Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối Ôn tập bài 5 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ (PHẦN 1)

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyên Hồng

Trả lời

Nguyên Hồng (1918 - 1982) sinh ra ở Nam Định nhưng đời văn có nhiều gắn bó với Hải Phòng. Nguyên hồng thường áng tác nhiều thể loại: truyện nhắn, tiểu thuyết, kí, thơ,...Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt, với con người và cuộc sống.

Câu 2: Nội dung chính của bài thơ Cửu Long Giang ta ơi?

Trả lời

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...lòng dừa trĩu quả): Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông - Phần 1 (Từ đầu đến ...lòng dừa trĩu quả): Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông

- Phần 2 (Còn lại): Người dân Nam Bộ gắn bó với dòng sông Mê Kông - Phần 2 (Còn lại): Người dân Nam Bộ gắn bó với dòng sông Mê Kông

 

Câu 3: Bố cục bài thơ  Cửu Long Giang ta ơi?

Trả lời

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện sâu sắc qua ngôn ngữ văn bản, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh,… 

Câu 4: Tìm một câu trong tác phẩm Tô Cô có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ?

Trả lời:

“Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. ” - So sánh hình ảnh mặt trời lúc bình minh với hình ảnh quả trứng hồng hào mang tính biểu đạt nghệ thuật cao, độc đáo và gây ấn tượng mạnh.

Câu 5: Tìm một câu trong tác phẩm Tô Cô có sử dụng biện pháp tu từ so ẩn dụ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ?

Trả lời:

“Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.”

- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác dụng là nhấn mạnh và khiến cho cảnh tượng mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật sự rực rỡ, tráng lệ. Đây là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kỳ ảo nhưng lại chân thực và sống động.  - Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác dụng là nhấn mạnh và khiến cho cảnh tượng mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật sự rực rỡ, tráng lệ. Đây là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kỳ ảo nhưng lại chân thực và sống động. 

Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:

  • a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
  • b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió. 
    • a. Biện pháp tu từ so sánh: Tác giả so sánh mỗi viên cát bắn vào như một viên đạn, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.
    • b. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt. 

Câu 8: Cho biết công dụng của dấu phẩy?

Trả lời:

Dấu phẩy được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

Câu 9: Cho biết công dụng của dấu gạch ngang?

Trả lời:

Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Giữa nó và các từ, tiếng khác phải có dấu cách (khoảng trắng) ở hai bên.

Câu 10: Tác dụng của dấu ngoặc kéo trong câu?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. - Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn một nhận định, một danh ngôn hoặc một câu nói nào đó. "

Câu 11: Bố cục cuae văn bản Hang én?

Trả lời

- Phần 1 (từ đầu cho đến “khám phá thú vị”): Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá Hang Én. - Phần 1 (từ đầu cho đến “khám phá thú vị”): Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá Hang Én.

- Phần 2 (tiếp theo đến “giấc mộng đẹp”): Hành trình vào Hang Én. - Phần 2 (tiếp theo đến “giấc mộng đẹp”): Hành trình vào Hang Én.

- Phần 3 (tiếp theo đến “tạo tác của tự nhiên”): Vẻ đẹp của Hang Én. - Phần 3 (tiếp theo đến “tạo tác của tự nhiên”): Vẻ đẹp của Hang Én.

- Phần 4 (đoạn còn lại): Cảm nhận của tác giả về Hang Én. - Phần 4 (đoạn còn lại): Cảm nhận của tác giả về Hang Én.

Câu 12: Tìm hiểu chung về xuất xứ của văn bản Hang én?

Trả lời

Văn bản trích trong trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình, 14/10/2020.

 

Câu 13: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân?

Trả lời:

Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở Hà Nội. Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, lối viết tài hòa, cách dùng từ đặc sắc. Thể loại sở trường của ông là kí, truyện ngắn. Là tác giả có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống.

Câu 14: Bố cục của văn bản Cô tô gồm mấy phần ?

Trả lời:

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

 - Phần 1 (Từ đầu đến …theo mùa sóng ở đây): Quang cảnh Cô Tô trong cơn bão.

 - Phần 2 (Tiếp theo đến …trong đất liền): Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

 - Phần 3 (Còn lại): Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.

Câu 15: Tóm tắt nội dụng văn bản Cô Tô?

Trả lời:

Đoạn trích Cô Tô trích trong bài kí Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng hơn. Cây cối thêm xanh, nước biển đậm đà hơn, cát vàng giòn hơn, cá nhiều hơn. Mặt trời mọc giống như lòng một quả trứng. Khung cảnh mặt trời mọc trên biển thật tráng lệ, hùng vĩ. Bên giếng nước ngọt đảo Thanh Luân, người dân tấp nập gánh nước để chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Câu 16: Nêu khái niệm của thể ký ?

Trả lời:

 “Ký”  là một thể loại văn xuôi, thường là các bài viết tự sự hoặc những ghi chép cá nhân của tác giả về cuộc sống hàng ngày, suy tư, cảm xúc, hoặc những diễn biến xã hội.Các tác phẩm trong thể loại “Ký” thường thể hiện góc nhìn cá nhân, quan điểm riêng của tác giả về các sự kiện, người, và xã hội xung quanh. Đây có thể là những bài viết mang tính chất tâm sự, như nhật ký, hoặc là những bài luận tư duy về các vấn đề cuộc sống, xã hội, văn hóa, hoặc tri thức. Thể loại này thường không bị ràng buộc bởi cấu trúc hay luật lệ cứng nhắc, cho phép tác giả tự do thể hiện cá nhân hóa và sáng tạo

Câu 17: Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong văn bản Hang Én

Trả lời

  • a. Một chú én tò mò sa xuống bàn ăn: chú én cũng giống như con người, có hành động "sa xuống bàn ăn".
  • b. Nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sã xuống: Én cũng có thái độ, tính cách và hành động như con người (thản nhiên, đi lại quanh lều)

Câu 18: Chỉ rác các biện pháp tu từ trong những câu sau:

  • a. Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.
  • b. Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.
  • c. Của thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng trời khổng lồ đón khí trời và ánh sáng
    • a. Biện pháp tu từ nhân hóa: Én cũng giống như con người (là thiếu niên), có hành động, thói quen sinh hoạt của con người (ngủ nướng, say giấc).
    • b. Biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh én đậu đẹp và lạ mắt giống với cách xếp hoa lá ngẫu hứng.
    • c. Biện pháp tu từ so sánh: So sánh hình ảnh cửa hang rộng lớn như giếng trời.

Câu 20: So sánh cách miêu tả cảnh bình minh trên biển của Nguyễn Tuân với cảnh miêu tả bình minh trong tác phẩm khác mà em biết?

Trả lời:

Cảnh tượng được Nguyễn Tuân miêu tả hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao. Cảnh Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Màu sắc hài hoà giữa đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: “Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường thọ”. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô

Còn trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá cuả Tế Hanh cảnh bình minh trên biển được miêu tả như sau:

"Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Mặt trời được nhân hóa đang "đội" cả biển lớn, mở ra một ngày mới tràn đầy sôi động, đầy sức sống. Câu thơ sau với hình ảnh "Mắt cá huy hoàng" cho thấy sự tươi ngon, mặn mà của hải sản - cái mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho chúng ta. Có thể nói, toàn bộ bài thơ là một bức tranh lao động đầy nhiệt huyết, tươi vui của người ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh. Bức tranh ấy mở ra trước mắt người đọc một cuộc sống mới của đất nước khi bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế sản xuất.

=> Mỗi sự miêu tả lại có một cái hay khác nhau và mang đến những ấn tượng riêng rất sâu sắc cho tác giả. Tế Hanh chọn hình ảnh gần gũi những rất biểu cảm. Còn với Nguyễn Tuân tác giả sử dụng chất trữ tình, thơ hòa quyện với tri thức thâm sâu đạt đến trình độ “bậc thầy”khiến cho chúng ta khó có thể quên được một phong cách nổi bật đặc trưng của Nguyễn Tuân trong làng thơ Việt.

Câu 21: Em có nhận xét gì về văn phong miêu tả của tác giả Ngyễn Tuân? Điểm nổi bật của phong cách văn chương của tác giả là gì?

Trả lời:

Nhăc đến Nguyễn Tuân ta nhớ đến bậc thầy của ngôn ngữ văn chương. Người ta cũng nghĩ ngay đến hiện thân của chủ nghĩa “xê dịch”. Ham cái gọi là “xê dịch” ông cũng thường viết về những cái gì không đứng yên: xe cộ, tàu thuyền, những con người có máu giang hồ, thích ngao du đây đó. Ông cũng thích tả những cái gì mãnh liệt, dữ dội: đèo cao, vực sâu, biển rộng, gió bão, thác dữ và cả cái đẹp tuyệt đỉnh, tuyệt vời, đẹp làm lí trí của con người như tê dại. Đi nhiều, ông cũng là người gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết đồng thời cũng khám phá nhiều vẻ đẹp, nét đặc biệt của núi sông, cây cỏ trên nhiều miền đất nước.

 

Câu 22: Tác dụng của dấu ngặc kép trong đoạn trích miêu tả cảnh đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo Tô Cô là gì?

Trả lời:

Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước biển thôi” => Tác dụng của dấu ngoạc kép là trích dẫn y nguyên lời nói của một anh làng chài đang gánh nước ngọt dự trữ để ra khơi. Điều này cho thấy được tác giả muốn giữ nguyên và đưa lời nói mộc mạc, giảm giả này vào tác phẩm của mình. Thể hiện tình yêu mến của tác giả và tấm lòng chân thành, bình dị của con người nơi đây.

 

Câu 23: Tác giả miêu tả cách thức di chuyển vào hang Én như thế nào?

Trả lời

Hành trình khám phá: Đường đến hang → Vào trong hang → Sau hang → Cửa hang.

Câu 24: Trải nghiệm của tác giả trong hành trình vào Hang Én được miêu tả như thế nào?

Trả lời

Đó là vẻ đẹp hoang sơ mà thơ mộng của cánh rừng nguyên sinh hiện lên vô cùng chân thực mà sinh động: “Những con dốc cao và gập ghềnh. Đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín. Rất nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả phong lan đang nở hoa. Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối róc rách, thảm cỏ, rồi cây cối rậm rạp, lúp xúp, từ đó vẳng ra tiếng chim kêu đủ giọng. Nước trong vắt, mát lạnh và thấy cả làn đá cuội nơi đáy suối. Nhiều quãng còn nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước chảy xiết như những chiếc lá trúc khô”. Có thể thấy thiên nhiên nơi đây vẫn còn giữ được những gì còn hoang sơ nhất.

Câu 25: Hang én được chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?

Trả lời

Hang Én được chia thành 3 khu vực:

+ Lòng Hang Én là nơi rộng nhất khoảng 110m2 + Lòng Hang Én là nơi rộng nhất khoảng 110m2

+ Khu vực cửa hang thông lên mặt đất  + Khu vực cửa hang thông lên mặt đất

+ Phía sau Hang Én có hàng trăm dải đá san hô uốn lượn + Phía sau Hang Én có hàng trăm dải đá san hô uốn lượn

 

Câu 26: Cảm xúc của tác giả khi vào trong Hang Én là gì?

Trả lời

Tác giả cảm nhận hình ảnh Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,… Họ ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sống lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẫm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết. Điều đó cho thấy một tâm trạng thích thú, say mê. Ngoài ra từng chi tiết được tác giả đề cập từ hành trình đi cho đến lúc đến được Hang Én có thể thấy được sự quan sát chi tiết và sâu sắc của nhà văn dành cho chuyến đi này.

Câu 27: Văn bản Hang én được viết theo ngôi thứ mấy?

Trả lời

Hang Én được viết theo ngôi kể thứ ba,  chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt. Người kể  cũng chính là tác giả có thế kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 28: Qua bài đọc Hang én em hiểu được gì về sự sống của loài én ?

Trả lời

Cuộc sống của hàng trăm nghìn con én trong Hanh Én hiện lên thật thú vị. Chúng sống hồn nhiên như không hề biết sợ con người: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng. Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều”. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.

Câu 29: Hãy tìm ra 3 câu tác giả Nguyễn Tuân có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản?

Trả lời:

- “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim” - “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”

- “Sống thúc lẫn nhau vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận” - “Sống thúc lẫn nhau vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận”

- Sau trận báo chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi - Sau trận báo chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi

Câu 30: Ngoài ra tác giả còn sự dụng biện pháp tu từ nào khác? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đó ?

Trả lời:

Nhân hóa: “đẩy cả người chay theo luống cà”, “sóng thúc lẫn nhau” “nó thốc vào, vuốt qua những gờ kính”, “nó rít lên”,... Tác dụng: tăng sức biểu cảm, là cho khung cảnh được miêu tả trở nên sống động và dễ hình dung qua những động từ miêu tả hành động giống con người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay