Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 10 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 10 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 10. MẸ THIÊN NHIÊN (PHẦN 2)

Câu 1: Tác giả của văn bản Lễ cúng Thần Lúa đối với người Chơ - ro là ai?

Trả lời:

Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên.

Câu 2: Văn bản Lễ cúng Thần Lúa đối với người Chơ - ro thuộc thể loại nào ?

Trả lời:

Thể loại: Văn bản thông tin

Câu 3: Xuất xứ  và hoàn cảnh sáng tác Lễ cúng Thần Lúa đối với người Chơ - ro ?

Trả lời:

Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007.

Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa đối với người Chơ - ro?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt : Thuyết minh

Câu 5: Nêu tóm tắt văn bản Lễ cúng Thần Lúa đối với người Chơ - ro?

Trả lời:

Văn bản giới thiệu về lễ hội truyền thống của người Chơ – ro đó là lễ hội cúng thần Lúa thể hiện mối giao hòa gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Văn bạn nêu ra công tác chuẩn bị lễ hội, các nghi thức chính của lễ hội và giá trị văn hóa của lễ hội đối với cuộc sống của đồng bào người dân Chơ-ro

Câu 6: Hãy nêu bố cục của văn bản Lễ cúng Thần Lúa đối với người Chơ - ro?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “thật tưng bừng, náo nhiệt!”: Các nghi lễ quan trọng trong lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro

Đoạn 2: Còn lại: Lễ cúng thần Lúa  là một nét đẹp văn hóa của người Chơ – ro.

Câu 7: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Hai cây phong?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 8: Nêu tóm tắt văn bản Hai cây phong?

Trả lời:

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cánh thảo nguyên. Có hai cây phong to lớn, nằm giữa ngọn đồi như một ngọn hải đăng trên núi. Đó là biểu tượng riêng, tiếng nói tâm hồn của người làng Ku- ku- rêu. Trên hai cây phong cũng là nơi tuổi thơ của nhân vật “tôi” và lũ trẻ trong làng có một “thế giới đẹp vô ngần”. Đứa trẻ nào cũng hào hứng trèo lên cây, ngắm ngôi làng và những vùng đất kế cận với sự thích thú, tò mò. Nhân vật “tôi” vẫn không lý giải được vì sao trên quả đồi có hai cây phong lại được gọi.

Câu 9: Hãy nêu bố cục của văn bản Hai cây phong?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu → say sưa ngây ngất: Giới thiệu làng Ku-ku-rêu và hai cây phong - Phần 1: Từ đầu → say sưa ngây ngất: Giới thiệu làng Ku-ku-rêu và hai cây phong

- Phần 2: Tiếp theo → chiếc gương thần xanh: Cảm nhận của “tôi” về hai cây phong mỗi lần về thăm quê - Phần 2: Tiếp theo → chiếc gương thần xanh: Cảm nhận của “tôi” về hai cây phong mỗi lần về thăm quê

- Phần 3: Tiếp theo → biêng biếc kia: Hai cây phong và kí ức của tuổi thơ - Phần 3: Tiếp theo → biêng biếc kia: Hai cây phong và kí ức của tuổi thơ

- Phần 4: Còn lại: Hai cây phong và thầy Đuy-sen - Phần 4: Còn lại: Hai cây phong và thầy Đuy-sen

Câu 10: Hãy nêu giá trị nội dung cuả tác phẩm Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ là ai?

Trả lời:

- Văn bản nêu lên thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các hoạt động thực tiễn và ý nghĩa của Ngày Môi trường thế giới. - Văn bản nêu lên thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các hoạt động thực tiễn và ý nghĩa của Ngày Môi trường thế giới.

Câu 11: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ là ai?

Trả lời:

- Văn bản thông tin bố cục rõ ràng, số liệu xác thực. - Văn bản thông tin bố cục rõ ràng, số liệu xác thực.

Câu 12: Nguồn gốc là mục đích Ngày Môi trường  thế giới ra đời?

Trả lời:

- 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5/6 hàng năm là ngày Môi trường thế giới. - 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5/6 hàng năm là ngày Môi trường thế giới.

- Mục đích: Giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. - Mục đích: Giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường.

Câu 13: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

"Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."

Trả lời:

Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 14:  Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu:

Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.

(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ,nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trả lời:

Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra.

Câu 15: Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây bằng dâu châm phẩy được không? Vì sao?

Trải Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyện bí,...

(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)

Trả lời:

Không thể thay thế dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì đây là phép liệt kê đơn giản.

Câu 16: Hãy tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ dưới đây:

a, Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm của Hội địa lý Hoàng gia Anh gần đây, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.

b, Những bến vận hà nhộn nhịp dài theo dòng sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.

Trả lời:

a, Dấu chấm phẩy được sử dụng làm ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

b, Dấu chấm phẩy để ngăn ranh giới các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 17: Hãy nêu giá trị nội dung cuả tác phẩm Trái đất – mẹ của muôn loài?

Trả lời:

Văn bản đã nêu lên sự hình thành, mối quan hệ và vai trò của Trái Đất với sự sống của con người.

Câu 18: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Trái đất – mẹ của muôn loài?

Trả lời:

Văn bản thông tin với bố cục rõ ràng, số liệu chính xác, chân thực.

Câu 19: Theo em hiểu “Hành tinh xanh là gì” ?

Trả lời:

Xanh là màu đại điện cho sự sống. Khi nói Trái Đất là hành tinh xanh là cách người viết thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng những điều tốt đẹp mà trái đất ban tặng cho con người.

Câu 20: Mặt Trời ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất như thế nào ?

Trả lời:

+ Cách Trái Đất 8 phút ánh sáng (150 triệu km), là tinh tú cho sự sống. + Cách Trái Đất 8 phút ánh sáng (150 triệu km), là tinh tú cho sự sống.

+ Cách thức: cung cấp ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng. + Cách thức: cung cấp ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng.

+ Không có sự sưởi ấm của Mặt Trời sự sống sẽ không thể tồn tại trên Trái Đất + Không có sự sưởi ấm của Mặt Trời sự sống sẽ không thể tồn tại trên Trái Đất

Câu 21: Văn bản Trái đất – mẹ của muôn loài cung cấp cho em những thông tin gì về Trái Đất ?

Trả lời:

+ 3/4 bề mặt là nước, là hành tinh duy nhất có màu xanh biển. + 3/4 bề mặt là nước, là hành tinh duy nhất có màu xanh biển.

+ Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống. + Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.

+ Là nơi nương thân của con người và muôn loài khác trong không gian mênh mông của vũ trụ. + Là nơi nương thân của con người và muôn loài khác trong không gian mênh mông của vũ trụ.

+ Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót, thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa muôn loài. + Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót, thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa muôn loài.

Câu 22: Làng Ku-ku-rêu được giới thiệu như thế nào ?

Trả lời:

- Trên một cao nguyên, một thảo nguyên rộng lớn, thơ mộng.... với những cảnh sắc nên thơ và hình ảnh ấn tượng về 2 cây phong.... - Trên một cao nguyên, một thảo nguyên rộng lớn, thơ mộng.... với những cảnh sắc nên thơ và hình ảnh ấn tượng về 2 cây phong....

- Giới thiệu trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật “tôi” bằng nét vẽ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, thơ mộng, bằng cả niềm tự hào của tôi đối với quê hương. - Giới thiệu trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật “tôi” bằng nét vẽ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, thơ mộng, bằng cả niềm tự hào của tôi đối với quê hương.

→ Nghệ thuật so sánh: khẳng định giá trị và niềm tự hào của dân làng Ku- ku- rêu về hai cây phong.

Câu 23:  Hai cây phong có ý nghĩa gì với tất cả mọi người ?

Trả lời:

- Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi - Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi

- Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên  - Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng

- Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau - Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau

- Hai cây phong gắn bó với sự sống với con người - Hai cây phong gắn bó với sự sống với con người

- Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu - Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu

+ Tác giả nhớ về kỉ niệm xưa với bạn bè và thầy giáo Đuy-sen. + Tác giả nhớ về kỉ niệm xưa với bạn bè và thầy giáo Đuy-sen.

+ Kỷ niệm của những lần phá tổ chim. + Kỷ niệm của những lần phá tổ chim.

Câu 24: Nghệ thuật nổi bật tác giả sử dụng để miêu tả cây phong là gì ?

Trả lời:

- Nghệ thuật nhân hoá → tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thuộc như người thân. - Nghệ thuật nhân hoá → tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thuộc như người thân.

→ Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến…

Câu 25: Hình tượng thầy Đuy - sen có mối liên hệ mật thiết như thế nào với hai cây phong ?

Trả lời:

Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy-sen và cô bé An-t –nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-tư-nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích.

Câu 26:Đối với nhân vật “tôi” hai cây phong mang ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

 - Hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”

 - Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

 - Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên

Câu 27: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ ) giới thiệu thông tin một lễ hội mà em yêu thích ?

Trả lời:

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi độ xuân về bao trái tim người Việt lại háo hức mong chờ đến Tết để được sum hợp bên gia đình. Sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp thì mọi việc chuẩn bị cho Tết đều trở nên tất bật hơn. Ở các phiên chợ Tết, những gánh lá rong xanh mướt đã được các tiểu thương bày bán để phục vụ cho các gia đình gói bánh chưng. Cả phiên chợ được phủ đầy sắc màu rực rỡ của những quả bưởi vàng óng, những chậu hoa bướm bướm đầy mầu sắc và biết bao đồ trang trí cho ngày Tết. Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

Câu 28: Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

(Hồ Chí Minh)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi! - Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp.

(Báo Hà Nội mới)

Trả lời:

a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.

b) Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và quá hoảng sợ.

c) Dấu chấm lửng có chức năng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho xuất hiện ngoài sự chờ đợi của từ bưu thiếp (Tấm bưu thiếp là khuôn khổ quá nhỏ, khổ nhỏ mà viết được cuốn tiểu thuyết!)

Câu 29: Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng đề làm gì?

- Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?  - Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? 

- Dạ, bẩm... - Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra! - Đuổi cổ nó ra!

Trả lời:

Trong câu dấu chấm lửng được dùng để hiểu thị lời nói bị ngắt ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng (- Dạ, bẩm...);

Câu 30: Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:

“Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.”

Trả lời:

Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay