Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Bài 8 Văn bản 2: Bàn về nhân vật Thánh Gióng
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 Văn bản 2: Bàn về nhân vật Thánh Gióng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
TL BÀN VỀ NHÂN VẬT THÁNH GIÓNG
NHẬN BIẾT
Câu 1: Thể loại văn bản là gì?
Trả lời
Văn bản nghị luận văn học
Câu 2: Xuất xứ của tác phẩm ?
Trả lời
Trích Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003.
Câu 3: Phương thức biểu đạt của văn bản?
Trả lời
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 4: Tóm tắt văn bản theo cách hiểu cuả em?
Trả lời
Thánh Gióng là đề tài lớn đầu tiên về truyền thống đánh giặc, giữ nước. Hình ảnh Gióng hiện lên vừa phi thường, lí tưởng vừa giản dị gần gũi. Phi thường ở xuất thân hết sức đặc biệt, đầy kì lạ, mang sức mạnh lý tưởng của người anh hùng dân tộc. Gần gũi giản dị ở chỗ, Gióng có lai lịch, nguồn gốc rõ ràng. Dù là anh hùng Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” vẫn phải ăn cơm nhân dân nấu, mặc áo nhân dân may, sử dụng ngựa sắt, doi sắt do những những người thợ rèn giỏi nhất làm ra. Có thể nói Thánh Gióng là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ thể hiện sức mạnh và những mơ ước muôn đời của nhân dân ta về người anh hùng.
Câu 5: Nêu bố cục của văn bản?
Trả lời
Đoạn 1: Từ đầu đến “con người trần thế”: Thánh Gióng mang vẻ đẹp phi thường, lí tưởng
Đoạn 2: Còn lại: Thánh Gióng mang vẻ đẹp bình dị, gần gũi.
THÔNG HIỂU
Câu 6: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời
Bàn về nhân vật Thánh Gióng khẳng định Thánh Gióng được xây dựng đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.
Câu 7: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời
Bài văn nghị luận với ý kiến xác đáng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng xác thực.
Câu 8: Những chi tiết phi thường của Thánh Gióng được thể hiện ở chi tiết nào?
Trả lời
+ Sự thụ thai thần kì cuae mẹ Tháng Gióng” mang thai sau khi ướm thử bàn chân của mình vào vết chân khổng lồ
+ Sức mạnh phi thường về thể lực, tinh thần và ý chí: nhổ cả bụi tre đằng ngà đánh tan giặc Ân
Câu 9: Các chi tiết “phi thường” ấy nhằm mục địch gì?
Trả lời
Thể hiện và đề cao người anh hùng, làm cho hình tượng người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường.
Câu 10: Ngooài những chi tiết phi thường thì những yếu tố gì miêu tả con người trần thế của Thánh Gióng?
Trả lời
- Nguồn gốc, lai lịch của Thánh Gióng rõ ràng, cụ thể, xác định
- Guống như một con người có quê ở làng Phù Đổng nước Văn Lang , đời Hùng Vương thứ mười sáu.
- Gắn với đời sống người dân bình thường
- Vẫn có cha mẹ, được nằm trong bụng mẹ và được mẹ sinh ra
- Ăn cơm, uống nước măncj quần áo vải
- Ngựa sắt, roi sắt, áo giá là do người thợ rèn tài giỏi của đất Việt đúc thành
VẬN DỤNG
Câu 11: Em có nhận xét chung về nhân vật Thánh Gióng?
Trả lời
Nhân vật Thánh Gióng là tổng hòa sức mạnh nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Bình thường thì giản dị, mộc mạc nhưng khi đất nước có giặc sẽ vùng lên chiến đấu.
Câu 12: Từ những sự việc đã xảy ra, bạn có thể đoán được xuất thân trước khi Thánh Gióng xuất hiện là ai không? Hãy giải thích cho điều đó?
Trả lời
Có thể trước khi Thánh Gióng là vị tiên trên trời (vị mà đã để lại dấu chân và được người phụ nữa ướm thử) Biết được nước Nam sắp có quân xâm lược, nên đã đầu thai vào gia đình người phụ nữ hiếm muộn để chờ thời gian đứng lên đánh giặc giúp nhân dân. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ trở về thiên đình.
Câu 13: Tìm hiểu bên ngoài những minh chứng đời thực cho sự xuất hiện của Thánh Gióng?
Trả lời
- Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.
- Hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng
- Những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…
Câu 14: Hiện nay để tưởng nhớ về tinh thần hào hiệp của Thánh Gióng hàng năm người dân đã có những hoạt động nào? Em có biết gì về những sự kiện đó?
Trả lời
- Hội Gióng là một trong những nét đẹp văn hóa, là lễ hội được tổ chức thường niên ở nhiều nơi thuộc khu vực Hà Nội. Đây là ngày mà người dân bày tỏ lòng thành kính, tưởng niệm và ca ngợi đến Thánh Gióng – người anh hùng trong truyền thuyết của
- Hiện nay, có 2 hội Gióng điển hình ở Hà Nội đó chính là hội Gióng được tổ chức từ ngày 7 -9 tháng 4 âm lịch hàng năm, ở đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng được tổ chức ở đền Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm. Đây cũng là lễ hội đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ)nêu cảm nhận của emm có cảm nhận gì về hình tượng nhân vật Thánh Gióng?
Trả lời
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ - được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng với đó, Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường - cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó thể hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng - phải có sức mạnh, tầm vóc phi thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình tượng Thánh Gióng trở thành độc nhất trong lòng nhân dân.