Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ) (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 1
TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT
Câu 1: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Con chim chiền chiện
Trả lời:
Văn bản Con chim chiền chiện in năm 2004 trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn.
Câu 2: Em hãy tóm tắt bài thơ Con chim chiền chiện bằng câu văn ngắn.
Trả lời:
Văn bản “Con chim chiền chiện” là hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình, biểu tượng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 3: Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện
Trả lời:
Khúc hát ngọt ngào
Tiếng hót long lanh
Như cành sương chói
Chim ơi, chim nói
Chuyện chi chuyện chi?
Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời
Câu 4: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài thơ Con chim chiền chiện
Trả lời:
Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác yêu đời , yêu cuộc sống .
Câu 5: Những hình ảnh "lòng vui bối rối", "tưng bừng lòng ta" thể hiện tình cảm gì của tác giả.
Trả lời:
Những hình ảnh "lòng vui bối rối", "tưng bừng lòng ta" đã thể hiện tình cảm của tác giả dành cho chú chim. Đó là những cảm xúc đầy xúc động và bâng khuâng.
Câu 6: Phân tích tác phẩm Con chim chiền chiện
Trả lời:
Chim sơn ca hay còn gọi là chim chiền chiện, loài chim nhỏ bé nhưng kiêu hãnh này khi giá đông rét mướt, lúc nắng gắt đổ lửa hay mưa bão chết cò. Nó chỉ bay lên khi trời xanh trong, nắng vàng nhẹ, những bãi cỏ xanh thênh thênh nắng gió, đó đây những vạt lúa đang độ đông sữa mơn mởn xanh, tỏa mùi thơm thoang thoảng dịu nhẹ khắp cánh đồng. Trong đám cỏ nào đó, chim chiền chiện đột ngột bay vút lên cao, đến lưng chừng trời, nó sững lại, treo mình lơ lửng như một giọt mật và thả xuống từng chuỗi tiếng hót cũng trong veo như thế. Với loài chim này Huy Cận đã ưu ái mà dành riêng một bài thơ cho chúng là bài “Con chim chiền chiện”
Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la rất đẹp. Có lúc tưởng như cánh chim đang đập trên tầng "cao vợi" của trời xanh:
"Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi".
Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn, đang đập trên tầng “cao vợi” của trời xanh, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la rất đẹp. Cùng với đó, là tiếng hót "long lanh" đầy ngọt ngào của chim, càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Những hình ảnh đó khiến em vô cùng thích thú và liên tưởng đến cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành.
Có lúc, chim bay "sà" xuống, bay trên đồng lúa đang "ngậm sữa":
“Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca”.
Đoạn thơ tả chim chiền chiện tự do bay lượn và ca vang trên cánh đồng lúa đẹp. Hình ảnh cánh đồng “chan chứa những lời chim ca” gợi vẻ đẹp của niềm vui và sự ấm no của đồng quê Việt Nam.
Có lúc, chim chiền chiện “biến mất” giữa màu xanh da trời, và chỉ còn nghe tiếng hót:
"Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời".
Đoạn thơ tả chim chiền chiện bay cao, cao mãi như biến vào bầu trời, chỉ để lại tiếng hót “làm xanh da trời”. Đó là hình ảnh gợi cho ta nghĩ đến một không gian cao rộng, tràn ngập vẻ đẹp thanh bình của đồng quê Việt Nam.
Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, reo trong lòng người đọc cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.
Tiếng hót của chim chiền chiện thanh cao, trong trẻo đi sâu vào lòng tôi như lời ru của mẹ. Đúng thật, ngày tháng tuổi thơ tôi được nuôi dưỡng bằng lời ru ngọt ngào sâu lắng bên nôi của mẹ và giọng ca trong trẻo ngất trời của chim chiền chiện trên cánh đồng quê.
Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Sâu xa hơn nữa: cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước.
Huy Cận đã lấy khung cảnh thiên nhiên bao la xinh đẹp để làm cánh chim bay cao vút và tiếng hót ngọt ngào long lanh của chim chiền chiện.
Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Sâu xa hơn nữa: cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước.
Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: “Bay vút, vút cao”, “Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi”, "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"... Tiếng hót "ngọt ngào" của chim chiền chiện gợi cho ta nhiều xúc động. Nghe chim hót mà dào dạt tình yêu mến:
"Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào?"
Có lúc tưởng như nghe “chim nói” mà lòng ta thêm "bối rối" bâng khuâng trước vận hội mới tốt đẹp đang đến với đất nước và dân tộc:
"Lòng đầy bối rối
Đời lên đến thì".
Chim hót gợi lên cảm giác một vụ lúa bội thu, đồng quê no ấm, yên vui:
"Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca".
Chim hót làm cho da trời xanh thêm, một cảnh tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, làm say mê lòng người:
"Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời".
Huy Cận quả là nhà thơ của tiếng chim, là nhà thơ của bầu trời, của đồng quê yêu dấu. Bài thơ Con chim chiền chiện đó là hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo vào lòng người cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
Câu 7: Tóm tắt ngắn tác phẩm Lời của cây bằng một vài câu văn.
Trả lời:
Bài thơ viết về hành trình sinh ra và lớn lên của cây xanh. Hành trình đó trải qua rất nhiều giai đoạn, rất nhiều khó khăn để trở thành một cây xanh và khát vọng của cây muốn cống hiến cho đời
Câu 8: Em hãy nêu quá trình phát triển của cây
Trả lời:
- Cây trải qua 3 giai đoạn
+ Khi chưa gieo xuống đất thì hạt nằm lặng thinh trong bàn tay người
+ Sau đó, hạt được gieo xuống một thời gian trở thành mầm
+ Nhú lên giọt sữa
+ Hạt nhú lên chồi non
+ Tác giả đã dùng hình ảnh nhân hóa “thì thầm”
+ Về cấu trúc thì hạt được bao bọc bởi vỏ bên ngoài
+ Ở giai đoạn nảy mầm phải tránh gió bắc, mưa giông
+ Sau một thời gian mầm được mở mắt
+ Mầm thành cây non đón ánh mặt trời
+ Dần dần cây lớn lên ra những lá non đầu tiên
+ Lá cây có màu xanh, lá bắt đầu lớn dần
Câu 9: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó
Trả lời:
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ.
- Tác dụng: đã làm những câu thở trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình gợi cảm và đầy sinh động.
Câu 10: Tìm những hình ảnh cho thấy sự nảy mầm của hạt. Qua hình ảnh đó, ta thấy tình cảm gì của tác giả?
Trả lời:
Khi hạt nảy mầm: “nhú lên giọt sữa”, “thì thầm”, “nghe rõ”
→ Khi hạt được tác giả nâng niu, yêu thương mà gieo xuống đất, hạt giờ đây đã bắt đầu có sự sống, hạt nhú lên giọt sữa tinh khiết, khiến tác giả cảm tưởng như ghé tai vào sẽ nghe thấy rõ mầm cây đang thì thầm điều gì đó
Câu 11: Tìm hình ảnh gợi đến sự lớn lên của hạt. Qua đó tác giả muốn liên tưởng đến điều gì?
Trả lời:
Hạt bắt đầu lớn lên: “Mầm tròn”, “nằm giữa”, “vỏ hạt”, “làm nôi”, “tiếng ru”, “bàn tay vỗ”, “kiêng gió”, “kiêng mưa giông”, “mở mắt”, “đón nắng hồng”,…
→ Một loạt từ ngữ gợi hình, gợi cảm: Tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng hình ảnh hạt mầm nằm giữa và vỏ hạt làm nôi như một em bé ngoan đang nằm ngủ trong nôi, trong tiếng ru hời và bàn tay vỗ về, yêu thương của người mẹ hiền.
Câu 12: Nhận xét về nhịp thơ của dòng thơ "Rằng các bạn ơi?". Từ đó, cho biết qua khổ thơ cuối, tác giả muốn thay mặt cây nhắn gửi đến chúng ta điều gì?
Trả lời:
Dòng thơ “Rằng các bạn ơi” ngắt nhịp 1/3. Qua đó, tác giả thể hiện cây khao khát muốn được giao cảm, chia sẻ với con người. Tác giả muốn thay mặt cây để nhắn gửi đến chúng ta thông điệp mỗi sự vật trên thế giới này đều góp phần làm nên sự sống.
Câu 13: Tìm chi tiết nói lên tình cảm của voi con Với người quản tượng
Trả lời:
- Khi con voi về làng, không thấy người quản tượng (vì ông đã mất):
+ dân làng mang mía cho ăn nhưng nó không ăn mà cứ “lồng chạy”
+ nó “rống gọi”, nó “buồn bã”, “rền rĩ bỏ đi”…
Câu 14: Từ tình cảm của voi con, em cảm nhận được điều gì?
Trả lời:
Em cảm nhận được Con voi rất trung thành, sống tình nghĩa. Qua đó, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa thế giới tự nhiên và con người
Câu 15: Dân làng cư xử đối với con voi như thế nào?
Trả lời:
Cách dân làng đã cư xử với con voi:
+ Dân làng gọi con voi bằng cái tên đầy thân thuộc "Ông Một".
+ Mỗi khi voi về, họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng.
+ Khi người quản tượng qua đời, dân làng vẫn quan tâm đến nó, "các bô lão mang mía đến cho nó".
Câu 16: Phân tích tác phẩm Ông Một
Trả lời:
Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh tại trường Chu Văn An và Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 1950 ông nhập ngũ, phụ trách Đài trưởng Đài Vô tuyến điện của Trung đoàn.
Với phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó có lẽ để lại ấn tượng với tôi nhất là đoạn trích “Ông Một”.
Đoạn trích được trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè. Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của 3 chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn.
Tác phẩm Phía Tây Trường Sơn: Ba chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức được giao nhiệm vụ vượt dãy Trường Sơn, đến bản Bun Mi, làng Vông Xay để học làm quản tượng rồi dong voi về. Trong chuyến đi kéo dài hơn một năm, họ được khám phá thế giới tự nhiên, học hỏi được nhiều điều mới lạ và thú vị về loài voi, những con vật thông minh, dũng cảm, trung thnafh và rất tình nghĩa với con người. Đồng thời, họ được trải nghiệm những phong tục tập quán, văn hóa của “đất nước” triệu voi như tục phóng sinh, ăn Tết, té nước, lễ chào đón một em bé ra đời, cách săn voi,… Chuyến đi đã để lại cho họ nhiều bài học về cách sống hài hòa với thiên nhiên, về thái độ trân trọng sự sống của muôn loài
Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao – người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn – tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng.
Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Cứ như vậy được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một người thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân nó chạy quanh làng để tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ như vậy cách vài năm voi lại quay về thăm làng một lần.Đối với người quản tượng voi như người thân trong gia đình của ông thì đối với voi có lẽ người quả tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt của mình. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là ruột thịt của nhau.
Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.
Câu 17: Phó từ có ý nghĩa như thế nào? Nêu ví dụ mỗi ý nghĩa.
Trả lời:
- Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…Ví dụ: Cụ ấy đang kể câu chuyện về người anh hùng Tnú. => “Đang” là phó từ chỉ ý nghĩa câu chuyện xảy ra ở hiện tại.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự: vẫn, cũng…Ví dụ: Ngoài vẽ tranh, tôi cũng viết truyện => “Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn hai nghề của nhân vật “tôi”.
– Bổ sung ý nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá,…Ví dụ: Bộ váy này rất đẹp => “rất” là phó từ chỉ mức độ đẹp trên mức bình thường của bộ váy.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…Ví dụ: Đứng trước hàng ngàn khán giả khiến tôi căng thẳng không nói nên lời. => “Không” thể hiện sự phủ định
– Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…Ví dụ: Đừng làm gì có lỗi với bạn ấy => “Đừng” là phó từ chỉ sự cầu khiến không nên làm điều có lỗi.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…Ví dụ: Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, chúng ta có thể làm được những điều kì diệu.
– Bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…Ví dụ: Con chuột nhân lúc mèo ta không để ý, chạy mất khỏi hang.
– Bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…Ví dụ: Chúng tôi thường thuyết trình về chủ đề truyền thông trong thời đại 4.0
– Bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…Ví dụ: Ngôi sao băng đột nhiên lướt qua bầu trời.
Câu 18: Phó từ trong câu được đặt theo trật tự như thế nào? Nêu ví dụ.
Trả lời:
- Phó từ chỉ tần suất đi sau động từ. Ví dụ Tôi thường đọc sách vào buổi tối
- Phó từ chỉ thời gian thường đứng trước động từ hoặc sau chủ ngữ. Ví dụ hôm nay tôi đến trường muộn
- Phó từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ. Ví dụ cô giáo giảng bài rất khéo
- Phó từ chỉ mức độ thường đứng trước tính từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ anh ta rất đẹp trai
- Phó từ chỉ trạng thái thường đứng sau động từ. Ví dụ tôi đang ăn cơm
- Phó từ chỉ ý nghĩa có thể đứng ở nhiều vị trí trong câu. Tuy nhiên thường đứng trước động từ hoặc sau chủ ngữ. Ví dụ tuy nhiên tôi vẫn muốn đi xem phim.
Câu 19: Tác dụng của phó từ là gì?
Trả lời:
- Bổ sung thông tin: phó từ thường được sử dụng để bổ sung thông tin về tần suất, thời gian, cách thức, mức độ, trạng thái hay ý nghĩa của động từ, tính từ hoặc trạng từ khác trong câu chúng giúp cho câu trở lên chính xác và chi tiết hơn
- Thay đổi ý nghĩa của câu: phó từ có thể thay đổi ý nghĩa của câu tạo ra sự khác biệt về nghĩa giữa các câu tương tự nhau. Chẳng hạn như tôi thường đi bộ và tôi đôi khi đi bộ có ý nghĩa khác nhau
- Làm tăng tính linh hoạt của ngôn ngữ sử dụng phó từ giúp cho ngôn ngữ trở lên Đinh hoặc hơn chúng cho phép người nói hoặc người viết có thể thay đổi cách diễn đạt ý nghĩa của câu một cách dễ dàng
Câu 20: Hãy phân tích câu thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Trả lời:
Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai của bài "Sang thu" gợi ra sự tưởng tượng đầy chất thơ, đúng như sự nhẹ nhàng, mềm mại của mùa thu.
Nghệ thuật nhân hóa giúp ta hình dung đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi, để bước sang mùa mới. Hình ảnh đám mây hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời.
Hình ảnh đám mây, cầu nối giữa hai mùa trong khoảnh khắc giao mùa. Tác giả thông qua quan sát tinh tế, kĩ lương còn có ngòi bút nghệ thuật bay bổng mới có thể tạo được những câu thơ thật đẹp, khiến cho người đọc lâng lâng trước khoảnh khắc sang mùa.
=> Giáo án tiết: Đọc mở rộng theo thể loại - Con chim chiền chiện