Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 2 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 2. MIỀN CỔ TÍCH (PHẦN 2)

Câu 1: Tóm tắt chuyện Sọ Dừa?

Trả lời

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo, ăn ở hiền lành, đã ngoài năm mươi nhưng vẫn chưa có con. Một hôm người vợ ra đồng khát nước, thấy cái sọ dừa đầy nước, bà bèn uống nước, sau đó mang thai và sinh ra đứa trẻ không chân, không tay, tròn như quả dừa. Bà nuôi nấng, tới khi lớn lên, Sọ Dừa nhờ mẹ xin phú ông cho đi chăn bò. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Một hôm, cô con gái út nhà phú ông mang cơm thì thấy Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô nên đem lòng yêu thương, có của ngon đều giấu cho chàng. Cuối mùa, Sọ Dừa giục mẹ sang đến hỏi con gái phú ông làm vợ, chỉ có cô con gái út đồng ý làm vợ Sọ Dừa. Ngày cưới, Sọ Dừa bước ra là một chàng trai tuấn tú. Trước khi Sọ Dừa lên kinh thi dặn dò vợ luôn mang theo mình quả trứng gà, con dao, hòn đá lửa. Sau đó, vợ Sọ Dừa bị hai chị hãm hại, nàng bị cá kình nuốt cô vào bụng. Cô lấy dao, rạch bụng cá, thoát chết, trôi dạt vào một hòn đảo. Đến khi Sọ Dừa đỗ quan trạng trở về, Sọ Dừa đón vợ trên đảo trở về và mở tiệc mừng. Hai cô chị sau bữa tiệc nhìn thấy em út xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

Câu 2: Giá trị nội dung của tác phẩm Sọ dừa?

Trả lời

- Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống. Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng - Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống. Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng

- Đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó. - Đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó.

Câu 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sọ dừa?

Trả lời

Là kiểu truyện cổ tích phổ biến trong kho tàng truyện cổ Việt Nam và thế giới: người mang lốt vật. Dù mang hình hài dị dạng, xấu xí nhưng chút bỏ ngoại hình ấy mà trở lại bình thường và có cuộc sống hạnh phúc. Ngôn ngữ đậm chất dân gian, hình ảnh sinh động, ấn tượng

Câu 4: Ngôi kể chuyện và phương thức biểu đạt của văn bản Sọ Dừa?

Trả lời

- Ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất - Ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất

- Phương thức biểu đạt: tự sự - Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 5: Tìm từ láy và nêu tác dụng của từ láy trong đoạn văn sau :

Một hôm, cô út vừa mang cơm đến chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

Trả lời

 

  • a. Các từ láy trong đoạn văn: véo von, rón rén
  • b. Tác dụng: các từ láy có tác dụng miêu tả âm thanh, làm cho đoạn văn thêm sống động, hấp dẫn người đọc.

Câu 6: Tìm một câu thành ngữ tiêu biểu trong truyện cậu bé thông minh?

Trả lời:

  • a. Thành ngữ: mở cờ trong bụng
  • b. Ý nghĩa: thể hiện niềm vui sướng, vui mừng hạnh phúc.

Câu 7: Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây

Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy)

Trả lời

- Thành ngữ của câu trên: Sơn hào hải vị, nem công chả phượng. - Thành ngữ của câu trên: Sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

- Nghĩa của thành ngữ: - Nghĩa của thành ngữ:

+ Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển + Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển

+ Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn. + Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn.

Câu 8: Tìm một số thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn của truyện cổ tích (Thạch Sanh)

Trả lời

+ Tứ cố vô thân. + Tứ cố vô thân.

+ Khỏe như voi. + Khỏe như voi.

- Nghĩa của thành ngữ - Nghĩa của thành ngữ

+ Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. + Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.

+ Voi: con vật rất to, rất khỏe => Người có sức khỏe phi thường. + Voi: con vật rất to, rất khỏe => Người có sức khỏe phi thường.

 

Câu 9: Ngôi kể cuả văn bản Cậu bé thông minh?

Trả lời

- Ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất - Ngôi kể chuyện: ngôi thứ nhất

Câu 10: Giá trị nội dung của tác phẩm Em bé thông minh?

Trả lời

Truyện đề cao sự thông minh tài năng của tầng lớp nông dân. Ca ngợi và khẳng định tài năng của nhân dân trong những tình huống đặc biệt.

Câu 11: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Em bé thông minh?

Trả lời

Là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Xây dựng tiếng cười hài hước vui vẻ bằng ngôn ngữ dân gian, giản dị.

Câu 12: Giá trị nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình?

Trả lời

Tác giả muốn truyền tải tình yêu  chuyện cổ của nước mình tới mọi người và cho đọc giả thấy được cách nhìn mới mẻ về chuyện cổ tích thông qua bài thơ

Câu 13: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ nước mình?

Trả lời

  • a. Cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ Chuyện cổ nước mình - Gieo vần: + Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng bát (ta - xa, hiền -tiên, đi - thì,...). + Tiếng thứ 8 của dòng bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục bên dưới (xa - ta, trì - đi,...). - Ngắt nhịp: 4/2, 4/4. b. Các biện pháp tu từ trong bài thơ Chuyện cổ nước mình - So sánh: "Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa". - Liệt kê: "công bằng", "thông minh", "độ lượng", "đa tình", "đa mang".

Câu 14: Trong bài thơ Chuyện cổ nước mình có gợi lên bóng dáng cuả những câu chuyện cổ tích nào? 

Trả lời

- (Thị thơm… áo cơm cửa nhà) => Truyện Tấm Cám  - (Thị thơm… áo cơm cửa nhà) => Truyện Tấm Cám

-  (Đèo cày… chẳng ra việc gì) => Truyện Đẽo cày giữa đường - (Đèo cày… chẳng ra việc gì) => Truyện Đẽo cày giữa đường

- (Đậm đà… nặng sâu tình người) => Truyện Sự tích trầu cau - (Đậm đà… nặng sâu tình người) => Truyện Sự tích trầu cau

- (Ở hiền… tiên độ trì) => => Truyện Cây tre chăm đốt; Thạch Sanh,... - (Ở hiền… tiên độ trì) => => Truyện Cây tre chăm đốt; Thạch Sanh,...

Câu 15: Thể loại của văn bản Non-bu và Heng-bu?

Trả lời

Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp

Câu 16: Tóm tắt tác phẩm Non-bu và Heng-bu?

Trả lời

 Ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em, anh trai Non-bu tham lam xấu tính và em trai Heng-bu tốt bụng, hiền lành. Tuy bị người anh cướp hết tài sản người cha để lại nhưng Heng-bu vẫn chăm chỉ làm ăn, thậm chí còn giúp đỡ người khác. Còn người anh thì xua đuổi em mình lúc em khốn khó nhất. Trong một lần cứu chú chim nhạn non, gia đình Heng-bu được đền ơn bằng hạt bầu. Khi trồng, cây bầu mang đến trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, tiền bạc. Người anh biết được sự tình đó, cố tình bắt chước người em nuôi một đôi chim nhạn. Chờ mãi không được, Non-bu đã lôi một chú chim non bẻ chân rồi băng bó lại, dặn dò nhớ trả ơn. Rồi con chim cũng quay lại ngậm một hạt bầu. Người anh hớn hở trồng thế nhưng cứ bổ một quả bầu thì mọi tai họa, trừng phạt người anh trai. Người anh trai trở nên nghèo đói. Heng-bu nghe tin vội chạy đến mời gia đình anh trai về chung sống với mình.

Câu 17: Nhân vật người em trong Non-bu và Heng-bu được miêu tả như thế nào?

Trả lời

- Heng-bu tốt bụng, hiền lành, bị cướp tài sản nhưng vẫn siêng năng làm lụng, không ganh ghét ai. - Heng-bu tốt bụng, hiền lành, bị cướp tài sản nhưng vẫn siêng năng làm lụng, không ganh ghét ai.

- Chăm sóc, băng bó cho nhạn con → được trả ơn bằng một hạt bầu, khi gieo xuống - Chăm sóc, băng bó cho nhạn con → được trả ơn bằng một hạt bầu, khi gieo xuống

Câu 18: Nhân vật ngươi anh trong Non-bu và Heng-bu được miêu tả như thế nào?

Trả lời

- Non-bu tham lam, xấu tính, cướp hết tài sản mà cha để lại, không giúp đỡ em trai khi gặp khó khăn. - Non-bu tham lam, xấu tính, cướp hết tài sản mà cha để lại, không giúp đỡ em trai khi gặp khó khăn.

- Khi nghe tin người em giàu có như thế, Non-bu cố gắng bắt chước để được trả ơn như Heng-bu. - Khi nghe tin người em giàu có như thế, Non-bu cố gắng bắt chước để được trả ơn như Heng-bu.

- Người anh cố tình kéo một con nhạn non ra khỏi tổ rồi bẻ gãy chân → băng bó và dặn dò chú chim nhớ trả ơn mình. - Người anh cố tình kéo một con nhạn non ra khỏi tổ rồi bẻ gãy chân → băng bó và dặn dò chú chim nhớ trả ơn mình.

Câu 19: Khi em đọc tác phẩm Non-bu và Heng-bu em có liên tưởng đế câu chuyện cổ tích nào ở Việt Nam hay không? Vì sao?

Trả lời

Giống với câu chuyện côt tích cây khế của Việt Nam. Cũng là câu chuyện về hai anh em, người anh thì tham lam còn người em thì tốt bụng. Cũng bị người anh cướp đoạtt tài sản. Và cái kết là người em tốt bụng trở nên giàu có. Và người anh tham lam bị trừng trị.

Câu 20: Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa là gì?

Trả lời

- Hai vợ chồng nghèo hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con. - Hai vợ chồng nghèo hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.

- Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng lấy củi cho chủ, khát nước quá không tìm thấy suối. - Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng lấy củi cho chủ, khát nước quá không tìm thấy suối.

- Bà nhìn thấy cái sọ dừa bên cạnh gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống, về nhà thì có mang. - Bà nhìn thấy cái sọ dừa bên cạnh gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống, về nhà thì có mang.

- Chẳng bao lâu sau, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa nhưng lại biết nói. - Chẳng bao lâu sau, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa nhưng lại biết nói.

=> Sự ra đời kì lạ. Qua đó, đề cập đến những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa, vẻ ngoài xấu xí, nhân dân nhận thức sâu sắc về số phận và địa vị xã hội của mình.

Câu 21: Chỉ ra những yếu tố kì ảo xuất hiện trong câu chuyện Sọ dừa và nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy?

Trả lời

+ Sự ra đời của Sọ Dừa:  bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa. + Sự ra đời của Sọ Dừa:  bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi. + Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. + Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra. + Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

 - Vai trò của các yếu tố thần kì:

 + Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiên lên một trang mới: chăn bò rất giỏi, gặp được con gái phú ông và cưới làm vợ.

 + Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền lành, chịu khó đã được có con; Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy được người vợ hiền lành, nhân hậu; vợ Sọ Dừa đã thoát khỏi hoạn nạn).

 + Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

Câu 22:  Cuộc sống vợ chồn Hai Vợ Chồng Sọ Dưà diễn ra như thế nào?

Trả lời

- Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. - Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ.

- Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. - Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm.

- Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. - Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông.

-  - Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức.

-  - Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ.

=> Việc thay đổi hình dạng và đỗ trạng nguyên của Sọ Dừa đã thể hiện mơ ước đổi đời của nhân dân lao động.

Câu 23: Ý nghĩa câu chuyện Non-bu và Heng-bu muốn truyền tải là gì?

Trả lời

- Người em Heng-bu: Ở hiền gặp lành. - Người em Heng-bu: Ở hiền gặp lành.

- Người anh Non-bu: Ác giả ác báo. - Người anh Non-bu: Ác giả ác báo.

→ Ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng.

- Người em mời gia đình anh trai về sống cũng mình: Tấm lòng nhân hậu, nhân ái, giàu lòng yêu thương. - Người em mời gia đình anh trai về sống cũng mình: Tấm lòng nhân hậu, nhân ái, giàu lòng yêu thương.

Câu 24: Những lần bổ quả bầu người anh đã nhận được gì?

Trả lời

- Người anh cố tình kéo một con nhạn non ra khỏi tổ rồi bẻ gãy chân → băng bó và dặn dò chú chim nhớ trả ơn mình. - Người anh cố tình kéo một con nhạn non ra khỏi tổ rồi bẻ gãy chân → băng bó và dặn dò chú chim nhớ trả ơn mình.

- Cuối cùng, người anh cũng nhất được một hạt bầu: - Cuối cùng, người anh cũng nhất được một hạt bầu:

+ Quả đầu tiên – các tráng sĩ tay cầm gậy đánh và đòi tiền Non-bu rồi mới tha mạng. + Quả đầu tiên – các tráng sĩ tay cầm gậy đánh và đòi tiền Non-bu rồi mới tha mạng.

+ Quả thứ hai – bọn cướp dữ dằn lấy hết tài sản, lúa gạo mang đi. + Quả thứ hai – bọn cướp dữ dằn lấy hết tài sản, lúa gạo mang đi.

+ Quả thứ ba và các quả còn – bọn yêu tinh hung tợn trừng trị Non-bu. + Quả thứ ba và các quả còn – bọn yêu tinh hung tợn trừng trị Non-bu.

→ Người em trở thành ăn mày, chẳng còn một xu.

Câu 25: Tình cảm của nhà thơ đối với chuyện cổ tích nước mình như thế nào ?

Trả lời

Ngay từ những câu thơ đầu tác giả đã bộc bạch bày tỏ “Tôi yêu chuyện côt nước tôi”. Yêu bì cái tính nhân hậu, sâu xa, dậm đà nghĩa tình con người và  nhiều bài học đạo đức dạy ta phải sống hiền lành, công bằng ,...Đó là tình yêu vô bờ bến của tác giả với chuyện cổ tích, sâu xa hơn là tình yêu với văn hòa, thuần phong mỹ tục rạng ngời, đẹp đẽ của dân tộc. 

Câu 26: Em ấn tượng nhất với câu thơ Chuyện cổ nước mình nào ? Gì sao?

Trả lời

Em ấm tượng với câu thơ:

“Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại vừa đa tình, đa mang”

=> Nhà thơ khẳng định, đánh giá vẻ đẹp nhân văn của chuyện cổ bằng từ ngữ vô cùng ý nghĩa: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. Đó là những phẩm chất, đức tính quan trọng để hình thành nhân cách của con người.

Câu 27: Hình ảnh và màu sắc quê hương được tái hiện lại trong bài thơ Chuyện cổ nước mình như thế nào?

Trả lời

Quê hương được tái hiệu lại trong bài thơ vô cùng sống động và đầy màu sáng. Mang hơi hướng bình dị, yên ả đậm đà một hình ảnh nông thôn ở Việt Nam với “Vàng trong nắng, trắng trong mưa/Con sông chảy có rặng dừa soi nghiêng”. Các câu chuyện cổ tích muôn màu của nước ta được tái hiện là lấy cảm hứng ở quê hương , tạo nêm một kho tàng cổ tích đồ sộ như bây giờ.

Câu 28: Thử thách đầu tiên Em bé thông minh là gì?

Trả lời

Thử thách đầu tiên đến từ một viên quan, em bé nghe được và trả lời thay cha của mình. Câu hỏi của viên quan: “Trâu của ông cày được bao nhiêu đường một ngày?”. Em bé đã trả lời: “Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”. Có thể thấy, em bé đã sử dụng cách “gậy ông đập lưng ông” - đặt ra một câu hỏi hóc búa tương tự cho viên quan. Cách trả lời của em bé đến từ việc vận dụng trí tuệ dân gian.

Câu 29: Thử thách thứ hai cậu bé gặp phải là gì? Cách giải quyết của cậu ra sao?

Trả lời

Thử thách tiếp theo được đặt ra bởi nhà vua. Nhà vua sai ban cho dân làng của cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng thóc với yêu cầu là nuôi trâu sau ba năm đẻ thành chín con. Người dân trong làng đều cảm thấy lo lắng, không biết giải quyết thế nào. Trước hoàn cảnh đó, em bé vẫn bình tĩnh. Em nói với cha hãy bảo dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp lên để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho hai cha con trẩy kinh lo liệu việc của làng. Đến hoàng cung, em bé khóc lóc ầm ĩ khiến nhà vua phải cho người gọi vào. Em bé đã đưa ra câu chuyện cha không thể đẻ em bé để thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con. Giải câu đó khiến cho vua rất hài lòng.

Câu 30: Thử thách thứ ba cậu bé gặp phải là gì? Cách giải quyết của cậu ra sao?

Trả lời

Lần thứ ba, câu đố tiếp tục được đặt ra bởi nhà vua. Lần này, câu đố còn oái oăm hơn vua bắt cậu bé chuẩn bị một mâm cỗ chỉ với nguyên liệu là một con chim sẻ. Em bé tiếp tục vận dụng trí thức dân gian và giải bằng cách: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”. Vua và quần thần đều chịu em bé là thông minh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay