Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 2: Cảnh ngày xuân
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Cảnh ngày xuân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 2: TRUYỆN THƠ NÔM
VĂN BẢN 1: CẢNH NGÀY XUÂN
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Du?
Trả lời:
Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng.
- Cuộc đời:
+ Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.
+ Từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều → vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp văn học
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
Câu 2: Thể loại tác phẩm?
Trả lời:
- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát.
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
Câu 4: Vị trí của đoạn trích?
Trả lời:
Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời:
- Nội dung : Đoạn trích miêu tả bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du
Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của hai chị em.
- Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
Câu 3: Phân tích về khung cảnh chung của mùa xuân?
Trả lời:
Câu 4: Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Câu 5: Cảnh chị em Thúy Kiều ra về được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Em có nhận xét gì về hai câu thơ đầu trong đoạn trích?
Trả lời:
Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi.Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn. Dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận chạy ra xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.”
Trả lời:
Từ ghép (gần xa, yến anh, chị em, ngựa xe, áo quần) kết hợp với các từ láy (nô nức, dập dìu, sắm sửa) có tác dụng gợi nên không khí hội xuân hết sức đông vui, rộn ràng. Hình ảnh ẩn dụ: “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi du xuân như chim én, chim oanh xôn xao, náo nức, tình tứ. Hình ảnh so sánh: “Ngựa xe như nước; áo quần như nêm" miêu tả những đoàn người trong hội xuân rất nhộn nhịp; từng đoàn, từng đoàn người chen vai ních cánh đi trẩy hội, đông vui, rộn ràng.Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, kết hợp với hệ thống những từ ngữ giàu tính chất tạo hình và biểu cảm, nhà thơ đã gợi lên một không khí mùa xuân vừa đông vui, tấp nập; lại vừa tình tự và duyên dáng khi có sự góp mặt của các nam thanh nữ tú, trai tài, gái sắc.
Câu 3: Em có cảm nhận gì về khung cảnh ngày xuân trong bài thơ?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết dàn ý cho bài văn phân tích tác phẩm Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du?
Trả lời:
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm truyện Kiều và đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân cho thấy tình cảm nhân văn cao đẹp của tác giả trước thiên nhiên và con người
II. Thân bài
Nghệ thuật ước lệ cổ điển sử dụng hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ cổ, mượn thơ cổ một cách sáng tạo, bút pháp chấm phá, điểm xuyết
Bốn câu thơ đầu: miêu tả khung cảnh ngày xuân
- Miêu tả khái quát vẻ đẹp mùa xuân tươi đẹp với hình ảnh én chao liệng trên bầu trời thanh bình tràn ngập ánh sáng xuân tươi tắn trong sáng ( hai câu đầu)
- Tác giả thể hiện niềm tiếc nuối khi thời gian trôi chảy nhanh chóng
- Bức tranh tuyệt mĩ hiện lên qua hai câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
+ Cảnh vật đơn giản với cỏ xanh, hoa trắng nhưng hiện lên không gian khoáng đạt, rộng lớn, tươi đẹp
+ Nếu hai câu thơ cổ “Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa” của Trung Quốc dùng hình ảnh cỏ thơm thì Nguyễn Du lại chọn hình ảnh cỏ xanh để nhấn mạnh vẻ đẹp giàu sức sống của mùa xuân
+ Hình ảnh hoa lê gợi lên sự mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết kết tinh của đất trời được điểm xuyết trong không gian
→ Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên tuyệt bút của nguyễn Du giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm. Từ đó thấy tâm hồn con người tươi mới, phấn chấn qua cái nhìn về thiên nhiên trong trẻo tươi vui
2. Sáu câu thơ cuối: bức tranh thiên nhiên mang tâm hồn con người
- Cảnh mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng hoàng hôn , dòng suối nhỏ, dịp cầu bắc ngang dường như nhuốm màu tâm trạng của con người
+ Không gian buổi chiều tà quen thuộc trong văn học khiến con người chìm trong cảm xúc bâng khuâng khó tả.
+ Cảnh vật như chậm dần, lắng dần, mọi chuyển động đều đi vào tĩnh lặng
+ Không gian dần thu hẹp, mang dáng dấp nhỏ nhoi, phảng phất nỗi buồn của con người
- Các từ láy thanh thanh, tà tà, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng con người
+ Từ nao nao gợi lên nét buồn khó hiểu. Hai chữ thẩn thơ có sức gợi lớn, chị em Kiều bần thần, tiếc nuối, buồn bã khi ra về
→ Bút pháp tả cảnh ngụ tình tả cảnh gắn với tình, cảnh và tình tương hợp
III. Kết bài
Với bút pháp miêu tả thiên nhiên đặc sắc, đoạn trích dựng lên bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
Bức tranh làm nổi bật tình cảm nhân văn cao đẹp của nhà thơ đại tài Nguyễn Du trước cảnh vật và con người
Đoạn trích khẳng định tài năng miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du cũng như kiệt tác Truyện Kiều
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)