Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt tr92

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Thực hành tiếng Việt tr92. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

 

Câu 1:  Từ đồng âm là gì? Cho ví dụ về từ đồng âm

Trả lời

Từ đồng âm là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.

Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má => Ở đây, từ "má" đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ "má" thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ "má" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Câu 2: Đặt 2 câu có từ đồng âm ?

Trả lời

 

Ví dụ từ đồng âm : cốc

Em bị cốc đầu

Cái cốc bị vỡ

Câu 3: Từ đa nghĩa là gì? Cho ví  dụ  về từ đa nghĩa?

Trả lời

Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Đây là hiện tượng có thể thấy được ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.Trong tiếng Việt, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Nói cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ: Với từ "ăn"

  • Ăn cơm: cho đồ ăn vào cơ thể để nuôi sống
  • Ăn cưới: Ăn cỗ nhân dịp đám cưới
  • Ăn ảnh: Vẻ đẹp được thể hiện ở trong ảnh

Như vậy, từ "ăn" sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau và kết hợp với những từ ngữ khác nhau thì sẽ mang nghĩa khác nhau.

 

Câu 4: Đặt 2 câu với từ đa nghĩa?

Trả lời

Ví dụ với từ: đi

Tôi đi học cùng bạn Lan

Bác Hồ ra đi tìm được cứu nước

 

Câu 5: Trong câu sau câu nào chứa từ “nặng” không đồng nghĩa với các từ “nặng” trong các câu khác?

A, Con gà này nặng ba cân

B, Câu hò vang vọng, nặng tình nước non

C, Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng

D, Giọng nói nghe rất nặng

Trả lời

 

Câu C, Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng

 

Câu 6: Xếp các câu có chữ “canh” trong những câu sau vào hai cột đã cho

1, Người về chiếc bóng năm canh

2, Công an đang triệt phá các canh bạc

3, Bát canh này thật ngon

4, Họ canh đê phòng lụt

5, Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc

Trả lời

 

“Canh” có nét nghĩa thời gian

“Canh” có nét nghĩa khác

1, Người về chiếc bóng năm canh

 

 

2, Công an đang triệt phá các canh bạc

3, Bát canh này thật ngon

4, Họ canh đê phòng lụt

5, Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc

 

   

 

NHẬN BIẾT

 

Câu 7: Từ canh là từ đa nghĩa có mối liên hệ về nghĩa như thế nào?

Trả lời

Từ canh theo mối quan hệ từ đa nghĩa là cùng một từ sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau tùy vào bối cảnh của câu có chứa từ đó

 

Câu 8: Từ canh là từ đồng âm có mối quan hệ về nghĩa với nhau không?

Trả lời

Từ canh theo mối quan hệ từ đồng âm là từ các từ canh riêng biệt giống nhau về mặt âm tiết nhưng khác nhau về mặt nghĩa. Không cần đặt trong bối cảnh nào cả, chỉ đứng một mình ta vẫn có thể hiểu được nghĩa của nó.

 

Câu 9: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

  1. a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.
  2. b) Bò kéo xe - 2 bò gạo - cua bò.
  3. c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Trả lời

  1. a) Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu

Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim

Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn

  1. b) bò kéo xe: bò chỉ con bò

2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...)

cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân

  1. c) sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá

chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy

chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác

chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng

VẬN DỤNG

 

Câu 10 : Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.

Trả lời

Từ

Đặt câu

chiếu

Bố em đang lắp chiếc máy chiếu trước sân cho cả nhà cùng xem đá bóng.

Mẹ em đang lựa chọn một chiếc chiếu thật đẹp để trải trước sân để cả nhà ăn cơm

kén

Bà nội cẩn thận xếp từng chiếc kén tằm vào rổ.

Dì Trang là người rất kén chọn, mãi mà vẫn chưa mua được chiếc váy ưng ý.

mọc

Mấy hạt giống bà vừa gieo hôm qua, nay đã mọc mầm lên rồi.

Thấy chú Dương nhiệt tình mời mọc mãi, bà Tư cũng đồng ý sang chơi.

 

Câu 11: Với mỗi từ, hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, đậu, bò, kho, chín.

Trả lời

Giá: Đói bụng, thằng Hùng cứ ước giá mà có một đĩa giá xào ở đây thì ngon biết mấy.

Đậu: Mẹ nấu cho anh một bát xôi đậu đỏ để cầu mong anh may mắn thi đỗ vào trường yêu thích.

Bò: Em bé cố sức bò về phía chú bò làm bằng bông dì Trang tặng.

Kho: Đang kho dở nồi cá, mẹ bỗng đi vội ra phía nhà kho để lấy thêm củi.

Chín: Ngoài vườn, bé đếm được có chín quả xoài đã chín vàng ươm.

Câu 12: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

  1. Trời thu xanh ngắtmấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
  2. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
  3. Một vùng cỏ mọcxanh rì. (Nguyễn Du)
  4. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
  5. Suối dài xanh mướtnương ngô. (Tố Hữu)

 

Trả lời

  1. Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.
  2. Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.
  3. Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
  4. Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
  5. Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng

Câu 13: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:

  1. a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
  2. b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

Trả lời

  1. a) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: Tổ tiên
  2. b) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: quê mùa

 

Câu 14: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

  1. a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
  2. b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
  3. c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Trả lời

  1. a) Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân là các từ chỉ nông dân → Từ lạc: thợ rèn
  2. b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội là các từ chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp → Từ lạc: thủ công nghiệp

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn có sử dụng hai từ đồng âm với nhau liên quan đến chủ đề: Quê hương - Đất nước

Trả lời

Tình yêu quê hương và đất nước trong tôi luôn gắn liền với những kỷ niệm đẹp, những nụ cười và nỗi nhớ về những người thân yêu. Tôi nhớ đến những lần đi dạo bên bờ sông, những buổi chiều cùng bạn bè trên cánh đồng lúa, những bữa cơm gia đình đầm ấm và những trận đấu bóng đá với đội bóng làng. Là được bà chiều chuộng mua cho những thức quà ăn vặt ngon mỗi khi đi chợ về. Hình ảnh đó luôn khắc sâu trong tâm trí em, đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi tôi học hỏi và trưởng thành. Tuy đất nước và quê hương của chúng ta cũng là nơi đang trải qua những giai đoạn khó khăn và khắc nghiệt khác nhau. Nhưng en tn với tình yêu và sự gắn bó của những con người yêu nước, đất nước của chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn để trở thành một quốc gia phát triển và đầy tiềm năng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay