Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Văn bản 1: Thánh Gióng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 1. LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH (PHẦN 1)

Câu 1: Bạn đã biết gì về Thánh Gióng trước khi đọc văn bản

Trả lời

Thánh Gióng là hình tượng anh hùng trong truyền thuyết của nhân dân ta. Chuyện kể về một chú bé được sinh ra kì lạ. Chỉ khi quân giặc đến chú bé liền lớn nhanh như thổi một mình xông pha đánh giặc và sau đó bay về trời.

Câu 2:  Thể loại của truyện Thánh Gióng là gì?

Trả lời

Thể loại truyền thuyết - Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Câu 3: Câu chuyện của Thánh Gióng diễn ra vào khoảng thời gian nào?

Trả lời

Truyện được kể vào Đời Hùng Vương thứ sáu

Câu 4: Có thể chia bố cục văn bản Thánh Gióng thành mấy phần?

Trả lời

Có thể chia văn bản thành 4 phần:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng - Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng - Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến ...lên trời, biến mất): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân - Đoạn 3 (Tiếp theo đến ...lên trời, biến mất): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân

- Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời - Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời

Câu 5: Tóm tắt văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân theo cách hiểu của em?

Trả lời

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Đầu tiên là việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.  Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Câu 6: Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân?

Trả lời

- Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi - Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi

- Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi - Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi - Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi

Câu 7: Nêu khái niệm của từ đơn và cho ví dụ?

Trả lời

- Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể. - Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.

- Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà… - Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…

- Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản. - Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.

Câu 8: Nêu khái niệm của từ phức và cho ví dụ?

Trả lời

- Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên. - Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

- Đặc điểm của từ phức: - Đặc điểm của từ phức:

·       Từ phức chính là từ ghép

·       Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

- Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình… - Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

- Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy. - Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.

Câu 9: Nêu khái niệm từ láy và cho ví dụ?

Trả lời

- Khái niệm: Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc. - Khái niệm: Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

- Phân loại: - Phân loại:

·       Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.

·       Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.

Câu 10: Thể loại của văn bản Sự tích Hồ Gươm?

Trả lời

Truyền thuyết có yếu tố  lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

Câu 11: Ngôi kể chuyện của văn bản Sự tích Hồ Gươm?

Trả lời

Ngôi kể thứ nhất

Câu 12: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sự tích Hồ Gươm?

Trả lời

- Giá trị nội dung: Tái hiện lại lịch sử vang bóng một thời của Vua Lê Lợi và sự tích ra đời của Hồ Gươm - một địa danh nổi tiếng của đất nước. Đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc yêu nước, - Giá trị nội dung: Tái hiện lại lịch sử vang bóng một thời của Vua Lê Lợi và sự tích ra đời của Hồ Gươm - một địa danh nổi tiếng của đất nước. Đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc yêu nước,  quyết giành độc lập cho bờ cõi.

- Nghệ thuật tiêu biểu: sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Nghệ thuật tiêu biểu: sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

Câu 13: Nêu thể loại của tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời

Truyền thuyết - văn học dân gian kể về những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử gắn với những nhân vật có thật đã xuất hiện ở quá khứ mang nhiều yếu tố thần kỳ, nhằm giải thích một số phong tục, tập quán.

Câu 14: Tóm tắt tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời

Lúc vua Hùng thứ 6 tuổi đã già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Câu 15: Bố cục của tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời

 - Phần 1 (từ đầu đến “có Tiên vương chứng giám”): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

 - Phần 2 (tiếp đó đến “nặn hình tròn”): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật

 - Phần 3 (còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy

Câu 16: Nêu các sự việc chính trong văn bản Thánh Gióng.

Trả lời

●      Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

●      Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

●      Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

●      Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

●      Thánh Gióng đánh tan giặc

●      Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

●      Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

●      Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

Câu 17:  Hình tượng bà con làng xóm góp gạo thổi cơm nuôi chú bé có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

 Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Với chi tiết này, tác giả dân gian muốn gửi gắm rằng người anh hùng chính là người đại diện cho sức mạnh của nhân dân.

Câu 18: Nêu ý nghĩa của chi tiết: Tiếng nói đầu tiên của cậu bé là đòi đi đánh giặc.

Trả lời

Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc có ý nghĩa là ý thức cao cả của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Là tinh thần, lòng quyết tâm, ý thức đấu tranh chống giặc ngoại xâm của con dân đất Việt. Dù cho lớn, bé hay ngay cả đứa trẻ 3 tuổi như Gióng cũng mang trong mình lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bờ cõi đất nước, quê hương.

Câu 19: Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân?

Trả lời

- Đối tượng thuyết minh: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Đối tượng thuyết minh: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

 

Câu 20: Mục địch của thuyết minh về hội thổi cơm ở Đồng Vân là gì?

Trả lời

Giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 21: Thời điểm diễn ra hội thổi cơm ở Làng Đồng Vân?

Trả lời

Ngày rằm tháng Giêng, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội

Câu 22: Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:

Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /

Hãy chia các từ trên thành hai loại:

- Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M: nhờ - Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M: nhờ

- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M: giúp đỡ - Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M: giúp đỡ

Trả lời

Hai loại từ:

- Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là. - Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.

- Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến. - Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến.

Câu 23: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành những nhận định sau:

tạo nên câumột tiếnghai hay nhiều tiếngcó nghĩaTiếng

1- _______cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm_______gọi là từ đơn, từ gồm gọi là từ phức.

2- Từ nào cũng ________và dùng để _______

Trả lời

1- Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

2- Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

Câu 24: Trong các từ sau đây từ nào là từ phức: gíup đỡ; có; chí; học sinh; tiên tiến; nhờ; bạn.

Trả lời

- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. - Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.

- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng. - Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.

=> Vậy nên những từ là từ phức đó là: giúp đõ, học sinh, tiên tiến.

Câu 25: Cảnh đòi gươm và trả gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm diễn ra khi nào và như thế nào?

Trả lời

- Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm. - Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm.

- Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa nói tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Nhà vua trả gươm, Rùa Vàng đớp lấy lặn xuống nước. "Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh". - Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa nói tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Nhà vua trả gươm, Rùa Vàng đớp lấy lặn xuống nước. "Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh".

Câu 26: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

Trả lời

- Thanh gươm trong câu chuyện có lưỡi và chuôi mỗi thứ ở một vùng và cần người anh hùng Lê Lợi phải tìm kiếm thì mới có thể ghép lại với nhau. Điều ấy biểu tượng cho người dân Việt Nam dù ở những vùng đất khác nhau nhưng chung tinh thần đoàn kết, một lòng hướng về dân tộc. Và món vật linh thiêng không thể dễ dàng tìm thấy được mà phải trao cho người có đủ tài và đức vượt qua thử thách mới xứng đáng được nhận.  - Thanh gươm trong câu chuyện có lưỡi và chuôi mỗi thứ ở một vùng và cần người anh hùng Lê Lợi phải tìm kiếm thì mới có thể ghép lại với nhau. Điều ấy biểu tượng cho người dân Việt Nam dù ở những vùng đất khác nhau nhưng chung tinh thần đoàn kết, một lòng hướng về dân tộc. Và món vật linh thiêng không thể dễ dàng tìm thấy được mà phải trao cho người có đủ tài và đức vượt qua thử thách mới xứng đáng được nhận.

- Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. - Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

Câu 27: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm là gì

- Truyện giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) - Truyện giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)

- Truyện đề cao, ca ngợi vai trò của Lê Lợi- người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân. - Truyện đề cao, ca ngợi vai trò của Lê Lợi- người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc. - Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

Câu 28: Viết một đoạn văn 150 - 200 chữ nói về cảm nhận của em sau khi đọc xong tác phẩm bánh chưng bánh giầy?

Trả lời

Ở Việt Nam, từ ngàn xưa đã có phong tục gói bánh và cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước. Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín. Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, từ hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa về một phong tục tập quán vô cùng ý nghĩa trong ngày tết của chúng ta.

Câu 29: Hình tròn của bánh giầy và hình vuông của bánh trưng biểu tượng cho điều gì?

Trả lời

Ý nghĩa của hình tượng bánh giầy và bánh trưng được giải thích rằng:

+ Bánh giầy: có hình tròn tượng trưng cho Trời + Bánh giầy: có hình tròn tượng trưng cho Trời

+ Bánh trưng : có hình vuông tượng trưng cho Đất + Bánh trưng : có hình vuông tượng trưng cho Đất

=> Yêu tố Trời - Đất giao thoa, âm - dương hòa hợp sẽ đem lại sự thịnh vượng no đủ cho người dân. Xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng phồn thực của người dân ta từ đời trước.

Câu 30: Tại sao trong ngày lễ Tiên Vương dù mang những món ngon vật lạ nhưng các hoàng tử khác lại không được Vua Hùng xem trọng?

Trả lời

Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mân cỗ để dự thi. Những món này với vua đã gặp qua. Và năm nào ngày lễ cũng có. Những điều đó khiến cho vua thấy sự nhàn chán, chỉ mang hình thức bên ngoài và không mang được ý nghĩa sâu sắc hơn cho ngày lễ quan trong này.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay