Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 7 Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì? Cho ví dụ?
Trả lời:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ:
+ xe lửa = tàu hỏa
+ con lợn = con heo
+ đen = mực = huyền
Câu 2: Từ đồng âm là gì? Cho ví dụ?
Trả lời:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ từ chiếu: máy chiếu, chiếc chiếu
THÔNG HIỂU
Câu 3: Cho các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:
- a) Giải thích nghĩa của từ “cánh” trơng các từ ngữ trên.
- b) Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghữa hay các từ đông âm. Dựa trên cơ sở nào đề xác định như vậy?
Trả lời:
- a) Cánh trong cánh buồm nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.
- Cánh trong cánh chim là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng
- Cánh trong cánh cửa là: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được
- Cánh trong cánh tay là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.
- b) Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của một sự vật.
Câu 4: Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.
Trả lời:
Một số ví dụ về hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra cách nói độc đáo là:
- Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
- Hổ mang bò trên núi
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Câu 5: Đọc và tìm ra biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
Con bông lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Trả lời:
Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ “Cánh buồm” => Tác dụng của biện pháp tu từ: Gợi tả hình ảnh ngôi nhà, cây cối góp phần tạo nên sự sinh động,sáng tạo hơn cho bài thơ.
Câu 6: Cho câu ca dao:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.”
Chỉ ra nghĩa của từ "chiều" và "chiều chiều" trong từng câu.
Trả lời:
- Chiều chiều: chỉ thời gian
- Chiều: chỉ phương hướng, không gian
VẬN DỤNG
Câu 7:Tìm ít nhất 3 từ đồng nghĩa với các từ sau: anh hùng; ác; ẩm; ân cần; bảo vệ
Trả lời:
- Từ đồng nghĩa với "anh hùng": anh dũng, can đảm, can trường, dũng cảm, gan lì, gan dạ....
- Từ đồng nghĩa với "ác": ác độc, hung ác, tàn nhẫn....
- Từ đồng nghĩa với "ẩm": ẩm thấp, ẩm ướt, ẩm mốc...
- Từ đồng nghĩa với "ân cần": đon đả, nhiệt tình, niềm nở, quan tâm, thân mật,....
- Từ đồng nghĩa với "bảo vệ": ngăn cản, che chở, giữ gìn, phong vệ, che chắn...
Câu 8: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa “xanh” trong các dòng thơ sau:
- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
- Một vùng cỏ mọcxanh rì. (Nguyễn Du)
- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
- Suối dài xanh mướtnương ngô. (Tố Hữu)
Trả lời:
- Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.
- Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.
- Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
- Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
- Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng
Câu 9: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:
- a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
- b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
Trả lời:
- a) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: Tổ tiên
- b) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: quê mùa
Câu 10: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
- a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
- b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
- c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Trả lời:
- a) Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân là các từ chỉ nông dân
→ Từ lạc: thợ rèn
- b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội là các từ chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp
→ Từ lạc: thủ công nghiệp
- c) Từ lạc:nghiên cứu
→ Các từ còn lại chỉ giới trí thức
Câu 11: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa đó.
Trả lời:
- Cặp từ trái nghĩa nói về học hành: lý thuyết - thực hành, chăm chỉ - lười biếng, thông minh - ngu dốt, điểm cao - điểm thấp, tiến bộ - thụt lùi...
- Đặt câu:
+ Trong khi Hùng chăm chỉ làm bài tập, thì Quyên lười biếng nằm đọc truyện.
+ Kết quả kì thi có điểm cao hay điểm thấp thì em cũng đã nỗ lực hết mình.
Câu 12: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
- a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.
- b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.
- c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
Trả lời:
a)
- Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu
- Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim
- Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn
b)
- bò kéo xe: bò chỉ con bò
- 2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...)
- cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân
c)
- sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá
- chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy
- chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác
- chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng
Câu 13: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.
Trả lời:
- chiếu:
+ Bố em đang lắp chiếc máy chiếu trước sân cho cả nhà cùng xem phim.
+ Mẹ em đang lựa chọn một chiếc chiếu thật đẹp để trải trước sân.
- kén:
+ Bà nội cẩn thận xếp từng chiếc kén tằm vào rổ.
+ Dì Tuyết là người rất kén chọn, mãi mà vẫn chưa mua được chiếc váy ưng ý.
- mọc:
+ Mấy hạt giống bà vừa gieo hôm qua, nay đã mọc mầm lên rồi.
+ Thấy chú Ba nhiệt tình mời mọc mãi, bà Tư cũng đồng ý sang chơi.
VẬN DỤNG CAO
Câu 14: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
- a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.
- b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.
Trả lời:
- Nghĩa gốc: miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, xương sườn, hích vào sườm, hở sườn
- Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn, sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch
Câu 15: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:
- a) Vàng:
- Giá vàng trong nước tăng đột biến
- Tấm lòng vàng
- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường
- b) Bay:
- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.
- Đàn cò đang bay trên trời
- Đạn bay vèo vèo
- Chiếc áo đã bay màu
Trả lời:
- a) Vàng:
- Giá vàng trong nước tăng đột biến (từ gốc)
- Tấm lòng vàng → từ nhiều nghĩa
- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường → từ đồng âm
- b) Bay:
- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường → từ đồng âm
- Đàn cò đang bay trên trời (từ gốc)
- Đạn bay vèo vèo → từ nhiều nghĩa
- Chiếc áo đã bay màu → từ nhiều nghĩa