Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 7: Trí tuệ dân gian (Tục ngữ) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Trí tuệ dân gian (Tục ngữ) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 7

TRÍ TUỆ DÂN GIAN (TỤC NGỮ)

Câu 1: Nêu xuất xứ tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Trả lời:

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất được in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (CB), NXB Văn hóa thông tin, 2002, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Trả lời:

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất. Chúng ta cần ghi nhớ sự quan trọng của đất, của phân bón khi trồng lúa, thời tiết, nên gieo mạ, trồng khoai ở ruộng nào, … để lao động sản xuất thu được kết quả tốt.

Câu 3: Em hãy giải thích câu tục ngữ 2 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất theo nghĩa đen

Trả lời:

- Nghĩa đen:

+ Con người được mọi người cho là đẹp khi trên mình khoác vào chiếc áo được may từ tấm lụa đắt tiền, sang trọng.

+ “Lúa tốt vì phân”, nhờ có phân bón mà lúa mới tốt. Trồng lúa thì không thể thiếu phân bón, phân bón góp một phần lớn giúp cho việc thu hoạch mùa màng bội thu.

Câu 4: Câu tục ngữ 3 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất  đúc kết kinh nghiệm gì?

Trả lời:

Câu tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm là: Trong cuộc sống này, con người dù làm việc gì, cũng phải làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Và làm gì ta cũng phải nghĩ đến hậu quả, để từ đó suy xét mà làm cho tốt.

Câu 5: Kinh nghiệm gì từ câu tục ngữ 5 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất?

Trả lời:

Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu. Còn tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết.

Câu 6: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất

Giá trị nghệ thuật:

Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc

Câu 7: Em hãy kể vắn tắt truyền thuyết hoặc ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của thành ngữ "Con Rồng cháu Tiên"

Trả lời:

Ngày xưa, ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy người dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng  u Cơ xinh đẹp tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc Thần đã tìm đến thăm. Từ đó,  u Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau và nên duyên vợ chồng.  u Cơ có mang, sinh ra bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô, mạnh khoẻ. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển,  u Cơ đem 50 con lên rừng, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn.Người con trưởng theo  u Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thì thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Câu 8: Giải thích một số thành ngữ sau đây:

Khẩu Phật tâm xà; Bán tín bán nghi; Độc nhất vô nhị; Bách chiến bách thắng; Vong ân bội nghĩa; Tích tiểu thành đại; Ruột để ngoài da; Rán sành ra mỡ.

Trả lời:

-Khẩu Phật tâm xà: miệng nói từ bi nhưng lòng nham hiểm, ác độc.

- Thâm căn cố đế: ăn sâu bén, chắc khó thay đổi.

- Bán tín, bán nghi: nửa tin, nửa ngờ.

- Độc nhất vô nhị: có một không hai.

- Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.

- Vong ân bội nghĩa: quên ơn, bội bạc.

- Tích tiểu thành đại: dồn ít lâu ngày sẽ thành nhiều.

- Ruột để ngoài da: chỉ người nông nổi, không giấu kín được điều gì trong lòng.

- Rán sành ra mỡ: chỉ kẻ keo kiệt.

Câu 9: Tìm thành ngữ trong đó có tiếng “chó” để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

  1. ở nơi………………….cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b.Nhà ấy đã nghèo túng, khó khăn lại cò gặp rủi ro, thật là……………..

  1. Bọn địch lâm vào tình thế…………………, có thể sẽ liều lĩnh để thoát thân.

Trả lời

chó ăn đá, gà ăn sỏi;

chó cắn áo rách;

chó cùng rứt dậu

Câu 10: Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây.

  1. a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)

  2. b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)

  3. c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)

  4. d)                                      Mai sau bể cạn non mòn

                                        À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

                                                                             (Bình Nguyên)

  1. e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng… (Nguyễn Đăng Mạnh)

Trả lời:

  1. a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến

  2. b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu.

  3. c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.

  4. d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ.

  5. e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.

Câu 11: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 2 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Trả lời:

- Giải thích:

+ Nghĩa đen: Khi được ăn quả ngọt, cần nhớ đến người trồng cây, chăm sóc để tạo ra chúng.

+ Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

- Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn ghi nhớ công ơn thế hệ đi trước - những người có công ơn xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ của ông cha với con cháu ngày hôm nay, khi được hưởng bất cứ thành quả nào cũng cần nhớ đến người đã làm ra nó.

→ Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người về bài học của sự biết ơn. Đây là một nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 12: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 4 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Trả lời:

- Giải thích:

+ Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè.

+ Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy.

+ Tuy nhiên, câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.

→ Qua câu tục ngữ đã cho ta thấy cái nhìn về phương pháp học tập không chỉ ở thầy cô mà còn ở ngay chính bạn bè của mình.

Bên cạnh việc học tập trong sách vở, học từ thầy cô thì chúng ta còn cần mở rộng phạm vi và đối tượng để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng nhất, phục vụ cho đời sống.

Câu 13: Giải thích và nêu bài học qua câu tục ngữ 8 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Trả lời:

- Giải thích:

Nghĩa đen:

+ “thuận” chỉ ra cùng một phía, một hướng, nói đến cùng một hướng, và song song với nhau hướng về một điểm

+ "Biển Đông": Vùng biển nằm ở phía Đông của đất nước, là vùng biển rộng, giàu tài nguyên, tiếp giáp với Thái Bình Dương - một trong bốn đại dương của thế giới.

Nghĩa bóng:

+ "Thuận": Chỉ sự đồng lòng, thống nhất trong ý kiến và suy nghĩ

+ "Biển Đông": Những khó khăn, thử thách xuất hiện trong tình bạn

→ Tình bạn là thứ vô cùng quý giá, phải biết trân trọng tình bạn thì tình bạn mới bền lâu, có bạn bè đồng lòng thì cũng có thể tát cạn cả biển Đông.

Câu 14: Em hãy giải thích câu Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân

Trả lời:

+“Tháng giêng rét đài”: tháng giêng là thời điểm giữa mùa đông, miền Bắc đón những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, rét đậm (nhiều nơi có băng giá) làm hoa rụng cánh, còn trơ lại đài hoa

+ “tháng Hai rét lộc”: tháng hai là thời điểm nửa cuối mùa đông nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn, cây cỏ đâm chồi nảy lộc

+ “tháng Ba rét nàng Bân”: rét ngắn ngắn, đợt cuối mùa đông, thường vào tháng ba

→ Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm

Câu 15: Hãy tóm tắt “Chim trời, cá nước ...”

Trả lời:

+ Nhân vật “tôi” đang ngủ thì thằng Cò gọi dậy. Nhân vật “tôi” nhìn thấy biết bao nhiêu loài chim.

+ Nhân vật “tôi” và Cò choáng ngợp trước biển chim trời bao la và ước được dừng thuyền lại vài hôm để bắt chim

+ Tía nói: chim về ở trên vùng đất của ai thì thuộc tài sản của người đó

Câu 16: Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm văn chương mang lại những hiệu quả gì?

Trả lời:

Tục ngữ được sử dụng nhằm tăng hiệu quả và giá trị biểu đạt cho tác phẩm.

Câu 17: Lấy thêm ví dụ về các tác phẩm thơ, văn xuôi có sử dụng các câu tục ngữ.

Trả lời:

Hành lang (Nguyễn Trãi)

"Nói khó nói dễ cũng chẳng hay,

Nói dễ nói khó cũng vô tình.

Chỉ cần lòng thật tình thà thế,

Lời nói đúng lúc, đúng nghĩa tình."

- Tục ngữ: "Nói khó không nói dễ, nói dễ không nói khó"

Câu 18: Từ câu tục ngữ 4 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, em nhận thấy thời tiết mùa đông miền Bắc thế nào?

Trả lời:

Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm

Câu 19: Theo khoa học, câu tục ngữ 5 trong tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết giải thích thế nào?

Trả lời:

+ Hiện tượng này liên quan đến lượng hơi nước có trong không khí.

+ Nếu trong không khí có rất nhiều hơi nước thì nghĩa là quá trình ngưng tụ mây đang diễn ra rất nhanh, đã đến giai đoạn bão hòa, sắp tạo nên mưa.

+ Lượng hơi nước đó tạo áp lực lên đôi cánh mỏng của chuồn chuồn khiến chúng không thể bay lên cao, đành phải sà xuống thấp.

Câu 20: Ý nghĩa chung các câu tục ngữ là gì

Trả lời:

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều những câu tục ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa vô cùng hay và ý nghĩa, một trong số đó là đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất, giúp giúp con người phòng tránh trước hiện tượng thiên nhiên và sắp xếp thời gian, công việc một cách hợp lý.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay