán…

b, Mỗi khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc giữa chừng, em thường nhớ đến một danh ngôn mà thầy giáo đã dạy: "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng".

c, Đang đi chơi với bạn, nhưng thấy thầy giáo đi ngang qua, Hà vẫn dừng xe lại để chào thầy:

- Em chào thầy ạ!

Trả lời:

a, Dấu hai chấm trong câu báo hiệu rằng đoạn văn tiếp theo sẽ là danh sách các vật dụng, thực phẩm được liệt kê.

b, Dấu hai chấm trong câu báo hiệu rằng đoạn văn tiếp theo là một danh ngôn được trích dẫn.

c, Dấu hai chấm trong câu báo hiệu rằng đoạn văn tiếp theo là lời chào hỏi của Hùng đến thầy giáo

Câu 11: Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây:

Ma-ri Quy-ri là nhà bác học người Pháp gốc Ba Lan. Bà đã giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng:

- Giải thưởng Nô-ben Vật lí, Giải thưởng Nô-ben Hoá học

- Tiến sĩ khoa học Vật lí xuất sắc

- Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp

- Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp RI THỨC

(Theo Ngọc Liên)

Trả lời:

Dấu gạch ngang có công dụng đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Trong đoạn văn là liệt kê ra các thành tựu nổi bật của bà Ma - ri Quy - ri

Câu 12:  Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép

Bác tự cho mình là "người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", là "đầy tớ trung thành của nhân dân", ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." (Theo Trường Chinh)

Trả lời:

- Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên đây là lời của Bác Hồ.

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật. Đó có thể là:

+ Một từ hay cụm từ: “người lính vâng lệnh quốc dân ra trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

+ Một câu, một đoạn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Câu 13Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

Có bạn tắc kè hoa

Xây "lầu" trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

(Phạm Đình Ân)

Trả lời:

Trong khổ thơ trên từ “lầu” được tác giả sử dụng để chỉ cái tổ nhỏ của con tắc kè trên cây. Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè là “lầu”, tác giả nhằm đề cao giá trị của cái tổ ấy. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để đánh dấu từ “lầu” được dùng với ý nghĩa đặc biệt như vừa nói.

Câu 14đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu đã cho

  1. a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa. 
  2. b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh. (Truyện dân gian Việt Nam)

Trả lời:

  1. a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa".
  2. b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là “đào trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu:

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoàn thọ” và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) về một kỉ niệm thời thơ ấu, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

 Tôi vẫn còn nhớ mãi về một chuyến đi cùng bố mẹ khi còn năm tuổi. Bố mẹ đã đưa tôi đến thăm thủ đô Hà Nội. Sau khoảng hai tiếng, xe cũng đến thành phố. Đầu tiên, em được đến viếng lăng Bác. Tôi và bố mẹ cùng xếp hàng để được vào trong lăng. Từng dòng người nối tiếp nhau. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội mặc quân phục màu trắng, đứng gác rất nghiêm trang. Tôi đã được tận mắt nhìn thấy Bác Hồ. Khuôn mặt Bác thật hiền từ. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Lúc này, lòng tôi cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào bất chợt làm tôi nhơ đến những câu thơ em rất yêu thích của nhà thơ Tố Hữu khi viết về Bác Hồ như sau:

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

 Sau đó, bố mẹ còn cho tôi đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở quận Hoàn Kiếm, gần trung tâm thành phố. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Xung quanh hồ, những hàng cây cổ thụ đứng trầm ngâm. Ở chính giữa là tháp Rùa cổ kính. Tôi còn được đi ăn rất nhiều món đặc sản của Hà Nội. Cả gia đình đã có nhiều kỉ niệm đẹp cùng nhau

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay