Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 4: TRUYỆN NGẮN
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
(12 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Dẫn trực tiếp là gì? Hãy cho ví dụ.
Trả lời:
Dẫn trực tiếp là cách trình bày lời nói của một người một cách chính xác, không thay đổi nội dung. Lời nói được đặt trong dấu ngoặc kép và thường có một phần giới thiệu trước đó.
Ví dụ: Cô giáo nói: "Học sinh cần chú ý làm bài tập về nhà."
Câu 2: Dẫn gián tiếp là gì? Hãy cho ví dụ.
Trả lời:
Dẫn gián tiếp là cách trình bày lại nội dung lời nói của một người mà không sử dụng nguyên văn lời nói của họ. Thay vào đó, nội dung được diễn đạt lại bằng cách sử dụng từ "rằng" và không có dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Cô giáo nói rằng học sinh cần chú ý làm bài tập về nhà.
Câu 3: Nêu sự khác nhau giữa dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?
Trả lời:
Câu 4: Khi nào thì nên sử dụng dẫn gián tiếp?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng ít nhất hai câu dẫn trực tiếp và hai câu dẫn gián tiếp?
Trả lời:
Hè năm ngoái, tôi về quê chơi với bà nội như thường lệ, sáng nào tôi với bà cũng cùng nhau ra vườn hái quả. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: “Ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!”. Sau khi thu hoạch được một rổ quả đầy, hai bà cháu quay trở lại ngôi nhà mát mẻ để thưởng thức cây trái thơm ngon.
- Lời dẫn trực tiếp: Bà bảo với tôi rằng: "Ngày xưa... cháu ạ!".
- Lời dẫn gián tiếp: Mẹ cháu bảo rằng ở... cái hầm.
Câu 2: Chuyển đổi câu dẫn trực tiếp sau đây thành dẫn gián tiếp: Cô giáo nói: “Học sinh phải làm bài tập đầy đủ.”
Trả lời:
Câu 3: Giải thích cách sử dụng dấu câu khi dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Nghe mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má kêu đi.
Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Các lời nói của nhân vật được dẫn bằng cách nào? Giải thích
Trả lời:
Các lời nói của nhân vật được dẫn bằng cách hai cách:
- Dẫn gián tiếp lời nói của mẹ bé Thu: gọi ba vào ăn cơm.
Lời dẫn này không trích nguyên văn và không bỏ trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp lời nói của bé Thu: – Vô ăn cơm!, “Ba vô ăn com”, – Cơm chín rồi!
Các lời dẫn này được trích nguyên văn, bỏ trong dấu ngoặc kép hoặc phía trước có dấu gạch đầu dòng.
Câu 2: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp:
Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng :
"Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"
(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp để chuyển các lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp:
Anh ta nói rằng anh ta đang rất bận và không có thời gian để gặp chúng tôi.
“Tôi đã nghe từ người khác rằng anh ta đang chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch đến Đà Lạt vào tuần sau”, cô ấy nói.
“Cô giáo nói rằng bài kiểm tra sẽ được chấm vào ngày mai”, tôi nghe được từ bạn tôi.
“Chúng tôi đang cố gắng tìm ra giải pháp cho vấn đề này”, người đứng đầu nói.
Trả lời:
“Tôi đang rất bận và không có thời gian để gặp các bạn”, anh ta nói.
“Tôi đang chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch đến Đà Lạt vào tuần sau”, anh ta đã nói, tôi đã nghe từ người khác.
“Bài kiểm tra sẽ được chấm vào ngày mai”, cô giáo đã nói, tôi nghe được từ bạn tôi.
“Người đứng đầu bảo chúng tôi đang cố gắng tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp