Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 6. ĐIỂM TỰ TINH THẦN (PHẦN 2)

Câu 1: Tìm hiểu về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

Truyện được in trong tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (NXB Đời nay, 1937).

Câu 2: Phương thức biểu đạt của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt : Tự sự - Phương thức biểu đạt : Tự sự

Câu 3: Nêu ra ngôi kể của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

 Ngôi kể thứ 3

Câu 4: Hãy tóm tắt tác phẩm Gió lạnh đầu mùa theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Vào một buổi sáng, gió bấc mùa đông chợt đến làm không khí vô cùng lạnh lẽo. Sơn tỉnh dậy đã được mẹ chuẩn bị cho chiếc áo dạ đỏ và cả chiếc áo thâm dài ấm áp. Hai chị em Sơn ra chợ chơi với lũ trẻ con, Sơn thấy trời rét nhưng lũ trẻ ăn mặc chẳng khác khi ngày thường môi chúng nó tím lại và da thịt thì thâm đi. Đặc biệt là cái Hiên nó vẫn mặc chiếc áo rách tả tơi hở cả vai và lưng. Sơn thấy vậy bảo chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ ở nhà, Sơn và Lan rất vui vì việc mình đã làm. Nhưng không vui được bao lâu Sơn lo lắng vì sợ sẽ bị mợ mắng vì cho Hiên chiếc áo bông cũ. Về nhà hai chị em bất ngờ khi thấy hai mẹ con Hiên ở nhà mình để gửi lại chiếc áo bông ban sáng. Mẹ Sơn không những không trách mắng hai con mà còn cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. 

Câu 5: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

- Mạch chuyện đơn giản giàu ý nghĩa - Mạch chuyện đơn giản giàu ý nghĩa

Câu 6: Tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Con gái của mẹ?

Trả lời:

- Xuất xứ: Theo Báo Tuổi trẻ số ra ngày 24/8/2019 - Xuất xứ: Theo Báo Tuổi trẻ số ra ngày 24/8/2019

Câu 7: Phương thức biểu đạt của văn bản Con gái của mẹ?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự - Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 8: Truyện Con gái của mẹ được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3 - Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

Câu 9: Tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh được miêu tả trong tác phẩm?

Trả lời:

 - Một người bán hàng ở chợ Cồn xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không thể bỏ con mỗi khi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn ấy.

 - Khi con gái viết biết viết tròn chữ mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều mẹ đã bật khóc.

 - Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh.

 - ....

 

Câu 10: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Tuổi thơ tôi?

Trả lời:

Xuất xứ: in trong tập Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012

 

Câu 11: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Tuổi thơ tôi?

Trả lời:

-  Phương thức biểu đạt: Tự sự - Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 12: Truyện Tuổi thơ tôi được kể theo ngôi kể thứ mấy?

Trả lời:

Người kể chuyện: Ngôi kể thứ I.

Câu 13: Hãy tóm tắt lại tác phẩm Tuổi thơ tôi theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Vào một ngày khi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Nhân vật tôi chợt nghĩ tới kỷ niệm ngày xưa, cùng bạn bè chơi trò chơi đá dế. Đặc biệt là kỉ niệm về Lợi cậu bạn có con dế lửa dũng mãnh, cậu rất yêu quý nó và nhất quyết không đổi nó lấy bất cứ thứ gì. Nhưng một ngày vì trò đùa của cậu bạn ngồi cạnh, mà chú dế của Lợi bị thầy giáo thu mất, vô tình chiếc cặp sách của thầy giáo đã đè bẹp con dế lửa của Lợi. Cậu vô cùng buồn bã, hụt hẫng, cậu khóc rất nhiều. Các bạn trong lớp ai cũng thương chú dế dũng mãnh và thương cả Lợi. Lợi chôn con dế dưới gốc cây bời lời, các bạn trong lớp ai cũng đến để đưa tiễn con dế, thầy Phu cũng đến và còn đặt ở mộ con dế một chiếc vòng hoa, thầy rất ân hận vì hành động vô ý của mình. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.

Câu 14: Nêu bố cục của văn bản Tuổi thơ tôi?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “mường tượng lại cảnh này”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu.

Đoạn 2: Tiếp đó đến “gáy inh ỏi”:  Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa.

Đoạn 3: Còn lại: Câu chuyện đáng buồn 

Câu 15: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tuổi thơ tôi?

Trả lời:

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ

- Sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn. - Sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn.

Câu 16: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Tuổi thơ tôi?

Trả lời:

- Trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người - Trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người

- Những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị sẽ là kí ức đẹp đẽ với mỗi người  - Những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị sẽ là kí ức đẹp đẽ với mỗi người 

Câu 17: Kỷ niệm thời thơ ấy của nhân vật tôi được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

- Nhân vật tôi, ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu vọng ra tự nhiên thấy lòng buồn man mác nhớ về tuổi thơ. - Nhân vật tôi, ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu vọng ra tự nhiên thấy lòng buồn man mác nhớ về tuổi thơ.

- Tuổi thơ của nhân vật tôi lúc nào cũng lũi cũi khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu. - Tuổi thơ của nhân vật tôi lúc nào cũng lũi cũi khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu.

- Nhớ tới trò chơi đá dế quen thuộc của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào. - Nhớ tới trò chơi đá dế quen thuộc của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào.

Câu 18: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm và giải thích công dụng của dâu hai chấm trong câu ấy?

Trả lời:

- Các loại động vật ở khu vực nhiệt đới bao gồm: khỉ, vượn, báo, rắn và lươn.=> Sử dụng dấu hai chấm để báo trước lời giải thích  - Các loại động vật ở khu vực nhiệt đới bao gồm: khỉ, vượn, báo, rắn và lươn.=> Sử dụng dấu hai chấm để báo trước lời giải thích

- Ông chủ giải thích: "Chúng ta cần tăng doanh số bán hàng trong quý này." => Sử dụng dấu hai chấm để báo trướclời nói của nhân vật - Ông chủ giải thích: "Chúng ta cần tăng doanh số bán hàng trong quý này." => Sử dụng dấu hai chấm để báo trướclời nói của nhân vật

Câu 19: Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:              

Dế lửa có màu đỏ, nhỏ con hơn dế than nhưng đánh nhau không ai bì. Trong chiến trận, dế lửa nổi tiếng là lì đòn. Dế lửa có hàn răng rất khỏe, có thể cắn đứt chân những con dế than to gấp đôi nó. Nhiều chú dế than chỉ mới thấy dế lửa phồng cánh gáy một tràng “rét re re”, chưa đánh đấm gì đã quay đầu bỏ chạy, lấy cọng cỏ cứng lùa thế nào cũng không chịu quay lại “võ đài”

Trả lời:

Câu chủ đề: Trong chiến trận, dế lửa nổi tiếng là lì đòn

Câu 20: Em hãy cho biết các dấu hai chấm sau có công dụng gì?

a, Chú Năm đi thị xã về, mang theo rất nhiều thứ: thịt bò, rau cải, cây ớt con, măng khô, bánh rán…

b, Mỗi khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc giữa chừng, em thường nhớ đến một danh ngôn mà thầy giáo đã dạy: "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng".

c, Đang đi chơi với bạn, nhưng thấy thầy giáo đi ngang qua, Hà vẫn dừng xe lại để chào thầy:

- Em chào thầy ạ! - Em chào thầy ạ!

Trả lời:

a, Dấu hai chấm trong câu báo hiệu rằng đoạn văn tiếp theo sẽ là danh sách các vật dụng, thực phẩm được liệt kê.

b, Dấu hai chấm trong câu báo hiệu rằng đoạn văn tiếp theo là một danh ngôn được trích dẫn.

c, Dấu hai chấm trong câu báo hiệu rằng đoạn văn tiếp theo là lời chào hỏi của Hùng đến thầy giáo

Câu 21: Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây:

Ma-ri Quy-ri là nhà bác học người Pháp gốc Ba Lan. Bà đã giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng:

- Giải thưởng Nô-ben Vật lí, Giải thưởng Nô-ben Hoá học - Giải thưởng Nô-ben Vật lí, Giải thưởng Nô-ben Hoá học

- Tiến sĩ khoa học Vật lí xuất sắc - Tiến sĩ khoa học Vật lí xuất sắc

- Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp - Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp

- Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp RI THỨC - Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp RI THỨC

(Theo Ngọc Liên)

Trả lời:

Dấu gạch ngang có công dụng đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Trong đoạn văn là liệt kê ra các thành tựu nổi bật của bà Ma - ri Quy - ri

Câu 22:  Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép

Bác tự cho mình là "người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", là "đầy tớ trung thành của nhân dân", ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." (Theo Trường Chinh)

Trả lời:

- Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên đây là lời của Bác Hồ. - Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên đây là lời của Bác Hồ.

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật. Đó có thể là: - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật. Đó có thể là:

+ Một từ hay cụm từ: “người lính vâng lệnh quốc dân ra trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”. + Một từ hay cụm từ: “người lính vâng lệnh quốc dân ra trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

+ Một câu, một đoạn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” + Một câu, một đoạn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Câu 23: Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

Có bạn tắc kè hoa

Xây "lầu" trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

(Phạm Đình Ân)

Trả lời:

Trong khổ thơ trên từ “lầu” được tác giả sử dụng để chỉ cái tổ nhỏ của con tắc kè trên cây. Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè là “lầu”, tác giả nhằm đề cao giá trị của cái tổ ấy. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để đánh dấu từ “lầu” được dùng với ý nghĩa đặc biệt như vừa nói.

Câu 24: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

Trả lời:

- - Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.

- Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người. - Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

Câu 25: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

Trả lời:

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật

- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo. - Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.

- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. - Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

Câu 26: Hoàn cảnh của Giôn - xi  được giới thiệu ở đầu tác phẩm là những người như thế nào?

Trả lời:

- Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo sống trong cảnh khổ sở - Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo sống trong cảnh khổ sở

- Giôn-xi mắc bệnh nặng và sống trong tuyệt vọng, cụ Bơ-men đã vẽ kiệt tác chiếc lá cuối cùng để giúp cô vươn lên vượt qua bệnh tật - Giôn-xi mắc bệnh nặng và sống trong tuyệt vọng, cụ Bơ-men đã vẽ kiệt tác chiếc lá cuối cùng để giúp cô vươn lên vượt qua bệnh tật

Câu 27: Trong khoảng thời gian bị bệnh Giôn - xi thường làm gì? Diễn biến tâm trạng của cô ra sao?

Trả lời:

Cô thường nhìn ngắn lá thường xuân ngoài cửa sổ

+ Dáng vẻ: Cặp mắt mở to, thẫn thờ + Dáng vẻ: Cặp mắt mở to, thẫn thờ

+ Giọng nói: thều thào, đếm từng chiếc lá rụng + Giọng nói: thều thào, đếm từng chiếc lá rụng

+ Ý nghĩ: chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời + Ý nghĩ: chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời

→ Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi, thờ ơ với sự sống của chính bản thân mình.

Câu 28: Khi nhìn chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân vẫn còn Giôn - xi có những suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, tự thấy muốn chết là một tội. - Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, tự thấy muốn chết là một tội.

- -  Đòi ăn uống, soi gương

- Muốn vẽ vịnh Na – plơ. - Muốn vẽ vịnh Na – plơ.

→ Nhu cầu sống đã hồi sinh, nghị lực, niềm tin giúp cô chiến thắng bệnh tật, vượt qua được cái chết. Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, mọi khó khăn trong cuộc sống.

Câu 29: Khung cảnh mùa đông ở đầu tác phẩm Gió lạnh đầu mùa được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

- Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. - Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

- Ngoài sân, đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. - Ngoài sân, đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.

- Trời u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và sắt lại vì rét. - Trời u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và sắt lại vì rét.

 

Câu 30: Khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn như thế nào?

Trả lời:

- Sơn tung chăn tỉnh dậy, không bước xuống giường ngay mà còn ngồi thu tay trong bọc chăn. - Sơn tung chăn tỉnh dậy, không bước xuống giường ngay mà còn ngồi thu tay trong bọc chăn.

- Mẹ và chị Sơn đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước uống. - Mẹ và chị Sơn đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước uống.

- Mẹ Sơn bảo chị Lan lấy thúng áo ra cho em. - Mẹ Sơn bảo chị Lan lấy thúng áo ra cho em.

- Chị Lan khệ nệ ôm cái thúng áo lên đặt lên đầu phản. - Chị Lan khệ nệ ôm cái thúng áo lên đặt lên đầu phản.

- Mẹ Sơn cầm chiếc áo bông cũ, nhắc đến em Duyên làm Sơn thấy cảm động. - Mẹ Sơn cầm chiếc áo bông cũ, nhắc đến em Duyên làm Sơn thấy cảm động.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay