Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 3. VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG (PHẦN 2)

Câu 1: Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện như thế nào qua bài “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương”?

Trả lời

Bài hát bắt đầu bằng việc miêu tả về cảnh vật quê hương, với những đồng cỏ xanh mướt, những đồi núi đồng quê, và những dòng sông êm đềm. Những hình ảnh này thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và thanh bình của quê hương.Đặc biệt, bài hát tập trung vào hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nông dân làm việc vất vả để nuôi gia đình. Sự hi sinh và tình yêu của người mẹ là điểm nhấn trong bài hát này.

Câu 2: Cảm xúc của em sau khi đọc qua một lượt các bài “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương”?

Trả lời

Nghe bài hát này, tôi không thể nào không cảm nhận được một sự ấm áp và tương thân tương ái. Tôi bắt đầu nhớ về những kí ức của mình khi còn ở quê hương, những ngày hè trẻ thơ bên cánh đồng và những buổi tối dưới trăng tròn. Bài hát đánh thức những cảm xúc đầy màu sắc và kỷ niệm đáng trân trọng.

Câu 3: Hình ảnh lời ru tiếng hát và quê hương được thể hiện như thế nào?

Trả lời

Bài hát “Lời Ru Cho Người Mẹ Hương Quê” tạo ra một sự liên kết mạnh mẽ với quê hương của tôi. Quê hương tôi có những đặc điểm giống hệt như trong bài hát, với những cánh đồng bát ngát và những bản nhạc dân gian truyền thống. Tôi cảm thấy may mắn khi được sinh ra và lớn lên ở một nơi đầy tình thương và vẻ đẹp tự nhiên.

Câu 4:  Tìm hiểu về tác giả Bùi Mạnh Nhị?

 Trả lời

- PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955, quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.  - PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955, quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 

- Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương.  - Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. 

- Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam. - Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam.

 

Câu 5: Tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Bùi Mạnh Nhị?

Trả lời

+ Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh) (1980) + Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh) (1980)

+ Ca dao Dân ca Nam Bộ (Đồng tác giả), (1985) + Ca dao Dân ca Nam Bộ (Đồng tác giả), (1985)

+ Văn học dân gian: Những công trình nghiên cứu (Chủ biên) (1995)  + Văn học dân gian: Những công trình nghiên cứu (Chủ biên) (1995) 

+ Phân tích tác phẩm văn học dân gian (2012) + Phân tích tác phẩm văn học dân gian (2012)

- Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất. - Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.

Câu 6: Tác phẩm Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng được viết theo thể loại gì?

Trả lời

Nghị luận văn học là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về các vấn đề văn học.

Câu 7: Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng?

Trả lời

Văn băn được trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

Câu 8: Phương thức biểu đạt của văn bản Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng là gì?

Trả lời

 Nghị luận

Câu 9: Tóm tắt tác phẩm Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng theo cách hiểu của em?

Trả lời

Đầu tiên bài ca dao gây ấn tượng với 12 tiếng hai dòng thơ đầu. Với những biện pháp tu từ, thay đổi sự quan sát, ta thấy được sự rộng lớn, mênh mông, trù phú của cánh đầu. Ở hai dòng cuối, tác giả nhìn thấy cô gái đáng yêu, mảnh mai trong cánh đồng rộng lớn. Phải chăng đây là nhân tố giúp cánh đồng trở nên trù phú. Bài ca dao có thể là lời của cô gái bộc lộ lời tự khen thầm kín và hồn nhiên mà cũng có thể là lời của một anh trai làng nào đó bày tỏ tình cảm của mình. Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng bài ca dao đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê.

Câu 10: Nêu bố cục của văn bản Về bài ca dao đứng bên ni đồng, bên tê đồng?

Trả lời

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nắng hồng ban mai): Giới thiệu bài ca dao. - Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nắng hồng ban mai): Giới thiệu bài ca dao.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …đầy sức sống): Hai dòng đầu của bài ca dao - Đoạn 2 (Tiếp theo đến …đầy sức sống): Hai dòng đầu của bài ca dao

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến …cánh đồng kia?): Hai dòng cuối của bài ca dao - Đoạn 3 (Tiếp theo đến …cánh đồng kia?): Hai dòng cuối của bài ca dao

- Đoạn 4 (Còn lại): Giá trị của bài ca dao. - Đoạn 4 (Còn lại): Giá trị của bài ca dao.

Câu 11: Cách để phân biệt cao dao, tục ngữ, thành ngữ?

Trả lời

Đặc điểmTục ngữCa daoThành ngữ
Hình thứcCậu hoàn chỉnh, độc lậpThể thơ lục bát/lục bát biến dịCụm từ/ vế trong câu
Cách gieo vầnVần liền, vần cáchTheo luật của thể thơ lục bátVần lưng
Nội dungKinh nghiệm dân gianĐa dạng: Kinh nghiệm, sự kiện lịch sử, bày tỏ quan điểm/nỗi lòngThể hiện quan điểm, tính cách, tình trạng,...

Câu 12: Đọc câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.”

a) Các từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?

b) Tìm những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên.

c) Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: Con cháu, anh chị, ông bà..

Trả lời

a) Các từ: nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.

b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống, gốc rễ...

c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con, vợ chồng...

Câu 13: Hoàn thành các thành ngữ nói về sự trung thực, thật thà rồi đặt câu với một thành ngữ đó.

- -  Thẳng như ………

- Thật như…. - Thật như….

- Ruột để ngoài…. - Ruột để ngoài….

- Cây ngay không sợ …….. - Cây ngay không sợ ……..

Trả lời

- Thẳng như ruột  - Thẳng như ruột ngựa

- Thật như  - Thật như đếm

- Ruột để ngoài  - Ruột để ngoài da

Cây ngay không sợ chết đứng

Đặt câu: Nó rất bộc tuệch ruôt để ngoài da, không phải là người nham hiểm.

 Câu 14: Đọc đoạn ca dao sau:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

  • a.   Xác định biện pháp tu từ trong câu ca dao trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
  • b.   Tìm và nêu chức năng từ láy trong câu ca dao trên
    • a. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.
    • b. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

Câu 16: Đoạn đoạn văn sau:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.

Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời

Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.

Câu 17: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau:

“Đứng bên ni đồng, nó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa dòng dòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

Trả lời

+ Phép đối xứng: đứng bên ni đồng >< đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát >< bát ngát mênh mông. + Phép đối xứng: đứng bên ni đồng >< đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát >< bát ngát mênh mông.

+ Điệp từ, điệp ngữ,… + Điệp từ, điệp ngữ,…

- Những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiều. - Những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiều.

→ Thay đổi ví trị quan sát vẫn không thể bao trọn sự dài rộng, to lớn của cánh đồng – vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống.

- So cánh đồng rộng lớn thì hai dòng cuối khắc họa cô gái rất nhỏ bé, mảnh mai – làm nên cánh đồng. - So cánh đồng rộng lớn thì hai dòng cuối khắc họa cô gái rất nhỏ bé, mảnh mai – làm nên cánh đồng.

- Số lượng tiếng ngắn hơn nhưng không bị hai dòng trên che lấp đi vẻ đẹp. - Số lượng tiếng ngắn hơn nhưng không bị hai dòng trên che lấp đi vẻ đẹp.

→ Đó là một cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

Câu 18: Bố cục của bài thơ Việt Nam quê hương ta?

Trả lời

Có thể chia văn bản thành 2 đoạn:

- Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên - Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên

- Khổ 2,3,4,5: Vẻ đẹp con người - Khổ 2,3,4,5: Vẻ đẹp con người

Câu 19: Nhan đề bài thơ Việt Nam quê hương ta gợi cho em cảm xúc gì?

Trả lời

Nhan đề bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã gợi ra vẻ tươi đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc đất nước ta. Đồng thời dựa vào tiêu đề, tác giả muốn khắc họa những phẩm chất, đức tính tốt đẹp ở con người Việt Nam: chịu thương chịu khó, anh dũng, thủy chung,…

Câu 20: Giá trị nội dung của tác phẩm Việt Nam quê hương ta?

Trả lời

Nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương đất nước.

Câu 21: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Việt Nam quê hương ta?

Trả lời

·       Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.

·       Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.

·       Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

Câu 22: Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam được miêu tả như thế nào qua bài thơ?

Trả lời

– Tiếng gọi trìu mến, thân thương “Việt Nam đất nước ta ơi”.

– Cảnh sắc thiên nhiên:

·       + “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”: từ láy “mênh mông” cùng biện pháp so sánh đã tô đậm sự trù phú của những cánh đồng lúa. + “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”: từ láy “mênh mông” cùng biện pháp so sánh đã tô đậm sự trù phú của những cánh đồng lúa.

·       + “Cánh cò bay lả rập rờn”: gợi hình ảnh cánh cò bay lượn trên bầu trời. -> mở ra không gian thanh bình, yên ả. + “Cánh cò bay lả rập rờn”: gợi hình ảnh cánh cò bay lượn trên bầu trời. -> mở ra không gian thanh bình, yên ả.

·       + “Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”: vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa nên thơ của đỉnh Trường Sơn hùng vĩ. + “Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”: vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa nên thơ của đỉnh Trường Sơn hùng vĩ.

=> Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật tươi đẹp, rực rỡ -> mở ra khung cảnh Việt Nam yên bình, trù phú.

 

Câu 23:  Vẻ đẹp của con người Việt Nam được miêu tả như thế nào?

Trả lời

·       “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”: đức tính cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của ông cha ta từ ngàn đời xưa.

·       “Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”: phẩm chất kiên cường, anh dũng, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

·       “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”: nhấn mạnh bản tính lương thiện, hiền hòa vốn có của người Việt Nam.

·       “Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”: tấm lòng thủy chung, sắt son của con người.

·       “Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”: sự khéo léo, tài hoa của nhân dân.

Câu 24: Những ân thanh gì xuất hiện trong bài thơ Hoa bìm?

 Trả lời

+ Dế mèn tiếng ri ri, đom đóm thắp đèn. + Dế mèn tiếng ri ri, đom đóm thắp đèn.

+ Con quốc kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa. + Con quốc kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa.

Câu 25: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Hoa bìm?

 Trả lời

Đó là một sự hòa trộn màu sắc với âm thanh, các hoạt động, sử dụng điệp từ có và các biện pháp hoán dụ, ẩn dụ,… tạo nên khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi đẹp.

Câu 26: Tình cảm của nhân vật trữ tình được miêu tả trong Hoa bìm như thế nào?

 Trả lời

- Câu hỏi tu từ Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…? → Nỗi nhớ quê hương da diết trước bao sự đổi thay. - Câu hỏi tu từ Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…? → Nỗi nhớ quê hương da diết trước bao sự đổi thay.

Câu 27: Đâu là hình ảnh mà em ấn tượng nhất trong Hoa bìm? Vì sao?

 Trả lời

Em ấn tượng nhất với hình ảnh “giậu hoa bìm” - là hình ảnh mở đầu, có vai trò mở ra trang kí ức về tuổi thơ. Điều thú vị ở đây là tác giả không chọn những loài hoa cao quý như hoa hồng, hoa mai... mà lại chọn một loại hoa giản dị, nhưng xuất hiện rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Đi tới bất kì một ngõ nào cũng có thể thấy được hoa bìm. Bởi vậy mà loài hoa này giống như chất chứa những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ nông thôm.

Câu 28: Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Hoa bìm?

 Trả lời

Nhà Thơ Nguyễn Đức Mậu là một nhà thơ có hồn thơ mang đậm hơi thở của đồng quê. Với chất liệu là những hình ảnh dân dã, mộc mạc của vùng nông thôn nước ta trong quá khứ. Ông đã sử dụng thể thơ lục bát, để dệt tất cả lại thành một tác phẩm thơ chạm đến trái tim người đọc. Đến với Hoa Bìm, người đọc được sống lại những kỉ ức tuổi thơ đang nằm trôi trong dòng sông kí ức. Ở đó có những khu vườn xanh tốt, có chú chuồn chuồn ớt, có con nhện giăng tơ, có anh cào cào, dế mèn, đom đóm. Những con vật nhỏ bé ấy từng là cả một kho tàng đồ chơi đến từ thiên nhiên thú vị, làm say đắm bao đứa trẻ. Chúng nằm lẫn trong sắc xanh của cỏ cây, sắc tím của hoa bìm, sắc đỏ cam của hồng chín. Những gam màu ấy tô điểm cho tuổi thơ mộc mạc thêm phần rực rỡ. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã giúp em có một trải nghiệm tuyệt vời khi đắm mình vào bầu không xưa cũ ấy. Em như thực sự được sống cùng với tuổi thơ của ông bà, cha mẹ mình. Chính những cảm xúc ngỡ ngàng, yêu thích, quyến luyến và tiếc nuối về một thời đã qua ấy, khiến em yêu mến và trân trọng những vần thơ của Hoa Bìm.

Câu 29: Viết một đoạn văn (Khoảng 160 -200 từ) cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước trong em, trong đó có sử dung 1 - 2 câu ca dao .

Trả lời

Tình yêu quê hương đất nước là một tình cảm sâu đậm, không thể nào phai nhạt trong lòng mỗi người con dân. Đó là tình yêu với những cảnh đẹp tự nhiên, với những nét văn hóa truyền thống và với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt của đất nước. Tình yêu quê hương còn là sự tự hào về sự phát triển, về những thành tựu vĩ đại mà quốc gia đã đạt được. Nó cũng là sự nhớ nhung, những kỷ niệm đẹp, những người thân yêu và những truyền thống đặc biệt mà chỉ có ở đất nước của mình. Tình yêu quê hương còn là sự cam kết, sẵn sàng đóng góp và cống hiến cho sự phát triển của đất nước, để mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, giàu có hơn. Tình yêu quê hương không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn động viên, sức mạnh để mỗi người dân cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước yêu dấu.

Câu 30: Viết một đoạn văn về chủ đề Quê Hương của tôi (từ 150 đến 200 chữ) trong đó có đề cập đến một câu thơ hoặc ca dao tục ngữ về quê hương

Trả lời

“Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.”

Quê hương là một cảm hướng bất tận của thơ ca Việt Nam.  Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Với em quê hương là nơi cho em tình yêu bao la và dù sao này có bay cao bay xa đến đâu đi chăng nữa quê hương tổ quốc vẫn chỉ có một và duy nhất đó là Việt Nam.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay