Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 7 Văn bản 3: Chị sẽ gọi em bằng tên
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 Văn bản 3: Chị sẽ gọi em bằng tên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TL CHỊ SẼ GỌI EM BẰNG TÊN
NHẬN BIẾT
Câu 1: Tác giả của văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên là ai?
Trả lời:
- Jack Canfield & Mark Victor Hansen.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
Xuất xứ: In trong Tình yêu thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn
Câu 3: Tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của em?
Trả lời:
Nhân vật tôi có cậu em trai đặc biệt, tính cách lạ lùng, e dè, hay cười một mình vì những lý do không đâu. Cậu em trai còn học rất kém và phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. Nhân vật tôi rất ghét người em của mình, thường không bao giờ nói chuyện cùng và gọi em bằng những biệt danh xấu xí. Trong một lần đi khám răng tình cờ hai chị em nói chuyện với nhau nhân vật tôi hiểu rằng em mình là cậu bé rất tốt bụng, thân thiện cởi mở và hoạt ngôn. Vào chuyến đi du lịch cùng cả nhà em đã nói với bố rằng chị gái mình là người rất tốt bụng và yêu thương mình. Khi nghe thấy vậy, nhân vật tôi rất xúc động và hứa rằng sau này sẽ quan tâm yêu thương em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Eric Carter của mình
Câu 4: Văn bản được kể theo ngôi kể thứ mấy?
Trả lời:
Người kể chuyện: Ngôi kể thứ nhất
Câu 5: Nêu bố cục của văn bản?
Trả lời:
Đoạn 1: Từ đầu đến “đâu vào đấy”: Ấn tượng không tốt của nhân vật tôi về người em trai của mình
Đoạn 2: Còn lại: Nhân vật tôi nhận ra em trai mình thật tốt bụng, đáng yêu và ngoan ngoãn.
Câu 6: Thể loại của văn bản là gì?
Trả lời:
Thể loại: Truyện ngắn
Câu 7: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt : Tự sự
THÔNG HIỂU
Câu 8: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời:
- Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình.
- Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người (đặc biệt là những người khiếm khuyết).
Câu 9: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
- Nghệ thuật tự sự từ ngôi nhất đem lại tính chân thực cho câu chuyện.
Câu 10:Tại sao người chị lại có ấn tượng không tốt với người em trai của mình?
Trả lời:
- Với nhân vật tôi em mình là đứa trẻ không bình thường (không giống với những đứa trẻ khác)
- Em vừa lạ lùng vừa e dè, không hiểu được những câu chuyện đùa, phải mất nhiều thời gian mới học được những điều cơ bản, em hay cười trong lớp. Em phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt.
- Càng lớn tôi càng ghét em mình, tôi hay trừng mắt dọa em và gọi em bằng những thứ biệt danh xấu xí.
- Dù bị các bạn nói rằng mình đang đối xử tệ với em nhưng tôi vẫn không nhìn ra lỗi lầm của mình.
→ Nhân vật tôi không hề yêu quý người em của mình chút nào.
VẬN DỤNG
Câu 11: Điều gì đã làm thay đổi cách nhìn, thái độ của người chị đối với người em?
Trả lời:
- Hoàn cảnh: Bố mẹ đi vắng, tôi có cuộc hẹn nha sĩ nên bắt buộc phải đưa em theo cùng.
- Thời gian: Vào một buổi chiều tháng 7 ấm áp.
- Khi đi trên vỉa hè tự nhiên tôi muốn nói chuyện với em và hai chị em đã chia sẻ với nhau rất nhiều điều.
- Lúc này, tôi mới nhận ra em mê xe Cadillac, ước mơ trở thành kỹ sư hoặc doanh nhân và thích nhạc Rap.
→ Nhận ra em trai mình thật nhiều hoài bão, tốt bụng, thân thiện và cởi mở.
Câu 12: Người chị đã nhận ra những đức tính của em trai mình qua sự kiện nào?
Trả lời:
- Hoàn cảnh: Trong chuyến đi du lịch cùng gia đình
- Nghe được những lời tâm sự của em trai với bố về mình rằng mình mình rất tốt và hai chị em rất yêu thương nhau. Gương mặt tôi nhòe đi trong nước mắt.
→ Nhận ra tấm lòng sự nhân hậu của em trai, tự hứa với bản thân sẽ đối xử với em thật tốt và gọi em bằng cái tên của em Eric Carter.
Câu 13: Vì sao trong thời điểm em nói chuyện với bố , chị gái đã khóc?
Trả lời:
Người chị khóc vì em trai không những không ghét mà còn nghĩ chị là một người tốt. Và vì mình đã quá vô tâm và đôi khi cảm thấy ghét vì em mình hơi đặc biệt và đôi khi gây sự chú ý quá nhiều.
Câu 14: Em nhận được bài học gì về cách ứng xử với các thành viên trong gia đình qua câu chuyện này?
Trả lời:
Chúng ta nên đối xử với người thân trong gia đình phải thật tốt, thể hiện sự yêu thương, chia sẻ, không nên có thái dộ lạnh lùng hay xa lánh.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ) nêu cảm nhận của em về câu chuyện này?
Trả lời:
Đến với văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhân vật người chị đã để lại nhiều ấn tượng. Với vai trò là một người kể chuyện, người chị đã xây đã bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm đối với em trai - một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ, thậm chí chán ghét em trai. Những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” hay “đặt ra những cái tên xấu xí” đã cho thấy sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần trong nhân vật này. Nhưng nhờ có cuộc trò chuyện với em trai mà cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Một lần, bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè, người chị đã muốn trò chuyện với em. Sau cuộc trò chuyện, cô bé nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Trong một chuyến du lịch với gia đình, người chị còn nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình. Qua nhân vật người chị, chúng ta nhận ra cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.
Câu 2: Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em?
Trả lời:
Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.
Câu 3: Vì sao người chị lại khóc?
Trả lời: