Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 6. ĐIỂM TỰ TINH THẦN (PHẦN 1)

Câu 1: Nêu một số thông tin về tác giả O.Henri mà em biết?

Trả lời:

 O. Hen-ri (1862-1910) là nhà văn hiện thực nước Mĩ chuyên viết truyện ngắn

- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, mang tính nhân đạo sâu sắc - Truyện của ông thường nhẹ nhàng, mang tính nhân đạo sâu sắc

Câu 2: Nêu hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

Trả lời:

Văn bản là phần cuối của truyện “Chiếc lá cuối cùng”

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm Chiếc lá cuối cùng theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, trẻ tuổi, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩa điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn- xi đã từ cõi chết trở về. Vài ngày sau, khi Giôn-xi đã khoẻ, Xiu cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản Chiếc lá cuối cùng?

Trả lời:

Phần 1: Từ đầu → kiểu Hà LanGiôn-xi đợi cái chết
Phần 2: Tiếp theo → vịnh Na- plơGiôn-xi vượt qua cái chết
Phần 3: Còn lạiBí mật của chiếc lá cuối cùng

Câu 6: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? Cho ví dụ?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép hay được gọi là dấu trích dẫn, dấu câu này được tạo nên bởi cả hai dấu hoặc đơn liền kề nhau. Dấu ngoặc kép được đặt ở đầu câu và cả cuối câu trích dẫn. Thông thường trước dấu ngoặc kép để trích dẫn lời nói nhân vật, người viết cần thêm dấu hai chấm, chỉ trong một số trường hợp khi sử dụng từ ngữ với ý nghĩa đặc biệt thì không cần tới dấu hai chấm này. 

Ví dụ: " Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hôn của con người"- Nguyễn Minh Châu. 

Câu 7: Nêu tác dụng của dấu hai chấm ? Và cho ví dụ?

Trả lời:

Dấu hai chấm là một dấu câu quan trọng trong tiếng Việt vì có tác dụng báo hiệu và đánh dấu vị trí của các phần trong câu. Đặc biệt, dấu hai chấm thường được sử dụng để báo hiệu lời nói của một nhân vật hoặc sự liệt kê, giải thích cho phần trước của câu.

Ví dụ: Tôi đã mua rất nhiều đồ: áo khoác, quần jean, giày sneaker, túi xách và đồng hồ đeo tay.

Câu 8: Nêu tác dụng của dấu ngạch ngang? Cho ví dụ?

Trả lời:

Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Dấu gạch ngang (–) có một hình dạng đặc biệt, chúng ta thường gặp trong văn bản, và nó thường gây nhầm lẫn với dấu gạch nối (-) hoặc dấu trừ (—). Dấu gạch ngang được sử dụng để phân tách các thành phần trong văn bản một cách rõ ràng và thường xuất hiện trong các ngữ cảnh về biểu đồ, danh sách, hoặc để tạo ra sự nổi bật cho một từ hoặc cụm từ cụ thể

Ví dụ:  "Lê-nin," "Ê-đi-xơn," "Ma-ri Quy-ri," "31-01-2020."

Câu 9: Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh?

Trả lời:

- Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) - Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)

- Quê quán:  - Quê quán: Làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Phong cách nghệ thuật: - Phong cách nghệ thuật:

+ Thường viết về đề tài tuổi thơ, tuổi mới lớn, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự của các bạn trẻ. + Thường viết về đề tài tuổi thơ, tuổi mới lớn, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự của các bạn trẻ.

+ Lối viết văn của Nguyễn Nhật Anh hồn nhiên, trong sáng. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc. + Lối viết văn của Nguyễn Nhật Anh hồn nhiên, trong sáng. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc.

Câu 10: Một số tác phẩm chính của nhà văn Nguyễn Ánh?

Trả lời:

-  -  Bộ truyện: Kính vạn hoa (1995–2010), Chuyện xứ Lang Biang (2004–2006)

- Tiểu thuyết: Cô gái đến từ hôm qua (1989) / Hạ đỏ (1991)/ Tôi là Bêtô (2007)/ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)/ Lá nằm trong lá (2011) - Tiểu thuyết: Cô gái đến từ hôm qua (1989) / Hạ đỏ (1991)/ Tôi là Bêtô (2007)/ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)/ Lá nằm trong lá (2011)

- Truyện ngắn : Cú phạt đền (1985) Chuyện cổ tích dành cho người lớn - Truyện ngắn : Cú phạt đền (1985) Chuyện cổ tích dành cho người lớn

- Thơ: Thành phố tháng tư (1984) Đầu xuân ra sông giặt áo (1986) - Thơ: Thành phố tháng tư (1984) Đầu xuân ra sông giặt áo (1986)

- Phim chuyển thể: Kính vạn hoa (2004–2006)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) - Phim chuyển thể: Kính vạn hoa (2004–2006)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015)

Câu 11: Văn bản Tuổi thơ tôi thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Thể loại: Truyện ngắn

Câu 12: Tóm tắt văn bản Con gái của mẹ theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Câu chuyện về người mẹ làm lũ vất vả, phải tha hương cầu thực đem theo đứa con nhỏ lên thành phố Đà Nẵng mưu sinh. Cuộc sống của hai mẹ con vô cùng vất vả, cực nhọc. Nhưng Lam Anh cô con gái của chị luôn chăm chỉ nỗ lực học tập và hiếu thảo với mẹ. Em đỗ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng, và được tuyển thẳng vào trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng với mức học bổng toàn phần. Hơn cả, em luôn hạnh phúc vì được làm con của mẹ và luôn muốn lớn nhanh để đáp đền công ơn của mẹ.

 

Câu 13: Nêu bố cục của văn bản Con gái của mẹ?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “thiếu thốn, khô khát”: Tình cảm của mẹ với con.

Đoạn 2: Còn lại: Tình cảm biết ơn của con gái với mẹ của mình.

Câu 14: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Con gái của mẹ?

Trả lời:

- Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sự hi sinh, tần tảo một đời vì con của người mẹ và lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cô con gái bé bỏng dành cho mẹ của mình. - Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sự hi sinh, tần tảo một đời vì con của người mẹ và lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cô con gái bé bỏng dành cho mẹ của mình.

- Tình mẫu tử có sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn, vất vả của cuộc đời. - Tình mẫu tử có sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn, vất vả của cuộc đời.

- Văn bản là bài học đạo đức sâu sắc hướng con người ta phải biết trân trọng, ghi nhớ công ơn cha mẹ. - Văn bản là bài học đạo đức sâu sắc hướng con người ta phải biết trân trọng, ghi nhớ công ơn cha mẹ.

 

Câu 15: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Con gái của mẹ?

Trả lời:

- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc. - Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.

- Nhan đề rõ ràng, cụ thể xác định được trọng tâm văn bản. - Nhan đề rõ ràng, cụ thể xác định được trọng tâm văn bản.

Câu 16: Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam?

Trả lời:

- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh - Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh

- Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.  - Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

- Phong cách nghệ thuật: - Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời: + Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời:

Câu 17: Một số tác phẩm và thành tựu tiêu biểu của tác giả Thạch Lam?

Trả lời:

- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942),  Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội ba sáu phố phường (1943). - Tác phẩm chính: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942),  Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội ba sáu phố phường (1943).

Câu 18: Thể loại cuả văn bản Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

Truyện ngắn 

Câu 19: Nêu bố cục của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió mùa về

Đoạn 2: Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

Đoạn 3: Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. 

Câu 20: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

- Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo. - Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.

- Phát hiện, ca ngợi tấm lòng nhân ái tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người - Phát hiện, ca ngợi tấm lòng nhân ái tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người

- Tôn vinh vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của những người dân nghèo dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn trong sạch, lương thiện - Tôn vinh vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của những người dân nghèo dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn trong sạch, lương thiện

Câu 21: Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép

Trả lời:

Từ trong ngoặc kép: thảm thiết, trùm sỏ, làm giàu, võ đài, cao thủ, trả thù, cử hành tang lễ...

Nghĩa thông thường: thảm thiết là nỗi đau khổ thống thiết, trùm sỏ là kẻ cầm đầu nhóm vô lại, làm giàu là tích luỹ nhiều của cải, tiền bạc, võ đài là đài đấu võ, cao thủ là người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác, trả thù là gây tai hoạ cho người đã gây hại cho mình hoặc người khác, cử hành tang lễ là tổ chức tang lễ cho người đã mất.

 

Câu 22: Tìm trong văn bản Con gái của mẹ câu có chứa dấu hai chấm và nêu tác dụng của dấu đó?

Trả lời:

Thầy giáo của con nói như reo: “Chị ơi, cháu đậu và trường chuyên rồi”=> Báo hiện trước lời nói trực tiếp của nhân vật, cụ thể là của thầy giáo báo tin trúng tuyển của Lam Anh

Câu 23: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dâu ngoặc kép trong câu ấy.

Trả lời:

Các bạn ồ lên thích thú, thì ra Lan là một "danh ca" chính hiệu.

 => Tác dụng dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh từ danh ca được dùng với ý nghĩa đặc biệt là chỉ người hát rất hay, hát hay như ca sĩ.

Câu 24: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngạch ngang và giải thích công dụng của dâu ngạch ngang trong câu ấy?

Trả lời:

Cái đuôi - bộ phận khỏe nhất của con rắn dùng để tấn công đối thủ => Giải thích về công dụng của sự vật sự việc

- Một bữa Thái đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn căn cụm trước bạn làm việc. Anh rón rén lại gần. Bố vẫn đang mải mê kiểm tra lại sổ sách. => Dấu gạch ngang để đánh dấu chú thích, lý giải. Cụ thể ở đây là việc giải thích công việc của bố Thái đang làm,  - Một bữa Thái đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn căn cụm trước bạn làm việc. Anh rón rén lại gần. Bố vẫn đang mải mê kiểm tra lại sổ sách. => Dấu gạch ngang để đánh dấu chú thích, lý giải. Cụ thể ở đây là việc giải thích công việc của bố Thái đang làm,

Câu 25: Tâm trạng và hành động của nhân vật Xiu trong những ngày tháng biết bạn mình bị bệnh nặng là gì?

Trả lời:

* Tâm trạng:

- Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường. - Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường.

- Lo sợ mất Giôn - xi. - Lo sợ mất Giôn - xi.

* Hành động:

- Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ. - Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.

- An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình. - An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.

→ Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung. Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện.

Câu 27: Cụ Bơmen - một hoa sĩ gìa đang sống cùng Xiu và Giôn xơ đã làm điều gì khiến cho mọi người đều phải sửng sốt và bất ngờ ?

Trả lời:

- Hoàn cảnh: đêm mưa gió dữ dội - Hoàn cảnh: đêm mưa gió dữ dội

- Hành động: vẽ chiếc lá âm thầm bí mật - Hành động: vẽ chiếc lá âm thầm bí mật

- Mục đích: cứu sống Giôn – xi - Mục đích: cứu sống Giôn – xi

- Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi. - Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.

Thủ pháp giấu kín sự việc → tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc.

- Đảo ng­ược tình huống lần thứ hai. - Đảo ng­ược tình huống lần thứ hai.

→ Cụ là người nhân hậu, có tình thư­ơng yêu bao la và sự hi sinh cao cả. Biểu tượng cho lòng nhân ái, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính.

Câu 28: Đọc tiêu đề của văn bản Con gái của mẹ em có cảm nhận gì?

Trả lời:

- Tiêu đề mang tên “Con gái cuả mẹ” thể hiện sự yêu thương vô bờ bến mà người mẹ dành cho con. Cũng là cái tên gọi thân thương mà con dành cho mẹ. - Tiêu đề mang tên “Con gái cuả mẹ” thể hiện sự yêu thương vô bờ bến mà người mẹ dành cho con. Cũng là cái tên gọi thân thương mà con dành cho mẹ.

Câu 29: Qua văn bản Con gái của mẹ em nhận được bài học gì từ câu truyện trên?

Trả lời:

Con gái của mẹ là những tâm sự của mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà về “quả ngọt” cho quá trình trưởng thành vất vả, khó khăn nhưng nỗ lực không ngừng của Lam Anh. Qua đó có thể thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng. Em nhận ra bài học về tình cảm bao la của mẹ. Với người làm con phải biết hiếu thảo, giúp đỡ mẹ và học tập thật giỏi để đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ.

Câu 30: Viết một đọan văn (160 - 200 chữ) về chủ đề mẹ của em?

Trả lời:

Người phụ nữ đẹp nhất đối với em có lẽ chính là mẹ, mẹ không chỉ là người đẹp nhất mà còn là người phụ nữ đảm đang nhất, tuyệt vời nhất trong suy nghĩ của em.

Mẹ em là một giáo viên tiểu học, năm nay mẹ đã bước sang tuổi 35, mẹ công tác trong chính ngôi trường mà em đang học, chính vì vậy sáng nào em cũng được mẹ chở đi làm và đi học. Mẹ em có mái tóc dài, đen nhánh và thẳng suôn mượt, mẹ không thích nhuộm tóc hay làm xoăn như các cô giáo khác. Dù là đi dạy hay ở nhà mẹ vẫn rất giản dị, không tô son, đánh phấn, nhưng như thế mẹ vẫn rất xinh đẹp. Mẹ em là một giáo viên dạy giỏi ở trường, em rất tự hào khi có một người mẹ như mẹ của em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ của mẹ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay