Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt tr35

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Thực hành tiếng Việt tr35 . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 8: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT 

Câu 1:  Giải thích các từ sau: Ngũ sắc, hổ phách, tu réo, ăn ráo ăn tiệt, tay nải?

Trả lời

Câu 2: Đặt câu cho các từ trên?

Trả lời

Câu 3: Đọc lại văn bản và giải thích nghĩa các từ sau: 

  1. “ cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.”

  2. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

Tìm những từ ngữ đồng nghĩa với các từ được gạch chân. 

Trả lời

  1. mơn mởn: xanh non và tươi tốt

    lúc lỉu: trĩu trịt

  1. ròng rã: đằng đẵng

vợi hẳn: bớt dần hẳn đi


Câu 4:  Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau trong những gợi ý sau:  quan hệ tương đồng; quan hệ gần gũi; nét giống nhau; sự liên quan

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có ____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Trả lời

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 5:  Câu tục ngữ dưới sử dụng phép tu từ gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Trả lời

Sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động: trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.

THÔNG HIỂU

Câu 6: Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Ý kiến trên đúng hay sai? Hãy đưa ra ví dụ có ý kiến đó?

Trả lời

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó.

Chẳng hạn, khi đọc câu: Cô chị rắt khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu, có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là không khéo léo, nghĩa là vụng về.

Câu 8:  Tìm những động từ (Cụm động từ) thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh trong truyện Cây Khế?

Trả lời

Người anh

Người em

Lười biếng, trút hết cho vợ chồng người em 

Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng, quanh năm chăm chút

Câu 9: Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ tìm ở bên dưới?

Trả lời

- Lười biếng: không muốn làm gì

- Trút: trong văn bản cây kế nghĩa là đưa hết công việc nặng nhọc cho người em 

- Thức khuya, dậy sớm:chăm chỉ cần mẫn, lo toan công việc để kiếm ăn

- Cố gắng làm lụng: khái quát nói về công việc lao động

- Quanh năm chăm chút: chăm chỉ săn sóc cho sự vật nào đó thời gian dài. Trong chuyện chỉ người em chăm sóc cho cây khế

Câu 10: Đặt câu với những cụm động từ vừa tìm được?

Trả lời

-Cụm động từ: trút hết công việc ; cố gắng làm lụng, quanh năm chăm chút

+ Vì lười biếng nên người anh trong câu chuyện Cây khế đã trút hết công việc cho người em làm hết

+ Người nông dân Việt Nam cố gắng làm lụng vất vả để có một mùa màng bội thu

+ Mẹ tôi quanh năm chăm chút cho chút cho luống hoa sau vườn.

VẬN DỤNG

Câu 11: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản Cây Khể? Nêu ra tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời

*Nhân hóa

Chim nói: “Ăn một quả , trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”

=> Làm cho nhân vật chim tăng thêm yếu tố kì ảo, có thể nói chuyện được như con người. Khiến câu chuyện trở nên sinh động hơn và mang đậm nết chuyện cổ tích Việt Nam.

*Điệp từ

+ Bay mãi, bay mãi

+ Chim ra hiệu cho anh vào lấy gì thì lấy

+ Quên đói, quên khát

=> Tăng sức biểu đạt cho câu kể chuyện, nhấm mạnh sự việc, sự vật diễn gia. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho người đọc, người nghe

Câu 12: Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ Điệp ngữ?

Trả lời

Đọc chuyện Cây khế, em cảm thấy vợ chồng người em rất nhân hậu. Ngoài ra vợ chồng người em còn rộng lượng tha thứ cho người anh

Câu 13: Theo em Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

Trả lời

Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ.

Câu 14: Hình ảnh con chim trong chuyện Cây khế và con Đại bàng trong chuyện Thạch Sanh có gì giống và khác nhau?

Trả lời

*Giống nhau: 

+ Đều là những con vật được tác giả sử dụng yếu tố kì ảo, nhân hóa có thể nói hoặc mang nhận thức như con người. 

*Khác nhau: 

+ Con chim trong chuyện Cây khế: con vật hướng thiện, biết đền ơn đáp nghĩa “ăn một quả khế, trả một cục vàng”

+ Con Đại bàng trong chuyện Thạch Sanh: phản diện, nó đã bắt công chúa và hoàng tử con trai vua Thủy tề. Khi chết rồi vẫn còn âm mưu hãm hại Thạch Sanh bằng cách ăn trộm đồ trong cung và vu oan cho chàng

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đọạn văn (5 -7 câu) về chủ đề ở hiền sẽ gặp lành dẫn chứng qua hai hình tượng người em trong truyện Cây khế và Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh và trong đó có sử dụng câu biện pháp tu từ điệp ngữ?

Trả lời

Nhân vật người em trong Truyện Cây khế và Thạch Sanh trong chuyện Thạch Sanh là những hình tượng điểm hình cho câu nói: ở hiền lành ắt sẽ gặp những điều lành. Vì chất phác, hiền lành và chăm chỉ nên người em đã được Chim thần trả vàng khi ăn khế và trở nên cuộc sống sung túc ấm no sau đó. Tương tự chúng ta cũng biết về một chàng Thạch Sanh trượng nghĩa, biết bảo vệ công lý, cứu giúp người khác nên cuối cùng đã rửa oan cho mình và cưới công chúa con vua. Đều là những minh chứng rõ ràng cho việc ở hiền sẽ gặp lành. Những hành động tốt của họ đã ảnh hưởng mạnh mã tới mọi người và thu hút sự quý mến của mọi người xung quanh. Những câu chuyện cổ tích trên đều chứa đựng bài học ý nghĩa rằng người hiền lành lương thiện sẽ gặp may mắn, sống hạnh phúc tốt đẹp cho nhiều thế hệ sau. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay