Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 8 Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Từ mượn là gì ? Nêu một số ví dụ về từ mượn trong ngôn ngữ Việt Nam?
Trả lời:
Ngoài những từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Như vậy, từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để tạo ra sự phong phú, đa dạng cho tiếng Việt
Ví dụ: Ti vi, cà phê, pho mát, xà phòng, ra-đi-ô,...
Câu 2: Hãy liệt kê các loại từ mượn trong tiếng Việt?
Trả lời:
- Từ mượn Hán Việt
- Từ mượn tiếng Anh
- Từ mượn tiếng Pháp
- Từ mượn Tiếng Nga
Câu 3: Nêu vai trò của từ mượn đối tiếng Việt ?
Trả lời:
- Từ mượn bổ sung thêm những từ còn thiếu để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ đa dạng của con người.
- Từ mượn tạo ra nhiều lớp nghĩa khác nhau với những từ đã có trong tiếng Việt, có thể thay thế, tạo cảm giác lịch sự, nhẹ nhàng, trang trọng hơn. Ví dụ: Từ "chết" là từ thuần Việt, có thể tuỳ từng hoàn cảnh mà thay đổi thành từ "từ trần, lìa đời" cho phù hợp hơn.
Câu 5: Giải nghĩa từ mượn Hán Việt và cho ví dụ?
Trả lời:
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (bao gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)
Ví dụ:
- Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, Giả có nghĩa là nghe.
- Yếu lược: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó, Yếu có nghĩa là quan trọng, Lược có nghĩa là tóm tắt.
Câu 6: Giải nghĩa từ mượn tiếng Pháp và cho ví dụ?
Trả lời:
Trong quá trình giao lưu văn hoá, người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ các khái niệm mà trong tiếng Việt không có. Tuy nhiên, khi áp dụng các từ mượn tiếng Pháp, chúng ta đã biến thể cả về cách đọc lẫn cách viết để gìn giữ nét đẹp của tiếng Việt.
Ví dụ:
- A-xít: có nguồn gốc là từ "acide"
- A lô: có nguồn gốc từ "allo"
Câu 7: Giải nghĩa từ mượn tiếng Nga và cho ví dụ?
Trả lời:
Có một số từ mượn tiếng Nga có thể gặp trong quá trình giao tiếp. Nguyên nhân dẫ đến mượn từ tiếng Nga bởi đất nước văn hóa, chính trị của chúng ta có qua hệ thân thiết với nước Nga
Ví dụ: Từ "Bôn-sê-vích" có nguồn gốc từ "Bolshevik" được sử dụng để chỉ người giàu có. Hoặc từ "Mác - xít" có nguồn gốc từ "Marksist" được dùng để chỉ người theo chủ nghĩa Mác.
Câu 8: Giải nghĩa từ mượn tiếng Anh và cho ví dụ?
Trả lời:
Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến trong giao tiếp. Do đó, Việt Nam cũng sử dụng khá nhiều từ mượn tiếng Anh,
Ví dụ như: Từ "đô la" có nguồn gốc từ "dollar" chỉ một đơn vị tiền tệ ở nước ngoài; Từ "In - tơ - nét" có nguồn gốc từ "internet" chỉ mạng máy tính.
THÔNG HIỂU
Câu 9: Ghi lại những từ mượn trong các câu dưới đây. Cho biết các từ ấy đợc mượn của ngôn ngữ nào.
- Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
- Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
- Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
Trả lời:
- Từ mượn ở câu này là: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sinh lễ. Đây là các từ mượn tiếng Hán.
- Từ mượn ở câu này là: Gia nhân. Đây là từ mượn tiếng Hán
- Từ mượn ở câu này là: Pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, In-tơ-net. Đây là các từ mượn tiếng Anh.
Câu 10: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau:
Khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc
Trả lời:
- Từ "khán giả" có tiếng "khán" nghĩa là xem và tiếng "Giả" nghĩa là người => người xem
- Từ "thính giả" có tiếng "Thính" nghĩa là nghe và tiếng "Giả" nghĩa là người => Người nghe
- Từ "độc giả" có tiếng "Độc" nghĩa là đọc và tiếng "Giả" nghĩa là người => Người đọc
Câu 11: Kể tên một số từ mượn:
- Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét
- Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp, ví dụ: ghi đông
- Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô
Trả lời:
- Ki-lô-mét, ki-lô-gam, xăng-ti-mét,...
- Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan,...
- Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông
Câu 12: Kể tên một số từ mượn:
- Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét
- Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp, ví dụ: ghi đông
- Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô
Trả lời:
- Ki-lô-mét, ki-lô-gam, xăng-ti-mét,...
- Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan,...
- Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông
VẬN DỤNG
Câu 13: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:
- báu vật/của quý
- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ khác...
- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là...
. chết/từ trần
- Ông của Lan đã... đêm qua.
- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã... từ tuần trước.
- phôn/gọi điện
- Sao cậu không... cho tớ để tớ đón cậu?
- Sao ông không... cho cháu để cháu đón ông?
Trả lời:
- - Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.
- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là báu vật.
- - Ông của Lan đã từ trần đêm qua.
- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã chết từ tuần trước.
- - Sao cậu không phôn cho tớ để tớ đón cậu?
- Sao ông không gọi điện cho cháu để cháu đón ông?
Câu 14: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau: Phụ mẫu, huynh đệ, thiên địa , giang sơn, quốc kì, tiền hậu, thi nhân.
Trả lời:
Từ Hán Việt |
Từ thuần Việt |
Phụ mẫu |
Cha mẹ |
Huynh đệ |
Anh em |
Thiên địa |
Trời đất |
Giang sơn |
Sông núi |
Sinh tử |
Sống chết |
Tiền hậu |
Trước sau |
Thi nhân |
Nhà thơ |
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (160 -200 chữ) về một vấn đề trong môi trường học tập (bạn bè, học tập, bao lực học đường, gian lận, chửi bậy....) trong đó có sử dụng một từ mượn ?
Trả lời:
Trong cuộc sống, mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó. Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Và khi có sự xuất hiện của In- ter - net cũng là lúc chúng ta có cơ hội tiếp cận và nhìn nhận rõ vấn đề đề trên phạm vi toàn quốc và cả nước ngoài. Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.