Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 10: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

VĂN BẢN 2: VỀ TRUYỆN LÀNG CỦA KIM LÂN
(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Văn Long?

Trả lời:

- Nguyễn Văn Long, sinh năm 1945, quê ở Hưng Yên.

Câu 2: Thể loại tác phẩm?

Trả lời:

- Tác phẩm Về truyện “Làng” của Kim Lân thuộc thể loại: nghị luận văn học.

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?

Trả lời:

Câu 4: Phương thức biểu đạt?

Trả lời:

Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

*Giá trị nội dung

- Văn bản bàn luận, làm rõ tình yêu quê hương, đất nước trong tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”. Qua đó khẳng định sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.

*Giá trị nghệ thuật

- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.

- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Câu 2: Tóm tắt văn bản theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Văn bản Về truyện “Làng” của Kim Lân bàn luận, làm rõ tình yêu quê hương, đất nước trong tâm trạng nhân vật ông Hai. Để làm rõ được tình yêu nước trong nhân vật ông Hai, người viết đã chứng minh qua một vài dẫn chứng trong hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Hơn nữa tác giả còn trích dẫn chứng hai bài thơ để khẳng định sự mở rộng và thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu nước và tình cảm của quần chúng cách mạng đã được văn học thời kì kháng chiến làm nổi bật.

Câu 3: Các luận điểm nào được đưa ra trong văn bản?

Trả lời:

Câu 4: Theo tác giả tình yêu quê hương và yêu nước của ông Hai như thế nào?

Trả lời:

Câu 5: Trình tự nghị luận của văn bản diễn ra theo mạch cảm xúc nào?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn nghị luận về tác phẩm Làng của Kim Lân?

Trả lời:

I. Mở bài

Giới thiệu Kim Lân: cây bút sở trường, nhiều thành công về truyện ngắn. Từng sống, hiểu và yêu tha thiết làng quê, ông sáng tác thành công về đề tài con người, hiện thực làng quê ... Tiêu biểu là truyện ngắn "Làng" .

Nhà văn xây dựng thành công nhân vật ông Hai - nhân vật chính của truyện, mang nét tính cách, tâm lí yêu làng, yêu quê hương của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp... Nhân vật được bộc lộ chân thực, sinh động qua tình huống điển hình.

II. Thân bài

1. Khái quát tác phẩm:

Hoàn cảnh ra đời: “Làng” được viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1948.

Tóm tắt nội dung tác phẩm.

2. Nội dung chính:

a. Phần đầu truyện dành viết về tình yêu làng rất đặc biệt, rất ông Hai

Ông Hai khoe không biết chán vế làng ông: Khoe làng có nhiều nhà ngói, có đường lát gạch sạch sẽ, có phòng thông tin rộng rãi, có lúa sạch đẹp nhất vùng ...

Đó là biểu hiện tâm lý: Tự hào, yêu sâu sắc làng quê, xứ sở của người nông dân Việt Nam.

b. Để nhân vật bộc lộ sâu sắc tính cách, tâm lý, nhà văn đã tạo một tình huống gay cấn. Đó là tình huống có người báo tin làng ông theo giặc, làm Việt gian.

c. Tình huống ấy đã bộc lộ sâu sắc tình yêu làng của ông Hai (ý chính):

Ban đầu mới nghe tin, ông đau đớn: “ Cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại… giọng lạc hẳn đi” ( trang 165). Nhà văn đã miêu tả tâm trạng của ông hai gián tiếp qua tả nét mặt và giọng nói. Giong nói “ lạc hẳn đi”, ông không tin vào điều người đàn bà tản cư nói. Ông hỏi để xác minh lại “ Liệu có thật không hở bác. Hay là chỉ lại…”

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường vừa tủi thân, vừa thấy nhục nhã: “ Nhìn lũ con…bằng ấy tuổi đầu” (trang 166). Nghệ thuật độc thoại nội tâm diễn tả cụ thể những câu hỏi giằng xé trong đầu ông Hai. Nếu không yêu làng đến thế thì ông không đau đớn, tủi nhục đến vậy. Mụ chủ nhà còn có ý định “ mời” gia đình ông đi nơi khác. Ông đau khổ không phải bị đuổi đi vì lí do bị đuổi.

Từ đau đớn, nhục nhã, tâm trạng ông Hai chuyển sang lo lắng, sợ hãi: “ Đã ba bốn hôm nay… không dám sang…Một đám đông túm lại… nín thít.” (trang 168). Ông Hai cảm thấy như mình mang nỗi nhục của tên bán nước Việt gian theo Tây. Từ chỗ một con người sống cởi mở, niềm nở, ông trở thành người khép nép, lo lắng. Đã có lúc, trước đấy, nhớ làng ông có ý định quay trở về nhưng bây giờ thì “ Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”, “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Người nông dân trong văn của Kim Lân là như thế, yêu ghét rõ ràng, rạch ròi.

Không biết chia sẻ cùng ai, ông đành trò chuyện với con út, trút nỗi lòng mình với đứa con ngây thơ: “ Thầy hỏi con nhé…Cụ Hồ con nhỉ…” (trang 170). Lời nói của ông với đứa con trai thực chất là lời bộc bạch, tự giãi bày lòng mình. Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại thể hiện lòng yêu sâu nặng của ông với làng, tấm lòng chung thủy của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.

Từ đau đớn, nhục nhã, sợ hãi cho nên ông Hai sung sướng khi nghe tin làng bị giặc đốt, giặc phá, ông lại đi khoe cái tin ấy. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người: “Tây nó đốt nhà tôi. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch…Còn phải để cho người khác biết chứ. Ai ai cũng mừng cho ông lão”( trang 171). Nghe ra thì tưởng là phi lí, yêu làng mà làng bị giặc đốt lại sung sướng. Phi lí nhưng hợp lí vì với ông Hai đó là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh làng chợ Dầu không theo tây. Nỗi vui sướng, hồn nhiên trào ra không kìm nén được.

Tóm lại, Kim Lân đã đưa vào tác phẩm một nhân vật sống động mang vẻ đẹp riêng về người nông dân những năm đầu kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước sâu sắc và quyết tâm đi theo kháng chiến, theo Cụ Hồ. Nhà văn đã diễn tả chân thực, cụ thể, sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật thể hiện sự am hiểu, gắn bó của Kim Lân với người nông dân – những con người suốt đời gắn liền với đồng ruộng, chất phác, hồn nhiên, mộc mạc.

3. Nghệ thuật đặc sắc

Biết tạo tình huống "thử thách "để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật.

Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói.

Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm.

III. Kết bài:

Kim Lân viết không nhiều nhưng vẫn là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Kim lân đã góp tiếng nói riêng vào đề tài nông dân và nông thôn. Bằng nghệ thuật đặc sắc, nhà văn đã miêu tả thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân, một lòng thủy chung với cách mạng.

Câu 2: Viết  bài văn nghị luận về tác phẩm Làng của Kim Lân?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết dàn ý phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân?

Trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)

Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai

2. Thân bài

a. Tình huống truyện dẫn đến những thay đổi, chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai.

Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông

Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.

Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.

b. Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư

Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”

Khi về đến nhà:

Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông

Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được

Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.

Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay gắt và để rồi, tình yêu nước đã lớn hơn tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”

Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:

Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…”

Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người

3. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay