Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 8 Văn bản 1: Học thầy, học bạn

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 Văn bản 1: Học thầy, học bạn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

TL: HỌC THẦY, HỌC BẠN

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu thể loại của văn bản?

Trả lời:

Văn nghị luận

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt : Nghị luận

Câu 3: Tóm tắt lại tác phẩm theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Bài viết đã khẳng định chúng ta cần học thầy và cả học bạn, bằng việc đưa ra các luận cứ những điều cần thiết phải học trong cuộc sống, mục đích của việc học thầy, học bạn và sự cần thiết của việc học thầy học bạn trong cuộc sống. Bài viết còn đưa ra các dẫn chứng sắc bén để minh chứng cho điều này.

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “mâu thuẫn với nhau”

Đặt vấn đề “Học thầy, học bạn”

Đoạn 2: Tiếp đó đến “thầy Ve-rốc-chi-ô”

 Lợi ích của việc học thầy

Đoạn 3: Còn lại

Lợi ích của việc học bạn.

THÔNG HIỂU

Câu 5: Nêu giá trị nội dung cuả văn bản?

Trả lời:

- Đề cập tới vấn đề “Học thầy, học bạn” khẳng định rằng học thầy và học bạn đều tốt.

- Mỗi người luôn phải biết tôn trọng thầy cô và bạn bè những người đã nâng đỡ giúp mình phát triển.

Câu 6: Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản?

Trả lời:

- Lập luận rõ ràng, luận cứ logic

- Các dẫn chứng đưa ra thực tế, có giá trị thuyết phục người đọc

Câu 7: Hai câu tục ngữ được đề cập trong văn bản là gì? Giải thích nghĩ của hai câu tục ngữ đó?

Trả lời:

- Không thầy đố mày làm nên :  để có được thành công chúng ta không thể quên đi công dạy dỗ, dìu dắt và dẫn bước của những người thầy/cô đi trước. Những người ấy sẽ là kim chỉ nam để hướng chúng ta đi đúng mức con đường mà chúng ta muốn.

- Học thầy không tày học bạn: học thầy không bằng việc học bạn. Nói một cách trừu tượng, câu tục ngữ nói rằng học kiến thức ở trường không bằng học kiến thức, kỹ năng bên ngoài trong cuộc sống

Câu 8: Trước khi đọc văn bản em có nghĩ hai câu ca dao này đang đối lập với nhau hay không ? Vì sao?

Trả lời:

Em nghĩ hai câu ca dao trên có phần đối lập nhau. Vì một câu ca dao đề cao việc quan trọng của học thầy cô, không có thầy cô người dẫn đường chúng ta không thể học tập thành công. Còn câu thứ 2 đề cao việc học tập bên ngoài và nói rằng chỉ học trên trường lớp thôi là chưa đủ.

VẬN DỤNG

Câu 9: Trong văn bản đã nêu ra lợi ích của việc học từ thầy cô giáo là gì?

Trả lời:

- Trong cuộc sống ai cũng cần có những người thầy dẫn dắt, chỉ bảo dù là bất cứ nghề nghiệp công việc gì. Nếu không có thầy cô hiểu biết, giàu kinh nghiệp truyền thụ thì khó hoặc rất lâu mới có thể thành công. Ví dụ như các công việc : nông nghiệp, rèn luyện, nghiên cứu khoa học,....

Câu 10: Dẫn chứng của quan điểm lợi ích việc học từ thầy cô là gì?

Trả lời:

- Dẫn chứng: Danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin – chi danh họa nổi tiếng của thời đại người Ý. Sự thành công của ông chính là nhờ một phần rất quan trọng từ người thầy đã dạy vẽ cho ông.

→ Từ dẫn chứng đó khẳng định rằng bất cứ ai để đạt được thành công ngoài tài năng thiên bẩm còn cần đến sự dẫn dắt của người thầy.

Câu 11: Văn bản đã nêu ra lợi ích của việc học hỏi từ bạn về là gì?

Trả lời:

- Con người muốn thành đạt ngoài việc học hỏi từ thầy cô giáo còn phải học hỏi từ bạn bè, từ mọi người.

- Việc học hỏi từ bạn bè đồng trang lứa giúp ta thoải mái, dễ dàng hơn.

- Học từ bạn có rất nhiều cách: trò chuyện, hỏi bài, hoạt động nhóm…

→ Tác giả nhấn mạnh cần phải học từ cả thầy cô và bạn bè.

 

Câu 12: Dẫn chứng của quan điểmlợi ích học hỏi từ bạn bè là gì?

Trả lời:

Dẫn chứng: ngay trong việc học tập của mỗi người trong chúng ta, mỗi khi chúng ta học hỏi trao đổi cùng bạn bè sẽ đuêyf thấy sự thuận lợi trong việc giao tiếp thoải mái, cùng trang lứa, cùng hứng thú. Việc tự thảo luận nhóm là một phương pháp học chủ đông, hiểu quả, bởi qua quá trình tương tác mỗi thành viên sẽ đều học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Câu 13: Sau khi đọc xong văn bản em thấy hai câu tục ngữ còn đối lập với nhau nữa không?

Trả lời:

Nhìn qua hai câu tục ngữ có vẻ mâu thuẫn, phủ nhận nhau nhưng suy nghĩ sâu hơn sẽ thấy hai câu đang bổ sung cho nhau làm cho người có cái nhận thức toàn diện về việc học tập. Thay vì chỉ học trên trường lớp mà bỏ bê việc trải nghiệm bên ngoài hoặc ngược lại. Thì chúng ta nên biết cân bằng phương thức học, Như vậy chúng ta sẽ được phát triển toàn diện hơn.

Câu 14: Các trạng từ đầu đoạn như:  "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và làm tăng sức gợi cho đoạn văn.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn (160 -200 chữ ) nêu bài học sâu sắc nhất mà em đã học được qua văn bản “Học thầy, học bạn”.

Trả lời:

Văn bản nghị luận “Học thầy, học bạn” đã để lại cho em một cách nhìn khác trong khía cạnh của việc học. Đặc biệt em ấm tượng nhất với sự so sánh và giải thích ý nghĩa của hau câu câu tục ngữ  tưởng chừng như là mâu thuẫn và phủ định lẫn nhau: "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn". Cả 2 câu tục ngữ đều khuyên con người nên học hỏi không ngừng để có thể đạt đến thành công. Trước hết, con người cần phải học từ người thầy bởi "không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò, vị trí quyết định của người thầy đối với học trò. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả. Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết. Bởi vậy nên có câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò của người bạn trong quá trình học tập của mỗi người. Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải giúp ta dễ tiếp thu hơn. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh chỉ khác nhau ở đối tượng học tập, học thầy và học bạn. Vì vậy, mỗi người học sinh không nên tuyệt đối hóa vai trò của thầy hay của bạn mà phải đồng thời kết hợp học tập ở cả thầy và bạn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay