Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 4 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 4. NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI (PHẦN 1)

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Xuân Quỳnh ?

Trả lời 

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. - Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam. - Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. - Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

Câu 2: Một số tác phẩm tiêu biểu và thành tựu của Xuân Quỳnh?

Trả lời 

+ Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu… + Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…

+ Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)... + Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...

- Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011. - Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.

Câu 3: Thể loại của văn bản Cô gió mất tên là gì?

Trả lời 

Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

 

Câu 4: Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ?

Trả lời 

- Cụm danh từ - Cụm danh từ  là loại tổ hợp từ do danh từ cùng với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ: tất cả bông hoa, các con gà,...

Câu 5: Cụm động từ là gì? Cho ví dụ?

Trả lời 

-  - Cụm động từ (CĐT) là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

Ví dụ: học môn toán, đang chạy bền,...

Câu 6:  Cụm tính từ là gì? Cho ví dụ?

Trả lời 

 - Cụm tính từ  là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ: rất xinh đẹp, tròn triạ như hòn bi ve,...

Câu 7: Thể loại của văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là gì?

Trả lời 

Truyện dài là truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện và nhân vật trong một phạm vi không gian và thời gian tương đối rộng lớn.

Câu 8: Tìm hiểu về xuất sứ và hoàn cảnh sáng tác Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ?

Trả lời 

Trích trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ xuất bản năm 2004.

Câu 9: Phương thức biểu đạt và ngôi kể của truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là gì?

Trả lời 

- Phương thức biểu đạt: Tự sự - Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Ngôi kể: ngôi thứ nhất

Câu 10: Nêu giá trị nội dung của truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ?

Trả lời 

Qua cách cảm nhận tuyệt vời của nhân vật tôi qua xúc giác, qua mùi hương của các loài hoa, ta thấy được sự trân trọng, yêu quý dành cho thiên nhiên, cuộc sống. Hơn nữa, từ tình cảm bố con thắm thiết đã nuôi dương tâm hồn đứa trẻ trong cách cảm nhận, giúp đứa trẻ nhận ra thiên nhiên là món quà quý giá to lớn mà cuộc sống ban tặng.

Câu 11: Nêu giá trị nghệ thuật của truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ?

Trả lời 

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất hấp dẫn, đưa người đọc tham gia trực tiếp vào câu chuyện. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất hấp dẫn, đưa người đọc tham gia trực tiếp vào câu chuyện.

- Ngôn ngũ đối thoại sinh động, lôi cuốn người nghe. - Ngôn ngũ đối thoại sinh động, lôi cuốn người nghe.

Câu 12: Thể loại của văn bản Giọt sương đêm là gì?

Trả lời:

 Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Câu 13: Nêu ra xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của truyện “Giọt sương đêm”?

Trả lời:

Truyện được trích trong tác phẩm Xóm Bờ Giậu sáng tác năm 2018.

Câu 14: Nêu phương thức biểu đạt của câu chuyện Giọt sương đêm?

Trả lời:

Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 15: Truyện Giọt sương đêm được kể theo ngôi thứ mấy? Đặc điểm của ngôi kể này là gì?

Trả lời:

Truyện kể theo ngôi thứ 3 - người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 16: Nêu ra những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài?

Trả lời:

- Tác  - Tác giả Tô Hoài (1920 - 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội  và sinh ra  trong một gia đình thợ thủ công.

- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. - Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Với  - Với phong cách viết văn của Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn,.. Các phẩm tiêu biểu Dê và Lợn, Võ sĩ bọ ngựa, Dế Mèn phiêu lưu ký (Truyền đồng thoại nôỉ tiếng nhất của Tô Hoài)

Câu 17: Tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên thuộc thể loại văn học nào? Nêu ra đặc điểm của thể loại đó?

Trả lời:

Văn bản Bài học đầu tiên là một đoạn trích của Dế Mèn phiêu lưu ý. Truyện thuộc thể loại văn học tự sự - truyện đồng thoại và có những đặc điểm sau:

+ Truyện viết dành cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa và mang đặc điểm giống con người + Truyện viết dành cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa và mang đặc điểm giống con người

Câu 18: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?

Trả lời:

Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”:  Dế Mèn giới thiệu về bản thân

Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”:  Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.

 Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”: Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.

Phần 4. Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 19: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Cô gió mất tên?

Trả lời 

Câu chuyện ngắn mang đến bài học quý giá rằng hãy cứ giúp đỡ mọi người hết mình trong khả năng của bản thân. Miễn sao sự giúp đỡ đó mang lại hạnh phúc, niềm vui cho mọi người thì ắt hẳn bản thân chúng ta cũng vui lây.

Câu 20: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Cô gió mất tên?

Trả lời 

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện. - Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật, hiện tượng sinh động, đặc sắc. - Nghệ thuật miêu tả loài vật, hiện tượng sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình với các biện pháp tu từ. - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình với các biện pháp tu từ.

Câu 21: Giới thiệu những thông tin mà em đọc được trong văn bản về nhân vật Cô gió?

Trả lời 

- Tên: Gió. - Tên: Gió.

- Không có hình dáng, màu sắc những ai cũng biết. - Không có hình dáng, màu sắc những ai cũng biết.

- Công việc:  - Công việc: 

+ Đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm. + Đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm.

+ Giúp đỡ vạn vật (thuyền, hoa, mưa,…) + Giúp đỡ vạn vật (thuyền, hoa, mưa,…)

→ Mọi người yêu quý cô Gió.

Câu 22: Tìm trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên  (Tô Hoài) các câu có sử dụng vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ.

Trả lời 

+ Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ. + Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

+ Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ. + Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

+ Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ. + Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Câu 23: Tìm trong văn bản Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến) các câu có sử dụng vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ.

Trả lời 

-  - Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

-  - Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

-  - Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Câu 24: Tìm các cụm động từ trong đoạn trích sau đây :
"Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước".
                                                                        (Thánh Gióng)

Trả lời 

Cụm động từ: lớn nhanh như thổi,  mặc xong đã căng đứt chỉ; làm ra bao nhiêu cũng không đủ; gom góp gạo

 

Câu 25: Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

Trả lời 

Trung tâm của cụm động từ: Nô đùa

Câu 26: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Giọt sương đêm?

Trả lời:

Đoạn trích vừa khơi gợi lại trong lòng những người sinh ra và lớn lên ở làng quê những hình ảnh quen thuộc, thân thương thời thơ ấu, vừa giúp những bạn đọc sinh ra và lớn lên ở thành thị hình dung rõ nét về bức tranh làng quê với những bờ giậu dân dã và một thế giới loài vật phong phú, rực rỡ sắc màu và thấm đẫm thương yêu.

Câu 27: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Giọt sương đêm?

Trả lời:

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện. - Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Câu 28: Trong chuyện xuất hiện những nhân vật nào? Đặc tính của từ nhân vật ra sao?

Trả lời:

- Thằn lằn: sống trong một chiếc bình, có phần ẩn nấp nhưng rất hiếu khách . Mời cả Bọ dừa ở tạm nhà mình.  - Thằn lằn: sống trong một chiếc bình, có phần ẩn nấp nhưng rất hiếu khách . Mời cả Bọ dừa ở tạm nhà mình.

- Bọ Dừa: - Bọ Dừa:  Vô tình lượn qua xón Bờ Dậu, xin ngủ một đêm trên lá trúc. Bị ám ảnh việc trong các hộp tối vì từng bị những đứa trẻ bắt đi làm thú vui. Sau đó nhờ có giọt sương đêm đã khiến cho Bọ Dừa thức tỉnh, nhớ về quê hương của mình và quyết định trở về quê hương ngay sáng hôm sau.

- Bác Cóc: một người có kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về muôn loài và những triết lý nhân sinh  - Bác Cóc: một người có kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về muôn loài và những triết lý nhân sinh

- Ngoài ra còn có những nhân vật phụ như: Ốc Sên, Tắc Kè,... - Ngoài ra còn có những nhân vật phụ như: Ốc Sên, Tắc Kè,...

=> Tất cả những nhân vật được nhân hóa như người. Tạo nên sự sống động cho bức tranh cuộc sống. Khiến câu chuyện trở nên gần gũi và chân thực với người xem. Đặc biệt thích hợp cho những đứa tuổi nhỏ.

Câu 29: Có câu nói của nhân vật bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó” vậy em hiểu gì về món quà này?

Trả lời 

- Hoàn cảnh: Tý đem cho bố những trái ổi. - Hoàn cảnh: Tý đem cho bố những trái ổi.

·       Tâm ý người gửi : trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã.

·       Tâm ý người nhận (bố): ít khi ăn ổi nhưng vì Tý mà ăn.

=>  Một món quà luôn gửi gắm tình cảm, tâm ý của người gửi. Bởi vậy dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện nét đẹp của mình. Ở đây, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học về thái độ trân trọng, biết ơn đối với những người dành tình cảm cho chúng ta.

Câu 30: Viết một đoặn văn (160 - 200 chữ) nêu cảm nhận của em về truyện vừa đi vừa nhắm mẳt?

Trả lời 

Trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật “tôi”. Đó là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và luôn có được tình yêu thương của mọi người. Người bố trong bài của cậu đã nghĩ ra những trò chơi để giúp cậu có thêm nhiều trải nghiệm. Câu chuyện của cậu bé đã đưa người đọc tìm về những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, tìm về những điều bé nhỏ và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Cậu bé đã nhận ra cần phải biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên cũng như trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Bài học mà cậu bé nhận được cũng chính là bài học mà người đọc cần rút ra cho mình. Và từ bài học đó, tin chắc rằng cậu bé sẽ trở thành một người có ích. Như vậy, nhân vật “tôi” trong văn bản đã giúp người đọc hiểu hơn về những điều mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay