Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 6: Hành trình tri thức (Nghị luận xã hội) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Hành trình tri thức (Nghị luận xã hội) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 6

HÀNH TRÌNH TRI THỨC

Câu 1: Em hãy nêu tác dụng của đọc sách được nêu trong bài

Trả lời:

Tác dụng của đọc sách: Những người đang âu sầu khi đọc sách sẽ gặp “người đồng cảnh”, “đồng bệnh”. Nhờ đó mà họ thấy mình không cô độc, tinh thần sẽ phấn chấn hơn, giúp mau khỏe.

Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tự học – một thứ vui bổ ích

Trả lời:

- Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục

- Các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp khoa học và có mối liên hệ chặt chẽ

- Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, …

Câu 3: Em có đồng tình với quan điểm của tác giả về thói quen tự học hay không? Theo em, tự học có vai trò như thế nào trong xã hội hiện nay?

Trả lời:

Em có đồng tình với quan điểm của tác giả về thói quen tự học vì việc tự học có ý nghĩa quan trọng.  Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Câu 4: Tóm tắt văn bản Tự học – một thứ vui bổ ích bằng đoạn văn ngắn

Trả lời:

Văn bản phân tích về vấn đề Tự học là một thú vui bổ ích.Tác giả đã đưa ra các lý lẽ trước hết tự học cũng giống như đi bộ,phương thuốc trị bệnh âu sầu, thú vui thanh nhã nâng tâm hồn ta lên và kèm với đó là dẫn chứng để làm rõ vấn đề.

Câu 5: Nêu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm

Trả lời:

- Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực

- Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc

   + Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng

Câu 6:  Tóm tắt ngắn văn bản Bàn về đọc sách

Trả lời:

Văn bản bàn về việc đọc sách mang lại những lợi ích gì cho người đọc , và đưa ra 2 vấn đề trở ngại lớn của việc đọc sách, cuối cùng tác giả đưa ra các bí quyết để đọc sách hiệu quả hơn  

Câu 7: Nêu bố cục tác phẩm Bàn về đọc sách

Trả lời:

- Phần 1: từ đầu…làm kẻ lạc hậu: Tầm quan trọng của sách

- Phần 2: tiếp theo…những cuốn sách quan trọng , cơ bản: trở ngại của việc đọc sách

- Phần 3: còn lại: bí quyết của việc đọc sách

Câu 8: Sách có giá trị như thế nào?

Trả lời:

Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật => Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

Câu 9: Đọc sách có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ

- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm

Câu 10: Nêu cách chọn sách để có phương pháp đọc sách hiệu quả.

Trả lời:

- Cách chọn sách:

   + Chọn cho tinh

   + Không xem thường đọc sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình

Câu 11: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Tịnh

Trả lời:

- Thanh Tịnh (1911- 1988)

- Quê quán: Huế

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (1937),  Quê mẹ(1941), Sức mồ hôi(1954), Những giọt nước biển(1956)….

Câu 12: Bố cục tác phẩm Tôi đi học chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu…. lướt ngang trên ngọn núi: Tâm trạng, cảm xúc của cậu bé trên đường từ nhà tới trường.

- Phần 2: tiếp theo ….xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

- Phần 3: Còn lại: cảm xúc của nhân vật t khi bước vào lớp học

Câu 13: Hoàn cảnh nào làm cho tác giả nhớ đến khung cảnh tới trường

Trả lời:

Hoàn cảnh nhớ lại sự việc:

+ Vào cuối mùa thu

+ Lá ngoài đường rụng nhiều

+ Hình ảnh em nhỏ rụt rè, nép mình sau lưng mẹ

Câu 14: Khung cảnh sân trường hiện lên như thế nào trong mắt cậu bé?

Trả lời:

- Khung cảnh sân trường hiện ra trước cậu bé

+ Đông nghẹt người

+ Quần áo sạch sẽ

+ Gương mặt tươi vui sáng sủa

Câu 15: Tìm hình ảnh khiến người đọc hình dung ra được cảm xúc của những cô cậu ngày đầu tiên đến trường

Trả lời:

+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn trời rộng muốn bay nhưng ngập ngừng e sợ

+ Khi học trò cũ xếp hàng vào lớp

+ Cậu bé cảm thấy bơ vơ

+ Chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng

+ Thầy giáo trẻ tuổi đón nhân vật

+Cậu bé bắt đầu được làm quen với người bạn mới

+Bắt đầu hình thành vào khuôn khổ

→ Kỷ niệm của cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên đi học thật đẹp,bỡ ngỡ khi thấy mọi vật xung quanh đều thay đổi.

Câu 16: Mạch lạc là gì?

Trả lời:

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính logic của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

Câu 17: Liên kết trong văn bản là gì?

Trả lời:

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Câu 18: Các phương tiện liên kết gồm những phép nào?

Trả lời:

Phép lặp: sử dụng các từ ngữ lặp lại nhiều lần để liên kết câu.

Phép nối: Sử dụng các từ có quan hệ nối câu như các cụm từ tóm lại, bởi vì, nhưng…

Phép thế: Sử dụng những từ có chung ý nghĩa để tránh lỗi lặp từ quá nhiều lần.

Câu 19: Nêu những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc

Trả lời:

Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.

Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.

Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…

Câu 20: Em hãy nêu các tấm gương thành công sau hàng vạn lần thất bại trong tác phẩm.

Trả lời:

+ Thomas Edison đã trải qua hàng ngàn lần thất bại trước khi phát minh ra “dây tóc bóng đèn”

+ Nick Vujicic – một chàng trai khiếm khuyết đã vượt qua tất cả những rào cản và khó khăn: giờ đây anh có một gia đình hạnh phúc và là một nhà diễn thuyết nổi tiếng  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay